Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Thanh Hương
Mặc định
Lớn hơn
Nhiều người thắc mắc vì sao đã tiêm vắc xin cúm vẫn mắc cúm. Thực tế, vắc xin cúm không mang lại hiệu quả bảo vệ tuyệt đối do virus cúm liên tục biến đổi. Bài viết này sẽ giải thích nguyên nhân và hướng dẫn cách phòng ngừa cúm hiệu quả dù đã tiêm phòng.
Tiêm vắc xin cúm là biện pháp phòng bệnh quan trọng, giúp giảm nguy cơ mắc cúm và các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, không ít trường hợp ghi nhận người đã tiêm phòng vẫn mắc cúm trong mùa dịch. Vậy vì sao đã tiêm vắc xin cúm vẫn mắc cúm? Liệu tiêm vắc xin cúm có hiệu quả không và có cần áp dụng các biện pháp phòng bệnh khác không?
Việc tiêm vắc xin phòng cúm là biện pháp phòng ngừa hiệu quả, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và hạn chế biến chứng nặng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp mắc cúm dù đã tiêm phòng. Nguyên nhân đầu tiên là do vắc xin cúm cần khoảng hai tuần để hệ miễn dịch tạo ra đủ kháng thể bảo vệ. Nếu tiếp xúc với virus cúm trong thời gian này, bạn vẫn có nguy cơ mắc bệnh.
Hiệu lực bảo vệ của vắc xin cúm không đạt 100%, và dao động từ khoảng 40 - 60% tùy từng mùa. Ngoài ra, đáp ứng miễn dịch của từng người khác nhau. Người già, trẻ nhỏ và người suy giảm miễn dịch thường có phản ứng miễn dịch yếu hơn với vắc xin, dẫn đến hiệu quả bảo vệ thấp hơn. Có một sự thực là virus cúm cũng liên tục biến đổi qua các mùa. Hàng năm đều có sự xuất hiện của các chủng mới mà vắc xin bạn đã tiêm không bảo vệ. Nên việc đã tiêm vắc xin cúm vẫn mắc cúm là hết sức bình thường.
Bên cạnh đó, một số trường hợp có thể chúng ta nhầm lẫn cúm với các bệnh lý khác có triệu chứng tương tự như cảm lạnh, viêm họng hoặc các bệnh do virus khác.
Việc tiêm vắc xin cúm mang lại nhiều lợi ích rõ rệt so với không tiêm, ngay cả khi người đã tiêm vẫn mắc cúm. Theo CDC, vắc xin cúm giúp giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh nếu người đã tiêm vẫn bị nhiễm cúm, giúp rút ngắn thời gian hồi phục và giảm tỷ lệ nhập viện. Theo CDC, tiêm vắc xin cúm có thể giúp giảm từ 40 - 60% nguy cơ nhập viện do cúm, đặc biệt nếu vắc xin phù hợp với chủng virus lưu hành.
Vắc xin cúm còn giúp giảm đáng kể nguy cơ biến chứng bệnh cúm nguy hiểm như viêm phổi, viêm phế quản, viêm cơ tim và các biến chứng thần kinh. Điều này đặc biệt quan trọng ở người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người mắc bệnh mạn tính. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo tiêm vắc xin cúm định kỳ hàng năm cho nhóm nguy cơ cao để giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong.
Ngoài ra, tiêm vắc xin góp phần giảm lây lan virus cúm cho những người khác. Nhờ đó, những người chưa đủ điều kiện tiêm chủng hoặc có hệ miễn dịch yếu cũng được bảo vệ. Như vậy, tiêm vắc xin cúm không chỉ bảo vệ cá nhân mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và phòng ngừa dịch cúm trong cộng đồng.
Đã tiêm vắc xin cúm vẫn mắc cúm. Vì vậy, phòng ngừa cúm hiệu quả đòi hỏi sự kết hợp giữa tiêm vắc xin và các biện pháp dự phòng cá nhân.
Tiêm vắc xin cúm định kỳ hàng năm là biện pháp chăm sóc sức khỏe chủ động, giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc cúm. Theo WHO, vắc xin cúm cần tiêm nhắc lại mỗi năm do virus cúm biến đổi thường xuyên và hiệu lực miễn dịch có thể giảm sau 6 - 8 tháng. Sau khi tiêm phòng cúm, bạn không nên có tâm lý chủ quan dẫn đến việc bỏ qua các biện pháp phòng bệnh khác.
Trong mọi trường hợp, thực hiện vệ sinh cá nhân đúng cách là rất quan trọng. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đeo khẩu trang khi tiếp xúc nơi đông người hoặc khi có triệu chứng hô hấp đều cần duy trì như một thói quen. Mỗi chúng ta nên tránh tiếp xúc gần với người đang mắc cúm. Bạn cũng nên hạn chế đến nơi đông người vào mùa dịch cũng để giảm nguy cơ lây nhiễm.
Dù đã tiêm vắc xin cúm, bạn vẫn có thể bị nhiễm bệnh. Do đó, việc tăng cường sức đề kháng là điều cần thiết để cơ thể chống lại virus cúm hiệu quả hơn. Hãy duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, ngủ đủ giấc và luyện tập thể thao đều đặn mỗi ngày. Những thói quen lành mạnh này sẽ giúp hệ miễn dịch hoạt động tối ưu. Đặc biệt, các đối tượng có nguy cơ cao như trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ mang thai và người mắc bệnh mạn tính cần đặc biệt chú ý tăng cường sức khỏe toàn diện.
Súc miệng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày giúp loại bỏ vi khuẩn, virus cư trú trong khoang miệng và họng, giảm nguy cơ nhiễm bệnh. Cơ thể lạnh dễ làm hệ miễn dịch suy yếu, tạo điều kiện cho virus cúm tấn công. Vì vậy, vào mùa lạnh, bạn nên mặc ấm, che chắn cổ và ngực kỹ càng khi ra ngoài. Vệ sinh thường xuyên các bề mặt tiếp xúc nhiều như tay nắm cửa, điện thoại, bàn ghế… cũng giúp giảm nguy cơ mắc cúm.
Đã tiêm vắc xin cúm vẫn mắc cúm, nhưng việc duy trì hiệu quả tối ưu của vắc xin sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và giảm mức độ nghiêm trọng nếu bị cúm. Để phát huy tối đa hiệu quả của vắc xin, bạn cần tuân thủ đúng lịch tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới và Bộ Y tế Việt Nam.
Sau khi tiêm, cơ thể cần khoảng 2 - 3 tuần để hình thành kháng thể bảo vệ chống lại virus cúm. Do đó, bạn nên chủ động tiêm phòng trước mùa dịch để đảm bảo miễn dịch kịp thời.
Trẻ từ 6 tháng đến 8 tuổi nếu chưa từng tiêm vắc xin cúm cần tiêm 2 liều cách nhau tối thiểu 4 tuần trong mùa đầu tiên, sau đó tiêm 1 liều mỗi năm. Trẻ từ 9 tuổi trở lên và người lớn chỉ cần tiêm 1 mũi và nhắc lại hàng năm. Việc tiêm vắc xin cúm định kì rất quan trọng. Không chỉ vì virus cúm liên tục biến đổi mà còn bởi vắc xin được cập nhật hàng năm để phù hợp với các chủng virus mới.
Ngoài ra, để vắc xin phát huy tối đa hiệu quả cũng cần tiêm đúng vị trí. Cơ Delta ở người lớn, mặt trước - bên đùi ở trẻ nhỏ là vị trí phù hợp, không được tiêm vắc xin cúm vào tĩnh mạch.
Đã tiêm vắc xin cúm vẫn mắc cúm là hoàn toàn bình thường, tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với việc tiêm phòng là không có tác dụng. Tiêm phòng cúm vẫn là biện pháp hiệu quả nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh nặng, nhập viện và tử vong do cúm. Để bảo vệ tối ưu, mỗi người nên tiêm vắc xin cúm định kỳ hàng năm, kết hợp các biện pháp phòng ngừa khác. Đặc biệt, nhóm nguy cơ cao như trẻ nhỏ, người già, người mắc bệnh mạn tính càng cần tiêm phòng đầy đủ. Để được tư vấn chi tiết về các loại vắc xin cúm và lịch tiêm phù hợp, bạn có thể liên hệ các Trung tâm Tiêm chủng Long Châu trên toàn quốc.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.