Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Tiêm chủng

Trẻ đang sổ mũi có tiêm phòng cúm được không?

Ngày 24/10/2024
Kích thước chữ

Trẻ đang sổ mũi có tiêm phòng cúm được không là nỗi bận tâm của rất nhiều phụ huynh khi con đến lịch tiêm vắc xin đã hẹn nhưng lại bị sổ mũi. Để tìm lời giải đáp cho vấn đề này, mời bạn đọc cùng tham khảo nội dung chia sẻ sau đây nhé!

Sổ mũi là hiện tượng thường gặp ở trẻ và có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều này khiến nhiều bố mẹ cảm thấy lo lắng không biết liệu trẻ đang sổ mũi có tiêm phòng cúm được không. Bài viết dưới đây sẽ giúp bố mẹ giải đáp cụ thể hơn cho vấn đề này, tham khảo chi tiết ngay nhé!

Lợi ích của việc tiêm vắc xin cúm cho trẻ em

Cúm là một bệnh lây nhiễm cấp tính do virus, lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh qua đường hô hấp. Bất kỳ ai cũng có thể mắc cúm, tuy nhiên trẻ em là đối tượng có tỷ lệ lây nhiễm cao nhất với khoảng 20 – 30% mỗi năm. Khi bị cúm, trẻ em có thể gặp phải các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm cơ tim, viêm màng não, suy hô hấp và nhiễm trùng thứ phát. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến tử vong.

Trẻ đang sổ mũi có tiêm phòng cúm được không? 3
Việc tiêm vắc xin cúm hàng năm giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và biến chứng nguy hiểm

Việc tiêm vắc xin cúm hàng năm mang lại nhiều lợi ích lớn, giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cũng như các biến chứng nguy hiểm, nhập viện và tử vong do cúm. Sau khi tiêm, cơ thể sẽ tạo ra kháng thể đặc hiệu chống lại virus cúm, thường xuất hiện sau khoảng 2 – 3 tuần. Nếu trẻ vô tình tiếp xúc với virus cúm, kháng thể này sẽ giúp tiêu diệt virus, giảm nguy cơ mắc bệnh và nếu có nhiễm thì cũng làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Tại sao cần tiêm vắc xin cúm cho trẻ em hàng năm?

Trước khi giải đáp trẻ đang sổ mũi có tiêm phòng cúm được không, hãy cùng tìm hiểu tại sao cần tiêm vắc xin cúm cho trẻ hàng năm nhé! Việc tiêm vắc xin cúm cho trẻ hàng năm là điều cần thiết vì các lý do sau:

  • Trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi rất dễ bị nhiễm virus cúm và có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng nghiêm trọng hơn người lớn, như viêm phổi, viêm màng não, viêm cơ tim, suy hô hấp và nhiễm trùng thứ phát, thậm chí có thể tử vong.
  • Virus cúm có khả năng biến đổi liên tục, khiến vắc xin của năm trước không còn hiệu quả bảo vệ trước những chủng mới.
  • Hiệu lực của vắc xin cúm chỉ kéo dài từ 6 – 12 tháng, do đó việc tiêm nhắc lại hàng năm rất cần thiết để duy trì khả năng bảo vệ.
  • Thành phần của vắc xin cúm luôn được điều chỉnh hàng năm để phù hợp với các chủng virus cúm đang lưu hành. Vì vậy, các tổ chức y tế khuyến nghị trẻ em nên tiêm phòng vắc xin cúm mùa mỗi năm để duy trì kháng thể, bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của virus cúm mới.

Trẻ đang sổ mũi có tiêm phòng cúm được không?

Trong thực tế, trẻ đang sổ mũi vẫn có thể tiêm phòng cúm trong nhiều trường hợp, nhưng điều này còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bé. Nếu trẻ chỉ bị sổ mũi nhẹ mà không kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng như sốt, ho, mệt mỏi hay khó thở thì việc tiêm phòng cúm vẫn có thể diễn ra bình thường mà không ảnh hưởng đến sức khỏe hay hiệu quả của vắc xin. Khi đó, hệ miễn dịch của trẻ vẫn có khả năng phản ứng tốt với vắc xin để tạo ra kháng thể chống lại virus cúm.

Trẻ đang sổ mũi có tiêm phòng cúm được không? 4
Trẻ đang sổ mũi vẫn có thể tiêm phòng cúm tùy theo từng trường hợp sức khỏe cụ thể

Tuy nhiên, nếu trẻ không chỉ bị sổ mũi mà còn sốt cao (trên 38 độ C) hoặc có các dấu hiệu của bệnh lý hô hấp nghiêm trọng như ho, khó thở, mệt mỏi thì tốt nhất nên cân nhắc hoãn việc tiêm phòng. Bởi khi trẻ đang mắc các bệnh nặng hoặc sốt cao, hệ miễn dịch của bé đang phải làm việc để chống lại nhiễm trùng, việc tiêm vắc xin có thể không phát huy hiệu quả tốt hoặc gây thêm căng thẳng cho cơ thể bé.

Vì vậy, để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho bé, tốt nhất nên đưa bé đến gặp bác sĩ để kiểm tra kỹ lưỡng trước khi tiêm. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại của bé và tư vấn liệu có nên tiêm vắc xin hay đợi đến khi bé hoàn toàn hồi phục.

Cách chăm sóc trẻ sau khi tiêm chủng

Ngoài vấn đề trẻ đang sổ mũi có tiêm phòng cúm được không, việc theo dõi và chăm sóc trẻ sau khi tiêm chủng cũng rất quan trọng. Các chuyên gia khuyến cáo rằng, trẻ cần được giám sát ít nhất 30 phút tại nơi tiêm để đảm bảo an toàn. Nếu bố mẹ nhận thấy các dấu hiệu bất thường như sốt cao, nôn, thở gấp, thở ngắt quãng, thở khò khè, da mẩn đỏ hoặc tím tái, cần thông báo ngay cho nhân viên y tế để kịp thời xử lý sốc phản vệ.

Sau khi về nhà, trẻ cần được tiếp tục theo dõi trong vòng 24 – 48 giờ. Người chăm sóc cần chú ý kỹ đến nhiệt độ cơ thể, nhịp thở, tình trạng da toàn thân và vết tiêm (sưng đỏ, nổi cục cứng, phát ban), cũng như việc trẻ có ăn uống, ngủ nghỉ và chơi đùa bình thường hay không. Trong trường hợp trẻ sốt trên 38.5°C, bố mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt như paracetamol hoặc ibuprofen theo đúng liều lượng phù hợp với cân nặng.

Trẻ đang sổ mũi có tiêm phòng cúm được không? 1
Cần theo dõi sát trẻ sau khi tiêm và thông báo cho bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường

Nếu vết tiêm bị sưng và đỏ khiến trẻ cảm thấy đau nhức, bố mẹ có thể áp dụng phương pháp chườm lạnh hoặc ấm để giúp giảm đau và sưng. Tuy nhiên, tuyệt đối không được ôm trẻ quá chặt, không xoa dầu, đắp khoai tây hay bôi bất kỳ thứ gì lên vết tiêm vì có thể làm trẻ đau hơn, thậm chí gây nhiễm trùng vết tiêm, rất nguy hiểm.

Ngoài ra, bố mẹ nên thường xuyên vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng nước muối loãng để loại bỏ chất nhầy và bụi bẩn, giúp đường thở thông thoáng, từ đó giảm nghẹt mũi và ngăn ngừa các bệnh về tai, mũi, họng.

Như vậy, bài viết trên đây đã giúp giải đáp cho câu hỏi trẻ đang sổ mũi có tiêm phòng cúm được không. Việc hiểu rõ tình trạng sức khỏe của trẻ và quy trình tiêm chủng an toàn sẽ giúp đảm bảo sức khỏe cho trẻ và tối ưu hóa hiệu quả bảo vệ của vắc xin.

Trung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị cung cấp vắc xin ngừa cúm chính hãng được nhiều người dân tin tưởng và lựa chọn. Vui lòng liên hệ trực tiếp đến Trung tâm Tiêm chủng Long Châu qua hotline 1800 6928 để được tư vấn và đặt lịch tiêm vắc xin nhanh nhất nhé!

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin