Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mỗi trẻ em tùy thuộc vào từng độ tuổi sẽ có chế độ dinh dưỡng khác nhau, giúp trẻ cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển tinh thần lẫn thể chất. Đối với những trẻ từ 6 - 11 tuổi, đây được xem là giai đoạn mà chế độ dinh dưỡng được đánh giá rất quan trọng, giúp cho trẻ đủ sức khỏe để đến trường và tiếp thu bài một cách trọn vẹn nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 6 - 11 tuổi qua bài viết dưới đây nhé!
Đối với những trẻ độ tuổi từ 6 – 11 tuổi, trẻ đang trong độ tuổi đến trường và bắt đầu bước vào giai đoạn tiền dậy thì, thậm chí một số bé đã bắt đầu dậy thì. Trẻ trong độ tuổi này cần khoảng 1.350 – 2.200 kcal mỗi ngày. Tuy nhiên, hầu hết trẻ thường có nhu cầu ăn nhiều hơn và đa dạng các loại thức ăn. Thậm chí, các bé thường ăn khoảng 4 – 5 lần trong một ngày và bao gồm cả những bữa ăn nhẹ.
Do đó, để có thể kiểm soát chặt chẽ tình trạng ăn uống, giúp trẻ có một chế độ ăn uống cân bằng và điều độ, việc bám sát vào tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 6 - 11 tuổi được đánh giá rất quan trọng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 6 - 11 tuổi từ đó có thể tự xây dựng tháp dinh dưỡng cho em mình bằng những thực phẩm mà chúng ưa thích, giúp trẻ phát triển toàn diện các bạn nhé!
Các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể con người bao gồm chất đạm (protein), chất béo (lipid), chất bột đường (glucid), các loại vitamin (A, D, E, B, C…) và khoáng chất (canxi, magie, kali và sắt…) tất cả đều có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe cũng như sự phát triển của cơ thể.
Đối với trẻ từ 6 - 11 tuổi, những năm tháng này là thời điểm rất quan trọng để trẻ phát triển khả năng nhận thức, khả năng phát triển trí não cũng như phát triển thể chất. Do đó, một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học sẽ là nền tảng vững chắc giúp trẻ được phát triển một cách toàn diện. Qua đó trẻ sẽ được khỏe mạnh và có khả năng học hỏi tốt nhất.
Một số trẻ giai đoạn này – giai đoạn bước vào quá trình học cấp tiểu học, thường không tránh khỏi những áp lực, môi trường học tập sẽ khác so với cấp mầm non, cũng như trẻ sẽ phải bắt đầu có nhiều mối quan tâm mới. Từ đó, trẻ lại lơ là trong việc ăn uống, điều này dẫn đến sự thiếu hụt chất dinh dưỡng, làm cơ thể mệt mỏi, suy dinh dưỡng. Không những thế, một số trẻ khác lại có xu hướng ăn quá nhiều hơn mức cho phép, hoặc khi ăn nhiều trẻ lại có xu hướng lười vận động. Điều này cũng dễ dẫn đến nguy cơ béo phì sớm ở trẻ.
Do đó, việc phụ huynh có biện pháp xây dựng tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 6 - 11 tuổi, bám sát, chia nhỏ những bữa ăn sao cho đúng cách, sẽ giúp trẻ có thể ăn uống khoa học và phát triển một cách bình thường.
Với tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 6 - 11 tuổi, từ đỉnh tháp xuống đến đáy tháp sẽ là những nhóm thực phẩm được khuyến nghị cho trẻ tiêu thụ với số lượng khác nhau, từ ít cho đến nhiều. Tầng trên cùng hay đỉnh tháp sẽ là những nhóm thực phẩm nên ăn hạn chế tối đa. Dưới đây là những nhóm chất có trong tháp dinh dưỡng mà bạn đọc có thể tham khảo:
Đối với trẻ giai đoạn này, trẻ cần hạn chế tiêu thụ đường và muối và chỉ nên sử dụng tối đa không quá 15 g đường và không quá 4 g muối trong một ngày.
Chất béo tuy không phải là một nhóm thực phẩm nhưng lại chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu, đặc biệt là chất béo được ép lạnh từ các loại hạt như lạc, đậu nành, olive... Ngoài ra, số lượng chất béo, dầu mỡ trong khẩu phần ăn mỗi ngày của trẻ 6 – 11 tuổi được phân theo các nhóm tuổi như sau:
Lưu ý: Một phần chất béo từ mỡ sẽ tương đương với 5 g mỡ (khoảng 1 thìa cà phê), một phần chất béo từ dầu sẽ tương đương với 5 ml dầu ăn (khoảng 2 thìa cà phê). Từ đó, phụ huynh có thể cân chỉnh sử dụng trong khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ sao cho khoa học nhất.
Protein có vai trò giúp tạo thành các khối mô cho trẻ từ 6 - 11 tuổi. Chất đạm có trong thịt lợn, thịt gia cầm, các loại cá, tôm, trứng; các loại đậu như đậu nành, đậu xanh, đậu Hà Lan… sẽ là những thực phẩm bổ sung đạm phổ biến. Ngoài ra, nếu bạn muốn con có chế độ ăn ít béo, hãy cho trẻ ăn cá thu, cá hồi hoặc cá trích.
Hạn chế cho trẻ ăn những loại thịt chiên có chứa nhiều chất béo bão hòa nhằm tránh tình trạng bé bị tăng cân khó kiểm soát và gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch sau này.
Số lượng chất đạm trong khẩu phần ăn mỗi ngày của trẻ 6 – 11 tuổi được phân theo các nhóm tuổi như sau:
Lưu ý: Trong khẩu phần ăn mỗi ngày của bé, một phần thịt, thủy sản, trứng và các hạt giàu đạm sẽ cung cấp 7 g protein tương đương với những thực phẩm dưới đây:
Hãy chọn mua sữa và những chế phẩm từ sữa theo tiêu chí không béo hoặc ít chất béo và có hàm lượng canxi cao vì trẻ ở độ tuổi này hệ xương, răng đang phát triển. Lượng sữa và những chế phẩm sữa của trẻ từ 6 - 11 tuổi theo khẩu phần ăn trong một ngày được phân theo các nhóm tuổi như sau:
Một phần sữa và những chế phẩm sữa cung cấp 100 mg canxi tương đương với 1 miếng phô mai có trọng lượng bằng 15 g hoặc 1 cốc sữa 100 ml hay 1 hộp sữa chua.
Đối với trẻ giai đoạn này, nhóm tinh bột được đánh giá rất quan trọng. Trẻ có thể ăn cơm, phở hoặc bún bình thường. Song song đó, phụ huynh có thể bổ sung ngũ cốc nguyên hạt nhằm đảm bảo nhận được nguồn dưỡng chất cao nhất cho trẻ. Số lượng tinh bột có trong khẩu phần ăn của trẻ 6 – 11 tuổi như sau:
Một phần tinh bột sẽ cung cấp 20g glucid tương đương với:
Rau củ và trái cây tươi sẽ cung cấp rất nhiều các vitamin, chất xơ cần thiết, tốt cho cơ thể và hệ tiêu hóa. Mỗi bữa ăn hàng ngày của trẻ nên có ít nhất 2 hoặc 3 loại rau của quả khác nhau, các loại rau củ nên đa dạng nhiều màu sắc để kích thích thị giác của bé, từ đó giúp bé ngon miệng hơn.
Một phần rau xanh sẽ tương đương 100 g. Số lượng rau xanh của trẻ 6 – 11 tuổi được phân theo các nhóm tuổi như sau:
Lượng trái cây chín cần có trong khẩu phần ăn của trẻ 6 – 11 tuổi được phân theo các nhóm tuổi như sau:
Ngoài bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết, phụ huynh nên lưu ý những vấn đề dưới đây:
Trên đây là những thông tin về tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 6 - 11 tuổi, hi vọng hữu ích và mang lại giá trị đối với quý độc giả thân yêu. Tháp dinh dưỡng này sẽ vừa là tiêu chuẩn, vừa là công cụ giúp các bậc làm ba mẹ biết lựa chọn những thực phẩm lành mạnh cho trẻ nhỏ.
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: Vinmec.com