Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Độn cằm là một phương pháp thẩm mỹ rất được ưa chuộng hiện nay. Ngoài ra, rất nhiều người còn đặt ra rất nhiều câu hỏi cũng như sự thắc mắc xoay quanh việc độn cằm trong đó có thắc mắc: Độn cằm rồi có tiêm filler được không?
Hiện nay, phương pháp thẩm mỹ độn cằm được rất nhiều người thực hiện. Kết hợp với các thiết bị hiện đại, phương pháp thẩm mỹ độn cằm dễ thực hiện, giúp chị em phái đẹp nhanh chóng có thể sở hữu được chiếc cằm như ý muốn.
Tuy nhiên, để giúp cho việc độn cằm thành công, bạn đọc cần chọn lựa những cơ sở hoặc thẩm mỹ viện uy tín để thực hiện. Tại đó, bác sĩ thẩm mỹ sẽ giúp bạn tư vấn phương pháp độn cằm nào là phù hợp với dáng cằm của mỗi người.
Ngoài độn cằm, việc tiêm filler cằm cũng nhận được sự hưởng ứng của rất đông các tín đồ đam mê làm đẹp. Khác với phẫu thuật độn cằm, tiêm filler cằm sẽ giúp bạn dễ dàng điều chỉnh dáng cằm, thời gian thực hiện nhanh chóng và không cần mất quá nhiều thời gian cho việc nghỉ dưỡng.
Do đó, cũng có rất nhiều thắc mắc được đưa ra, trong đó có việc độn cằm rồi có tiêm filler được không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn vấn đề độn cằm rồi có tiêm filler được không qua bài viết dưới đây nhé!
Rất nhiều người đã từng độn cằm nhưng kết quả lại không như ý muốn. Lúc này, liệu họ có thể chọn lựa phương pháp tiêm filler cằm với mục đích cải thiện dáng cằm hay không?
Theo các chuyên gia cho biết, sau khi độn cằm thật sự ổn định, bạn hoàn toàn có thể tiêm filler được để tạo nên đường nét hài hòa cho khuôn mặt cũng như tăng tính thẩm mỹ. Lí do là vì mô đệm độn cằm sẽ được cấy ẩn sâu ở dưới da, trong khi chất làm đầy (filler) chỉ ảnh hưởng đến lớp thượng bì phía trên của cằm. Ngoài ra, vị trí tác động của 2 phương pháp phẫu thuật độn cằm và tiêm filler là khác nhau, tuy nhiên nếu bạn muốn hiệu quả vĩnh viễn thì phẫu thuật độn cằm sẽ là phương pháp tốt nhất.
Ngoài ra, việc miếng độn cằm sau khi được cấy ghép sẽ ôm sát vào đường viền của hàm, từ đó làm cho cấu trúc khung xương trở nên cân đối. Tuy nhiên, trong trường hợp sau khi độn cằm mà vùng má bị hóp, da mỏng và thiếu sức sống,… bạn có thể sử dụng tiêm filler với mục đích làm đầy để cải thiện tình trạng.
Khi kết hợp cả hai thủ thuật trên, bạn sẽ không còn phải lo lắng quá nhiều về vấn đề cằm lẹm, cằm ngắn, má lệch hay da dẻ thiếu độ căng mịn,… Thậm chí, kết quả làm đẹp cũng sẽ được duy trì lâu hơn, giúp bạn duy trì nét xuân đẹp rạng ngời.
Việc tiêm filler cằm đòi hỏi yêu cầu cao về độ an toàn, do đó các tín đồ làm đẹp phải ghi nhớ cẩn thận những lưu ý quan trọng trước khi thực hiện. Ngoài ra, việc tìm hiểu kỹ những thông tin về địa chỉ thực hiện cũng được đánh giá quan trọng, cụ thể như sau:
Ngoài ra, dù đã giải đáp được thắc mắc độn cằm rồi có tiêm filler được không, tuy nhiên, việc tiêm filler sau khi độn cằm rất dễ xảy ra tình trạng nhiễm trùng nếu như kỹ thuật thực hiện chưa đúng cách. Do đó, hãy cân nhắc lựa chọn địa chỉ thực hiện uy tín các bạn nhé!
Vùng cằm sau chỉnh sửa cần được chăm sóc kỹ lưỡng, đảm bảo cho mô mềm nhanh chóng ổn định và không phát sinh biến chứng không mong muốn. Dưới đây là những vấn đề kiêng khem cần lưu ý:
Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc về vấn đề độn cằm rồi có tiêm filler được không. Hi vọng những thông tin có trong bài viết này sẽ làm hài lòng quý độc giả. Ngoài ra, có một vấn đề cần lưu ý là hãy báo trước cho bác sĩ thẩm mỹ của bạn về việc bạn đã từng độn cằm và nên tham khảo ý kiến về việc dùng thuốc nhằm tránh vết thương bị nhiễm trùng.
Trường hợp tiêm filler sau khi độn cằm không may bị nhiễm trùng, điều này có thể gây nguy hiểm cho làn da và sức khỏe của bạn. Thậm chí, nguy hiểm hơn, bạn cần phải phẫu thuật để lấy miếng độn ra. Do đó, hãy nên đến địa chỉ uy tín, chất lượng để được bác sĩ giỏi, có chuyên môn cao thăm khám và cho lời khuyên đúng đắn nhất nhé.
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...