Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Thai 32 tuần nặng bao nhiêu? Những điều mẹ bầu cần lưu ý ở giai đoạn này

Ngày 22/10/2022
Kích thước chữ

Mỗi giai đoạn phát triển của thai nhi đều rất quan trọng, đồng thời cân nặng của thai nhi cũng thay đổi liên tục. Việc theo dõi cân nặng của thai nhi giúp mẹ biết được tình trạng dinh dưỡng của bé. Vậy thai 32 tuần nặng bao nhiêu và những điều mẹ bầu cần lưu ý ở giai đoạn này là gì?

Mẹ bầu ở tuần thai thứ 32 sẽ tăng cân khá nhanh nên cần thực hiện chế độ ăn uống phù hợp để hỗ trợ tốt cho sự phát triển về cân nặng cho thai nhi. Thai 32 tuần nặng bao nhiêu sẽ đạt chuẩn? Mẹ bầu cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nhé!

Thai 32 tuần nặng bao nhiêu?

Mang thai là cột mốc rất quan trọng với những người mẹ, là hành trình gian nan kéo dài khoảng 40 tuần. Khi thai nhi ở tuần thứ 32 có nghĩa là đang bước vào tháng thứ tám của thai kỳ, đây là một giai đoạn khá nhạy cảm mà các mẹ cần lưu ý. Điều các mẹ quan tâm nhất là thai 32 tuần nặng bao nhiêu và có đang phát triển tốt hay không.

Cân nặng thai nhi theo chuẩn quốc tế mới cập nhật, thai nhi ở tuần thứ 32 sẽ có những chỉ số về chiều dài, cân nặng như sau:

  • Cân nặng thai nhi: Dao động trong khoảng từ 1600 - 1800 gram.
  • Chiều dài xương đùi: Khoảng 61mm.
  • Chu vi vòng bụng: Khoảng 279mm.
  • Đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi: Xấp xỉ 81mm.
  • Chiều dài xương mũi: Xấp xỉ 10.1mm.
Thai 32 tuần nặng bao nhiêu? Những điều mẹ bầu cần lưu ý ở giai đoạn này 1
Thai 32 tuần nặng bao nhiêu là thắc mắc của nhiều mẹ bầu trong giai đoạn này

Bên cạnh đó, từ tuần 32 trở đi, cân nặng của bé sẽ tăng lên từ 230 - 250 gram mỗi tuần. Chỉ số về chiều dài và cân nặng thực tế của thai nhi có thể dao động thấp hơn hay cao hơn một chút nên khi đi thăm khám thấy thai nhi hơi khác với chuẩn thì mẹ bầu cũng không cần lo lắng quá nhé.

Một số thay đổi của thai ở tuần 32 

Bên cạnh việc thắc mắc mắc thai 32 tuần nặng bao nhiêu thì sự phát triển và thay đổi của thai nhi ở giai đoạn này cũng được các mẹ rất quan tâm. Vậy ở thời điểm này, thai nhi có những thay đổi đáng chú ý nào?

Thay đổi về cơ quan sinh dục: Sự thay đổi vị trí cơ quan sinh dục của thai nhi ở giai đoạn này rất quan trọng. Nếu là bé trai, bộ phận sinh dục của bé sẽ di chuyển từ bụng xuống bìu về đúng vị trí. Tương tự với bé gái cũng như vậy. Ở giai đoạn này, hormone thai kỳ sẽ khiến phần bìu của bé trai và âm hộ của bé gái sẽ bị sưng phù, tuy nhiên tình trạng này không đáng lo vì nó chỉ thoáng qua và biến mất sau vài tuần.

Vị trí của thai nhi: Một điều được các mẹ rất quan tâm là thai nhi ở tuần thứ 32 đã quay đầu hay chưa? Ở giai đoạn từ tuần 34 - 38, bé sẽ phát triển nhanh chóng, cân nặng tăng từ 230 - 250 gram theo tuần. Đồng thời, khoảng không gian trong túi thai sẽ trở nên chật chội làm bé thấy khó chịu. Chính vì vậy, thai nhi sẽ có xu hướng cuộn tròn người lại, quay dần đầu xuống dưới, mông sẽ quay lên trên về phía đáy tử cung.

Phản xạ giật mình: Các giác quan của bé ở giai đoạn này đã phát triển đáng kể nên có thể nghe được những âm thanh từ phía bên ngoài. Khi có tiếng động mạnh từ bên ngoài, trẻ sẽ có phản xạ giật mình, đột ngột vung chân và tay ra khỏi cơ thể sau đó co lại ngay lập tức.

Thân nhiệt: Ở giai đoạn này, cơ thể của trẻ sẽ tăng cường sản xuất enzyme và protein cũng như bắt đầu hình thành những chất béo lâu giúp giữ ấm cho trẻ sau khi rời khỏi bụng mẹ.

Thai 32 tuần nặng bao nhiêu? Những điều mẹ bầu cần lưu ý ở giai đoạn này 2
Vị trí của thai nhi ở tuần thai thứ 32 có sự thay đổi

Những thay đổi của mẹ bầu ở tuần thứ 32 mang thai

Không chỉ có những thay đổi ở thai nhi khi bước vào tuần thai thứ 32 mà ở giai đoạn này mẹ bầu cũng có những thay đổi đáng kể về mặt cơ thể cũng như cảm xúc.

Những thay đổi về cơ thể

Mẹ bầu sẽ xuất hiện những cảm giác khó thở, tức bụng vì ở giai đoạn này bé phát triển nhanh gây đè ép cơ hoành và phổi.

Ở thời điểm này, em bé sẽ ngồi trên dạ dày của mẹ bầu khiến mẹ dễ bị ợ nóng, khó tiêu và trào ngược dạ dày. Vì vậy mẹ bầu cần lưu ý chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, tránh ăn quá no sẽ gây ra cảm giác khó chịu.

Chân của mẹ bầu sẽ xuất hiện tình trạng sưng, phù ở giai đoạn này nên các mẹ chú ý gác chân lên cao để giảm bớt tình trạng này, đưa máu trở về thân người.

Thân nhiệt của mẹ có thể tăng lên vài độ so với bình thường nên hay cảm thấy nóng hơn mọi người xung quanh.

Những thay đổi về mặt cảm xúc

Những thay đổi về cảm xúc của mẹ bầu ở giai đoạn này là điều đáng được quan tâm. Các mẹ thường sẽ có cảm giác lo lắng và hồi hộp vào những tháng cuối của thai kỳ. Vừa hồi hộp, vui mừng vì sắp gặp được thiên thần bé nhỏ của mình đồng thời cũng lo lắng nhỡ có vấn đề gì xảy ra với con. 

Mẹ bầu ở giai đoạn này khá nhạy cảm và nên sẻ chia với mọi người để giảm bớt căng thẳng, lo âu và không gây ảnh hưởng đến trẻ. Mẹ cần chuẩn bị đầy đủ hành trang đi sinh để cảm thấy yên tâm hơn.

Những điều mẹ bầu cần lưu ý ở giai đoạn này

Như đã đề cập ở trên, ở giai đoạn này cả mẹ và bé đều có những thay đổi quan trọng. Để đảm bảo sự phát triển tốt của thai nhi cũng như sức khỏe của mẹ, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ: Mẹ bầu nên ăn uống cân bằng, đầy đủ các nhóm chất protein, đạm, chất xơ, tinh bột… Hạn chế ăn đồ quá ngọt, cay nóng, đồ ăn nhanh, các chất kích thích như bia, rượu, cà phê…
  • Đạm là thành phần dinh dưỡng quan trọng giúp trẻ tăng tới 200 gram mỗi tuần. Mẹ có thể bổ sung đạm qua nguồn dinh dưỡng như cá, trứng, sữa, quả hạch, bơ, đậu…
  • Bổ sung các loại vitamin, acid folic, sắt… theo đúng tư vấn của bác sĩ.
  • Bổ sung calci giúp trẻ hoàn thiện về xương, ngăn ngừa những bệnh về xương sau này.
  • Nên uống nhiều nước mỗi ngày để những hoạt động trao đổi chất của mẹ và bé diễn ra thuận lợi.
  • Để tăng cường sức khỏe của mẹ cũng nhưng sự phát triển của bé, mẹ nên vận động thể dục nhẹ nhàng, hàng ngày.
  • Mẹ bầu cần theo dõi sức khỏe thai nhi thường xuyên để biết được tình trạng phát triển của bé cũng như kịp thời điều chỉnh nếu có bất thường xảy ra.
Thai 32 tuần nặng bao nhiêu? Những điều mẹ bầu cần lưu ý ở giai đoạn này 3
Những điều mẹ bầu cần lưu ý trong giai đoạn thai 32 tuần tuổi

Trên đây là những thông tin mà Nhà thuốc Long Châu muốn chia sẻ đến các mẹ về câu hỏi thai 32 tuần nặng bao nhiêu cũng như những thay đổi quan trọng của mẹ và bé trong giai đoạn này. Mong rằng các mẹ sẽ hiểu và lưu ý những điều trên để cả mẹ và bé đều phát triển an toàn, khỏe mạnh. Hãy theo dõi trang web của Nhà thuốc Long Châu về chủ đề sức khỏe thai sản trong thời gian sắp tới nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tài liệu: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin