Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Vitamin B12 là một chất dinh dưỡng thiết yếu đối với sự phát triển những chức năng và cơ quan của trẻ. Vì thế mẹ cần tìm hiểu những nguyên nhân và biểu hiện của việc thiếu hụt vitamin B12 ở trẻ để có cách xử lý kịp thời.
Chế độ ăn uống thiếu hụt vitamin B12 có thể gây nên tình trạng thiếu vi chất này ở trẻ. Bệnh nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển và sự điều hòa của cơ thể trẻ.
Thiếu máu ác tính là nguyên nhân hàng đầu khiến cơ thể bị thiếu vitamin B12. Người bị thiếu máu này có số lượng tế bào hồng cầu thấp (RBCs) hơn bình thường khiến cơ thể không có khả năng hấp thụ vitamin B12 để tạo ra đủ các tế bào hồng cầu cung cấp cho cơ thể. Đây là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm, tạo thành cơ chế tự miễn, là khi hệ miễn dịch của bạn tấn công các tế bào khỏe mạnh gây ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là dạ dày. Bệnh có thể được điều trị bằng cách tiêm hoặc bổ sung B12 cho đến khi nồng độ B12 trở lại bình thường (hoặc gần bình thường).
Chế độ ăn uống thiếu hụt vitamin B12 có thể làm giảm lưu lượng oxy đến các mô, gây ra tổn thương thần kinh và gây suy nhược các tế bào thần kinh. Vitamin B12 có trong các loại thực phẩm như thịt, gia cầm, sò, trứng… và việc ăn thiếu hụt những thức ăn này khiến cơ thể không nhận đủ vitamin B12 làm cho cơ thể bị suy nhược. Đặc biệt những ăn chay trường hoặc trẻ em có chế độ ăn thiếu chất trong khoảng 2 đến 4 năm có thể dẫn đến tình trạng này.
Nếu trẻ mắc một số bệnh liên quan đến chứng kém hấp thu chất dinh dưỡng như bệnh Celiac, bệnh Crohn’s, bệnh xơ nang (cystic fibrosis) và thiếu men lactase có thể ngăn chặn sự hấp thụ đủ vitamin B12 trong cơ thể trẻ. Hậu quả của những bệnh này là làm giảm đáng kể diện tích bề mặt cho việc hấp thu các chất dinh dưỡng, trong đó có B12. Những bệnh nhân mắc bệnh này có thể gặp những biến chứng như tổn thương của ruột non, thiếu men tiêu hóa của dạ dày, gan, mật… làm cơ thể kém hấp thu nước, điện giải, các chất dinh dưỡng dẫn đến sự thiếu hụt của các vitamin và các chất dinh dưỡng khác quan trọng.
Cơ thể trẻ còn non yếu nên việc gặp một số tác dụng phụ khi dùng thuốc có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ B12. Một số loại thuốc như thuốc ức chế bơm proton (PPI), thuốc điều trị chứng khó tiêu có thể ức chế sự sản xuất của axit dạ dày cần thiết để giải phóng vitamin B12 từ thức ăn, làm cho việc thiếu hụt vitamin B12 của trẻ tồi tệ hơn. Vì thế mẹ không nên tự ý cho trẻ sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ vì có thể ảnh hưởng đến nồng độ vitamin B12 trong cơ thể.
Tỷ lệ mắc bệnh này ở trẻ khá thấp, nhưng đó cũng là một nguyên nhân mẹ nên chú ý. Bệnh này diễn biến do các loại protein giúp vận chuyển giữa các tế bào gặp một số vấn đề, thường liên quan đến biến chứng những dây thần kinh tủy sống. Căn bệnh này sẽ tác động xấu đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, làm trẻ chậm phát triển tinh thần và thể chất, nguy cơ suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch.
Vitamin B12 có chức năng tổng hợp tế bào hồng cầu vận chuyển oxy đến các cơ quan để đảm bảo cho sự hoạt động bình thường của cơ thể. Việc thiếu hụt loại vitamin này đồng nghĩa với việc oxy không cung cấp đủ cho các mô tế bào khiến trẻ luôn cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi, kiệt sức và thậm chí là rơi vào trạng thái lâng lâng.
Tác dụng của vitamin B12 trong cơ thể là phối hợp hoạt động với acid folic để tổng hợp DNA ở các tế bào tạo máu và tế bào niêm mạc ruột, giúp hệ tiêu hóa hoạt động bình thường. Những trẻ em thiếu B12 đều thiếu yếu tố nội tại – một loại protein do dạ dày tiết ra cần thiết cho sự hấp thụ vitamin B12 và đưa chúng vào ruột. Nếu thiếu loại protein này, hệ tiêu hóa của bạn không thể hấp thụ B12 được. Vì thế nếu cơ thể trẻ không có đủ vitamin B12 để tham gia vào quá trình này có thể gây bệnh táo bón, đầy hơi, khó chịu ở dạ dày, tiêu chảy và chán ăn.
Sự thiếu hụt vitamin B12 có thể dẫn đến giảm thị lực và làm tăng nguy cơ trẻ mắc những bệnh thần kinh thị giác. Trẻ em bị suy dinh dưỡng hoặc những người không tiêu thụ bất kỳ sản phẩm động vật nào có nguy cơ cao mắc bệnh này, hình thành nên bệnh tăng nhãn áp, gây đục thủy tinh thể và khiến trẻ có thể giảm thị lực vĩnh viễn.
Thiếu hụt vitamin B12 có thể ức chế quá trình hình thành các nguyên bào và các tế bào tạo xương làm tăng nguy cơ loãng xương, làm mất xương. Trẻ em có nguy cơ cao xuất hiện biến chứng này vì thế mẹ cần chú ý lượng vitamin B12 nạp vào mỗi ngày của con. Các bác sĩ khuyến nghị mức bổ sung B12 đối với trẻ em khoảng từ 0,7 mcg/ngày trong giai đoạn chập chững biết đi, đến 2 mcg/ngày trong suốt thời niên thiếu.
Xuân Trúc
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.