Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

Thói quen ngủ cùng thú cưng có tốt không

Ngày 29/12/2020
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Có khoảng 80% những người nuôi thú cưng cho biết rằng ngủ chung với thú cưng thực sự giúp họ ngủ ngon, đặc biệt là những người ngủ một mình. Theo cho biết rằng ngủ với chúng mang lại cảm giác an toàn và thoải mái. Tuy nhiên việc này liệu có tốt hay không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Hầu hết những người nuôi thú cưng đều cho chúng ngủ chung với mình vì chúng có thể chữa bệnh khó ngủ, nhưng nó tiềm ẩn nhiều bệnh nguy hiểm. Vì thế hãy cùng tìm cách sao cho vừa cho thú cưng của mình ngủ cùng vừa đảm bảo an toàn nhé.

Những bệnh lý có thể gặp khi bạn ngủ chung với thú cưng

Thói quen ngủ cùng thú cưng có tốt không 1Hầu hết những người nuôi thú cưng đều cho chúng ngủ chung với mình

Dị ứng và hen suyễn

Thú cưng thường rụng lông rất nhiều, đặc biệt là khi chúng vào mùa rụng lông. Việc ngủ chúng với chúng sẽ làm tăng nguy cơ mắc những bệnh đường hô hấp khi hít phải bụi bẩn từ lông thú cưng. Hiện nay có khoảng 30% người có phản ứng dị ứng với chó mèo, trong đó dị ứng với mèo phổ biến gấp 2 lần so với chó.

Nhiễm khuẩn

Nếu thú cưng ngủ chung với bạn khoảng 8 giờ/đêm cũng có nghĩa là bạn sẽ tiếp xúc với các chất bài tiết chúng và những loại ký sinh trùng trên người chúng. Những loại ký sinh trùng làm tổ trên lông của thú cưng sẽ gây ra một số bệnh nấm ngoài da cho chúng như hắc lào, nấm má, và đồng thời sẽ lây lan cho chủ nhân trong khi vuốt ve hoặc chải lông cho chúng. Một số loại ký sinh trùng từ thú cưng có thể lây sang người như bọ chét, nấm, bọ Cheyletiella, Salmonella...

Nhiễm trùng do vi khuẩn lây lan từ vết cắn, cào cấu của thú cưng

Thói quen ngủ cùng thú cưng có tốt không 2Ngủ chung cùng thú cưng cũng có nghĩa là bạn sẽ tiếp xúc với các chất bài tiết của chúng

Những loại vi khuẩn gây bệnh có thể truyền qua vết chó cắn và cào cấu của thú như Bartonella henselae, Pasteurella, với những biểu hiện như sốt, vết thương sưng tấy hoặc nhiễm trùng. Với người lớn đôi khi không gây nguy hiểm vì hệ thống miễn dịch tốt có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, tuy nhiên với trẻ em và người cao tuổi có thể gây những tổn thương sâu và gây nguy hiểm đến tính mạng.

Bệnh viêm nhiễm đường tiêu hóa

Ngoài lây lan sang đường bài tiết thì chất thải của chúng cũng có thể gây bệnh cho người. Trứng của giun, sán đi theo đường phân của thú cưng ra bên ngoài cơ thể và các ấu trùng của chúng có thể tồn tại ngoài môi trường. Khi thú cũng đi vệ sinh có thể bám dính vào lông của chúng, vô tình dính vào thực phẩm, nguồn nước của con người sẽ khiến ta bị nhiễm bệnh qua đường tiêu hóa.

Những cách huấn luyện đúng cách cho thú cưng khi chúng ngủ chung trên giường

Dạy cách ngủ đúng cách

Dạy cho chúng cách ngủ ngoan ngoãn, không được cào ga giường, cắn gối, mang đồ ăn lên giường….Bạn không nên quát nạt chúng mà nên hướng dẫn từ từ, nếu chúng làm đúng hãy thưởng một món quà nhỏ. Khi chú chó của bạn ngoan ngoãn chấp hành tốt những quy định trên thì hãy cho phép chúng ngủ chung với mình. Và bạn cũng dạy cho chúng rời khỏi giường khi có lệnh.

Nên tắm rửa và cắt móng tay sạch sẽ cho thú cưng

Thói quen ngủ cùng thú cưng có tốt không 3Mỗi tháng bạn nên tắm rửa cho thú cưng một lần hoặc nhiều hơn để giữ vệ sin

Với những chú chó hiếu động, mỗi tuần bạn nên tắm chúng một lần để làm sạch bộ lông dày. So với chó, những chú mèo có vẻ sạch sẽ hơn vì chúng có thể vệ sinh mỗi ngày. Nước bọt của chúng như một chất tẩy có khả năng làm sạch những vết mỡ trên lông và phần răng cưa trên lưỡi mèo có tác dụng như một chiếc lược chải lông mềm mượt. Bên cạnh đó mèo cũng sợ nước nên mỗi tháng bạn nên tắm rửa cho chúng 1 lần. Luôn để ý móng chân của chúng và cắt đi để chúng bớt nhọn có thể khiến bạn bị thương khi ngủ chung nhé.

Chuẩn bị một ngôi nhà riêng để cho chó mèo ngủ đúng chỗ của mình

Tuy chó mèo thường thích ngủ chung với chủ nhân của mình để tìm cảm giác ấm áp nhưng bạn cũng cần phải chuẩn bị cho chúng một không gian sống riêng. Trước khi ngủ bạn có thể ôm ấp và chơi đùa với chúng, nhưng khi thật sự đi vào giấc ngủ bạn có thể cho chúng về tổ của mình để bé có thể ngủ nghỉ thoải mái, yên tĩnh và dễ chịu hơn. Hoặc nếu chúng muốn ngủ chung với bạn thì nên chuẩn bị chăn, đệm riêng cho chúng và đặt ngay trên giường.

Dọn dẹp giường thường xuyên

Việc cho thú cưng ngủ chung sẽ không tránh khỏi chúng rụng lông hoặc mang vi khuẩn trên giường. Nếu bạn không dọn dẹp thường xuyên và có thể gây nhiễm trùng, đặc biệt nếu bạn bị xước da vì gãi khi ngủ. Vì thế mỗi ngày trước khi ngủ, bạn nên loại bỏ bụi bẩn trên giường ngủ. Hút bụi trong phòng và xung quanh giường và đệm, giũ chăn sạch.

Thường xuyên sử dụng thuốc diệt khuẩn khi giặt ra giường để làm sạch và tiêu diệt vi khuẩn, lông vật cưng lẫn trong giường nệm. Giặt nguyên bộ ra giường 1 tuần/lần hoặc ít nhất 2 tuần/lần, ở nhiệt độ trên 60°C hoặc cao hơn nếu có thể.

Nuôi nhốt thú cưng trong nhà, tránh cho chúng đi rong

Bạn nên đặt chuồng nuôi của thú cưng ở góc nhà và xa cửa ra vào, lau dọn thường xuyên để chúng có chỗ ở mát mẻ và sạch sẽ. Không nên thả rông chúng ra ngoài vì chúng có thể đi lung tung, ăn những vật không sạch sẽ và đánh nhau với những con vật hoang dã khác. Việc này có thể khiến chúng bị thương và nhiễm những bệnh lây nhiễm nguy hiểm, có thể lây sang chủ nhân khi ngủ chung giường.

Tuy nhiên lâu lâu bạn cũng nên dẫn chúng ra ngoài chơi dưới sự kiểm soát của bạn. Vì nếu chỉ nuôi nhốt trong nhà cũng sẽ kìm hãm sự phát triển tâm lý vật nuôi, dễ dẫn đến stress và trầm cảm.

Xuân Trúc

Nguồn: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Đỗ Viết Chung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, nhiều năm đảm nhiệm vị trí tư vấn dược phẩm và sức khỏe. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.