Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

​​Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tăng cân không bị suy dinh dưỡng

Ngày 13/09/2022
Kích thước chữ

Trẻ 9 tháng tuổi bước vào giai đoạn phát triển nhiều hơn về thể chất và trí não. Vì vậy, mẹ cần thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý cho sự phát triển của trẻ. Đặc biệt là đối với trẻ bị suy dinh dưỡng thì ba mẹ nên lên ​​thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tăng cân, để giúp quá trình phát triển của bé được diễn ra tốt hơn.

Khi bé được 9 tháng, mẹ có thể thêm nhiều loại thực phẩm vào thực đơn ăn dặm và bắt đầu chuyển sang bột vị mặn, lúc này mẹ cần chuẩn bị thực đơn ăn dặm cho bé đảm bảo dinh dưỡng để bé tăng cân khỏe mạnh. Để có một thực đơn ăn dặm chuẩn, các mẹ nên tham khảo một số mẹo về thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tăng cân dưới đây.

Trẻ 9 tháng tuổi như thế nào gọi là suy dinh dưỡng?

Cân nặng và chiều cao của trẻ được các bậc cha mẹ hết sức quan tâm vì đây là những chỉ số đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ. Các bậc phụ huynh thường không biết đánh giá bé 9 tháng tuổi có bị suy dinh dưỡng không để có thể đưa ra phương án dinh dưỡng tốt nhất cho bé. Theo đó ở mỗi giai đoạn trẻ có tốc độ phát triển khác nhau tùy vào môi trường sống, di truyền, tình trạng dinh dưỡng. Ba mẹ có thể sử dụng biểu đồ cân nặng theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố để xác định xem con mình có thiếu cân, suy dinh dưỡng hay không? Theo đó, trẻ 9 tháng tuổi bị suy dinh dưỡng nếu cân nặng của trẻ dưới 6.6 kg đối với bé gái và 7.2 kg đối với bé trai. Nếu trẻ bị nhẹ cân so với tiêu chuẩn trên, ba mẹ nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ dinh dưỡng để có kế hoạch dinh dưỡng phù hợp cho trẻ.

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 9 tháng tuổi

Đối với trẻ đang phát triển, đặc biệt là trẻ 9 tháng tuổi bị suy dinh dưỡng, việc bổ sung dinh dưỡng là vô cùng quan trọng. Do đó mẹ cần biết nhu cầu dinh dưỡng của em bé trong giai đoạn này. Ngoài sữa mẹ, trẻ cần được bổ sung dinh dưỡng thông qua các món ăn dặm. Ba mẹ nên tạo chế độ ăn cho bé 9 tháng tuổi gồm 3 bữa chính và ít nhất 2 bữa phụ với đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng như sau:

  • Trung bình một ngày cho bé bú khoảng 500 - 600ml sữa mẹ.
  • Thực đơn trong 3 bữa ăn chính có thể được xen kẽ cháo, bột ăn dặm, ngũ cốc ăn dặm kết hợp thịt, cá, rau củ quả và trái cây. Hàm lượng chất dinh dưỡng có trong mỗi bữa ăn là 15g chất béo, rau xanh, trái cây, 60 - 90g tinh bột, 60 - 90g đạm.
  • Thực đơn trong 2 - 3 bữa phụ có thể bao gồm các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như phomai, sữa chua, trái cây,... 
  • Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi phải đảm bảo cung cấp đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cơ bản bao gồm đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Để trẻ 9 tháng tuổi đạt cân nặng bình thường, cha mẹ cũng cần lưu ý một số điểm trong chế độ ăn dặm của trẻ. Trẻ ở độ tuổi có thể bắt đầu mọc răng và tập nhai nên ba mẹ có thể cho bé ăn dặm dạng bột đặc, cháo nguyên hạt, rau củ thái nhỏ mà không cần xay nhuyễn như trước. Đồng thời khuyến khích bé tự cầm nắm ăn để hứng thú với thức ăn và ăn ngon miệng hơn.

Thực đơn dinh dưỡng của trẻ cần được thay đổi thường xuyên đảm bảo đa dạng để trẻ không biếng ăn và cần được bổ sung kẽm và sắt trong thực đơn của trẻ từ gan gà, gan heo,… 

Các bậc cha mẹ cũng phải lưu ý không nên cho trẻ dưới 9 tháng tuổi ăn lòng trắng trứng, sữa tươi, các loại động vật có vỏ như ngao, ốc, hến vì nguy cơ bị dị ứng thực phẩm khá cao. Trẻ sơ sinh cũng cần được cung cấp đủ nước để tránh táo bón.

​​Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tăng cân không bị suy dinh dưỡng 1 Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 9 tháng tuổi cao hơn so với giai đoạn ăn trước do khả năng ăn nhai đã tốt hơn

Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tăng cân

Thực đơn 1

Bữa sáng: Cháo trứng gà khoai lang và sữa chua.

Bữa phụ: Bông cải xanh và cà rốt hấp cắt nhỏ.

Bữa chiều: Cháo cá hồi cà rốt và xoài chín cắt nhỏ.

Thực đơn 2

Bữa sáng: Cháo gà bí đỏ và bánh ăn dặm.

Bữa phụ: Phô mai.

Bữa chiều: Cháo gà yến mạch.

Thực đơn 3

Bữa sáng: Cháo tôm khoai tây và sữa chua.

Bữa phụ: Quả bơ.

Bữa chiều: Cháo tôm rau mồng tơi và quả bơ.

​​Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tăng cân không bị suy dinh dưỡng 2 Bổ sung nhiều loại thực phẩm khác nhau để trẻ dễ hấp thụ giúp tăng cân dễ dàng

Thực đơn 4

Bữa sáng: Cháo gan gà nấu khoai lang.

Bữa phụ: Bông cải xanh và cà rốt luộc.

Bữa chiều: Cháo thịt bò với khoai tây.

Thực đơn 5

Bữa sáng: Cháo cá hồi bí đỏ và sữa chua.

Bữa phụ: Đu đủ chín cắt nhỏ.

Bữa chiều: Cháo cá hồi cà rốt.

Thực đơn 6

Bữa sáng: Cháo thịt bò với cải bó xôi.

Bữa phụ: Phô mai.

Bữa chiều: Cháo thịt bò với cà rốt.

Thực đơn 7

Bữa sáng: Cháo đậu xanh khoai tây và bánh ăn dặm.

Bữa phụ: Bông cải xanh và cà rốt luộc.

Bữa chiều: Cháo cá chép.

Các món bột ăn dặm tăng cân cho trẻ 9 tháng tuổi

Ngoài việc xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của bé 9 tháng tuổi, mẹ có thể bổ sung vào thực đơn cho bé 9 tháng tuổi những món như sau:

  • Bột đậu xanh kết hợp với bí đỏ nấu nhừ với các nguyên liệu như 15g bột gạo, 15g bột đậu xanh, 40g bí đỏ cắt miếng nhỏ và xay nhuyễn, 1 muỗng cà phê dầu oliu và 1 chén nước nhỏ. 
  • Bột tôm được nấu với nguyên liệu gồm 24g bột gạo tẻ, 15g tôm tươi bóc vỏ xay nhuyễn, 2 muỗng cà phê rau xanh xay nhuyễn, 1.5 muỗng cà phê dầu ăn em bé và 1 chén nước nhỏ.
  • Bột thịt được nấu với nguyên liệu gồm 25g bột gạo tẻ, 16g thịt nạc, 2 muỗng cà phê rau xanh cắt nhỏ, 1 muỗng cà phê dầu ăn em bé và 1 chén nước.
  • Bột gan (gan gà, gan heo) được nấu với các nguyên liệu như 25g bột gạo, 15g gan gà hoặc gan heo băm nhỏ, 2 muỗng cà phê rau xanh cắt nhỏ, 1 muỗng cà phê dầu ăn em bé và 1 chén nước. 
​​Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tăng cân không bị suy dinh dưỡng 3 Cân nặng và chiều cao là thước đo trẻ có bị suy dinh dưỡng, thiếu dinh dưỡng hay không

Xây dựng ​​thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tăng cân là một việc rất quan trọng. Giúp trẻ cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Hy vọng với những chia sẻ trên đây mẹ có thể tự tin giúp trẻ phát triển toàn diện về mặt thể chất và trí não thông qua các thực đơn ăn dặm đa dạng và đầy đủ chất dinh dưỡng.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin