Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

Trẻ sơ sinh bị táo bón nên làm gì?

Ngày 22/04/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Táo bón ở trẻ sơ sinh là tình trạng rất nhiều bà mẹ gặp phải khi đang trong giai đoạn nuôi con nhỏ. Đứng trước tình trạng này, rất nhiều mẹ thường tỏ ra bối rối và lo lắng vì chưa có nhiều kinh nghiệm giải quyết các vấn đề này. Một vài chia sẻ dưới đây có thể sẽ cực kỳ hữu ích cho những ba mẹ có bé yêu gặp phải trường hợp trên.

Táo bón là một trong những triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ, gây nên cảm giác khó chịu cho trẻ trong việc ngủ nghỉ và vui chơi. Do đó, các bậc ba mẹ cần nhận biết sớm tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh để có phương pháp xử lý kịp thời, giúp cho con yêu luôn khỏe mạnh.

Bên cạnh đó, táo bón ở trẻ sơ sinh là vấn đề thường gặp tuy nhiên không phải ai cũng biết cách xử lý đúng tình trạng trên. Vậy trẻ sơ sinh bị táo bón nên làm gì?

Như thế nào là táo bón ở trẻ sơ sinh?

Táo bón ở trẻ sơ sinh được hiểu là tình trạng chậm đi đại tiện. Đối với các bé uống sữa công thức, việc đại tiện diễn ra trung bình 1 lần/ngày. Với bé bú mẹ, việc đại tiện có thể diễn ra 2 – 3 lần/ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ 3 – 5 ngày đi đại tiện một lần, nhưng phân mềm, xốp, trẻ đi dễ dàng thì vẫn chưa gọi là táo bón. Đối với những trẻ 1 – 2 ngày đi đại tiện một lần nhưng phân dính, cứng, trẻ phải rặn khó khăn thì lúc này gọi là táo bón.

Trẻ sơ sinh bị táo bón nên làm gì?1 Táo bón ở trẻ sơ sinh được hiểu là tình trạng chậm đi đại tiện

Nguyên nhân táo bón ở trẻ sơ sinh là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra táo bón ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên có một vài nguyên nhân điển hình khiến bé gặp phải tình trạng táo bón như sau:

Trẻ bú mẹ hoặc bú sữa công thức không đủ khiến cơ thể bị mất nước

Với trẻ sơ sinh từ 1 – 6 tháng tuổi, sữa mẹ vừa là nguồn thức ăn dinh dưỡng vừa là nguồn cung cấp nước dồi dào cho cơ thể. Khi bé bú mẹ chưa đủ sẽ khiến cơ thể bị mất nước và gây ra táo bón.

Trẻ uống sữa công thức dễ bị táo bón hơn bú sữa mẹ

Sữa mẹ luôn có sự cân bằng hoàn hảo giữa chất béo và chất đạm. Với những bé chỉ sử dụng sữa mẹ là nguồn thức ăn chính rất hiếm khi bị táo bón. Do lúc này trẻ có khả năng tự tiêu hóa gần như hoàn toàn thức ăn. Thậm chí, ngay cả khi vài ngày bé đi đại tiện một lần thì phân bé vẫn mềm, xốp.

Tuy nhiên, với những trẻ từ 1 – 6 tháng bị táo bón do dùng sữa công thức, lúc này thì nguyên nhân có thể do một thành phần nào đó trong sữa khiến cho trẻ bị táo bón.

Do chế độ ăn uống của người mẹ

Hầu hết, trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ vẫn là nguồn thức ăn thiết yếu và tốt nhất đối với trẻ. Do đó, chế độ ăn uống của mẹ ảnh hưởng rất lớn đến dinh dưỡng cũng như sẽ gây ra táo bón cho con của mình. Việc người mẹ ăn quá nhiều đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ khó tiêu, ăn ít chất xơ, chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, ngủ nghỉ không hợp lý… khiến nguồn dinh dưỡng nạp vào cơ thể bé không lành mạnh và là nguyên nhân gây ra táo bón trẻ sơ sinh.

Táo bón ở trẻ sơ sinh do bệnh lý

Việc em trẻ sơ sinh bị táo bón có thể là là triệu chứng của một bệnh lý xuất phát từ chính cơ thể của bé. Do tổn thương ở đường tiêu hóa hoặc dị tật bẩm sinh.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị táo bón là gì?

Trẻ sơ sinh chưa biết nói nên không thể thông báo với ba mẹ việc bản thân bị táo bón. Bố mẹ cần chú ý đến những dấu hiệu bất thường của bé nhằm phát hiện kịp thời và có biện pháp can thiệp sớm.

Trẻ sơ sinh quấy khóc và lười bú

Trẻ sơ sinh bỗng dưng quấy khóc không lí do, lười bú, ngủ không sâu giấc và hay có biểu hiện như nhăn nhó, khó chịu, vặn mình là một trong những dấu hiệu của bệnh táo bón. Khi lượng thức ăn nạp vào cơ thể nhưng không được hấp thụ và đào thải thậm chí có nguy cơ hấp thụ ngược trở lại khiến bé cảm thấy đầy bụng, khó chịu và mệt mỏi.

Trẻ sơ sinh bị táo bón nên làm gì?2 Trẻ sơ sinh bỗng dưng quấy khóc không lí do, lười bú, ngủ không sâu giấc

Trẻ sơ sinh đi đại tiện ít hơn bình thường

Bình thường trẻ sơ sinh bú mẹ từ 8 - 12 tháng đi đại tiện trung bình khoảng 1 – 2 lần mỗi ngày. Còn với những bé đã dùng sữa ngoài thì số lần đi ngoài sẽ giảm lại. Mẹ theo dõi thấy trẻ có biểu hiện đi đại tiện ít hơn bình thường, khoảng 1 – 2 ngày mới đi một lần, phân rắn và khi trẻ đi có biểu hiện rặn khó khăn, trẻ phải dùng rất nhiều sức để đẩy phân ra ngoài khiến mặt bé nhăn nhó. Lúc này, bé có thể đang mắc táo bón.

Trẻ sơ sinh bị đầy hơi khó tiêu

Khi ba mẹ sờ vào bụng bé thấy bụng lúc nào cũng trong trạng thái phình to và cứng. Lúc này bé có thể bị khó tiêu, đầy hơi ở bụng. Đây cũng là dấu hiệu điển hình của bệnh táo bón ở trẻ sơ sinh.

Trẻ sơ sinh bị táo bón nên làm gì?

Táo bón là tình trạng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, táo bón không chỉ khiến con yêu khó chịu mà về lâu dài có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng khác đối với sức khỏe. Dưới đây là những việc ba mẹ nên cân nhắc và thực hiện nhằm giảm triệu chứng táo bón ở trẻ sơ sinh, giúp con yêu có những năm đầu đời nhiều sức khỏe.

Nên cân nhắc thay đổi chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh

Với trẻ đang bú mẹ thì nên cải thiện chế độ ăn uống của người mẹ. Đối với những bé lớn hơn, có thể kết hợp với các thực phẩm nhiều chất xơ nhằm hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa cho bé yêu.

Hãy chủ động cho bé ăn những món ăn có giàu chất xơ và khoáng chất kết hợp với uống nhiều nước. Điều này khiến phân trong cơ thể bé sẽ mềm và dễ được đào thải ra ngoài hơn.

Trẻ sơ sinh bị táo bón nên làm gì?3 Trẻ sơ sinh bị táo bón nên làm gì?

Ngâm hậu môn trẻ bằng nước ấm

Đây được xem là biện pháp hỗ trợ điều trị táo bón khá hiệu quả đặc biệt với những trẻ lười ăn. Nước ấm lúc này có tác dụng kích thích cơ vòng hậu môn giúp bé sơ sinh dễ đi đại tiện hơn. Thực hiện ngâm hậu môn vào nước ấm khoảng 1 – 2 lần mỗi ngày, mỗi lần từ 5 – 10 phút sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt.

Massage bụng cho bé yêu

Mẹ cần dùng 3 ngón tay giữa chụm lại, đặt lên vùng bụng xung quanh rốn bé. Xoa nhẹ với lực ấn vừa đủ để cảm thấy hơi cứng nhẹ và chuyển động tròn xung quanh rốn. Điều này khiến các thức ăn khó tiêu còn lại trong bụng sẽ mềm ra và chuyển xuống hậu môn. Thực hiện động tác mỗi lần 3 phút để kích thích trẻ đi đại tiện dễ dàng hơn.

Trẻ sơ sinh bị táo bón nên làm gì?4 Massage bụng cho bé yêu nhằm giúp bé dễ đi đại tiện hơn

Nên sử dụng nước ép hoa quả

Với những bé đã bắt đầu ăn dặm, việc sử dụng các loại nước ép hoa quả sẽ cải thiện đáng kể hệ tiêu hóa giúp bé tiêu hóa tốt hơn, đi đại tiện dễ dàng hơn.

Trên đây là những thông tin cần biết về táo bón ở trẻ sơ nên làm gì. Hi vọng rằng với thông tin chúng tôi vừa chia sẻ ở trên sẽ giúp các mẹ có thêm kinh nghiệm khi con yêu của mình bị táo bón. Chúc ba mẹ cải thiện được tình trạng tiêu hóa ở trẻ nhỏ!

Hoàng Yến

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin