Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trung bình mỗi năm người trưởng thành bị cảm khoảng 2-4 lần. Do đó người bệnh nên biết thực phẩm cần tránh khi bị cảm lạnh để nhanh bình phục sức khỏe. Triệu chứng thường
Triệu chứng thường gặp của bệnh cảm lạnh là hắt hơi, sổ mũi, đau họng, đau đầu, mệt mỏi,… trong tối đa khoảng 2 tuần. Để tránh bị bệnh, các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên giữ gìn vệ sinh thật tốt nhất là ở bàn tay (nơi dễ tiếp xúc với vi khuẩn) và giữ khoảng cách với người đang mắc bệnh. Nếu chẳng may bị mắc bệnh, bạn nên nghỉ ngơi nhiều hơn, sử dụng một số loại thuốc có tác dụng giảm nhẹ các triệu chứng. Ngoài ra, nếu biết những loại thực phẩm cần tránh khi bị bệnh cảm lạnh thì quá trình hồi phục của bạn sẽ tiến triển nhanh hơn rất nhiều.
Đường mía, đường nâu,… thêm vị ngọt ngào cho món ăn của bạn nhưng thực sự đường lại có rất ít chất dinh dưỡng. Theo chuyên gia dinh dưỡng Larry Trivieri, Burton Golberg và John W.Anderson (đồng tác giả cuốn sách “Alternative Medicine: The Definitive Guide”) những người tiêu thụ nhiều đường khi đang bị cảm có nguy cơ làm cơ thể khó hồi phục do bị nhiễm trùng nặng hơn. Tiêu thụ thực phẩm nhiều đường như bánh kẹo ngọt đồng nghĩa với việc dạ dày của bạn sẽ có ít khoảng trống để chứa những thực phẩm chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe như trái cây và rau củ.
Tuy các sản phẩm từ sữa rất giàu protein, canxi và vitamin D nhưng ở nhiều người chúng khiến triệu chứng cảm trở nên trầm trọng hơn. Sữa không chứa chất nhầy nhưng uống sữa có thể làm cho cổ họng bạn có nhiều đờm hơn. Đó là lý do mà bệnh nhân được khuyên nên hạn chế các sản phẩm từ sữa cho tới khi hoàn toàn bình phục. Đặc biệt bạn nên tránh xa những loại sữa hàm lượng béo cao, phô mai, sữa kem đặc khi đang bị cảm.
Các loại thịt nhiều chất béo như thịt cừu, bít tết hoặc món chiên rán như khoai tây chứa nhiều chất béo không bão hòa. Theo chuyên gia dinh dưỡng Trivieri, Golberg và Anderson, chúng làm cản trở hoạt động tiêu hóa và chức năng của hệ miễn dịch. Với những thực phẩm chứa nhiều chất béo khác như pizza, bánh mì kẹp thịt, gà rán, cá chiên, bánh mì bơ tỏi, phô mai và thịt đỏ, bạn cũng nên hạn chế ăn nếu không muốn bệnh nặng thêm.
Caffein là một chất đặc biệt có khả năng kích thích não bộ khiến con người tỉnh táo nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ làm cơ thể mất nước. Theo trung tâm y tế của trường đại học Maryland, việc duy trì độ ẩm và nghỉ ngơi đầy đủ là những yếu tố quan trọng để phòng ngừa bệnh cảm lạnh. Người bệnh nên hạn chế tiêu thụ thức ăn chứa cafein như socola, thức uống tăng lực, cà phê, trà, nước ngọt. Lý do bởi vì những thực phẩm này khiến các triệu chứng cảm lạnh trầm trọng hơn,
Cảm lạnh là căn bệnh rất khó tránh khỏi, đặc biệt với những người sống ở vùng khí hậu nóng ẩm mùa hè và khô lạnh vào mùa đông như Việt Nam. Bệnh này khiến cơ thể rất mệt mỏi khó chịu lại không có thuốc chữa trị dứt điểm. Vì thế bạn cần kết hợp uống thuốc giảm triệu chứng với những thực phẩm cần tránh khi bị cảm lạnh mới mong sớm bình phục.
Huyền Trang
Nguồn: Livestrong
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.