Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Tiêm chủng

Tiêm vắc xin cúm cho trẻ có bị sốt không? Biện pháp phòng bệnh cúm cho trẻ

Ngày 03/11/2023
Kích thước chữ

Vắc xin cúm là liệu pháp được thực hiện nhằm ngăn ngừa bệnh cúm, đặc biệt trên trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi, người có bệnh lý nền... sẽ không nhiễm bệnh, hoặc nếu nhiễm giúp giảm gánh nặng bệnh tật cũng như tử vong do bệnh cúm. Tiêm vắc xin cúm cho trẻ có bị sốt không? Nhà thuốc Long Châu nhận được rất nhiều câu hỏi với nội dung như trên, bài viết này sẽ giúp bố mẹ trả lời con có sốt sau tiêm không, những dấu hiệu có thể xảy ra với con nhỏ sau khi tiêm và cách phòng chống nhé.

Vắc xin cúm giống như bất kỳ loại chế phẩm sinh học, hay dược phẩm nào, đều có công dụng và các phản ứng bất lợi, tuy nhiên, hầu hết các phản ứng sau tiêm vắc xin nếu có thường rất nhẹ và nhanh chóng phục hồi, không để lại di chứng. Hầu hết trẻ em sức khỏe đều ổn định sau khi tiêm ngừa. Tác dụng phụ thường ở mức tối thiểu và kéo dài dưới 24 giờ. Một điều chắc hẳn rất nhiều bố mẹ đều quan tâm là liệu sau tiêm vắc xin cúm, trẻ có bị sốt không? Bố mẹ nên tìm hiểu kỹ những lưu ý và cách chăm sóc trẻ đúng cách trước và sau khi tiêm.

Tiêm vắc xin cúm cho trẻ có bị sốt không?

Vắc xin cúm giúp kích thích hệ miễn dịch tạo miễn dịch đặc hiệu chống lại vi rút cúm. Tuy vậy, để được phê duyệt cho sản xuất, lưu hành vắc xin cúm, các công ty, nhà sản xuất đã phải trải qua rất nhiều bước nghiêm ngặt, khắt khe trong quá trình phê duyệt. Bất cứ vắc xin nào cũng phải đạt tiêu chí an toàn, hiệu quả và không gây bệnh, thể hiện bằng các nghiên cứu khoa học có giá trị mới được cấp phép.

Tuy nhiên, vắc xin cúm vẫn có 1 tỷ lệ nhất định các phản ứng có thể xuất hiện sau khi tiêm. Thông thường hay gặp nhất là các phản ứng tại chỗ tiêm như sưng, nóng, đỏ, đau nhẹ, sốt nhẹ, đau đầu. Phản ứng ít và hiếm gặp có thể có sốt cao, ít đáp ứng thuốc hạ sốt, co giật, khó thở, li bì, mày đay cấp... Vậy nên, sau khi tiêm vắc xin cúm, hệ miễn dịch của cơ thể trẻ sẽ phản ứng, có thể sốt nhẹ hoặc rất ít gặp và hiếm gặp là sốt cao. Qua đây, bố mẹ đã hiểu rõ về phản ứng sau tiêm vắc xin cúm và không cần phải lo lắng.

Tiêm cúm cho trẻ có bị sốt không? Những lưu ý cần thiết để phòng cúm cho con nhỏ 1
Nhiều bố mẹ lo lắng không biết tiêm cúm cho trẻ có bị sốt không?

Có rất nhiều bậc cha mẹ thắc mắc: Phải chăng việc con mình không bị sốt có nghĩa là vắc xin không có tác dụng? Đây là quan điểm hoàn toàn chưa chính xác, điều quan trọng nhất là vắc xin cúm kích thích hệ miễn dịch của em bé tạo được miễn dịch đặc hiệu để phòng ngừa bệnh cúm. Sẽ là lý tưởng nhất nếu không có bất cứ phản ứng sau tiêm chủng. Trên đây là những chia sẻ nhằm giúp bố, mẹ trả lời cho vấn đề: “Tiêm cúm cho trẻ có bị sốt không?”.

Tại sao trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng cúm?

Vắc xin cúm được bào chế dưới dạng bất hoạt, điều đó có nghĩa là tùy thuộc vào công nghệ sản xuất vắc xin cúm mà thành phần chính của vắc xin là toàn bộ vi rút cúm hay chỉ một phần của vi rút cúm (vắc xin tiểu đơn vị - đại điện là Influvac Tetra, Vaxigrip Tetra, Ivacflu-S).

Sốt có thể xảy ra trong quá trình đáp ứng miễn dịch của cơ thể trẻ với kháng nguyên, hoặc thành phần khác như tá dược có trong vắc xin.

Đồng thời, với các yêu cầu nghiêm ngặt, khắt khe về tiêu chuẩn bào chế, lưu hành vắc xin phải luôn luôn đảm bảo tính an toàn, hiệu quả và không gây bệnh. Như vậy, sốt sau khi tiêm phòng không có nghĩa là trẻ thực sự bị bệnh cúm hoặc mũi tiêm không an toàn. 

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Việt Nam (VN CDC), tiêm vắc xin cúm có thể làm giảm khả năng mắc bệnh cúm từ 40 đến 60%. Và ngay cả khi trẻ bị nhiễm bệnh cúm, vắc xin có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng và nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe lâu dài do bệnh gây ra cho trẻ em.

Có nên cho con uống thuốc trước khi đi tiêm cúm để ngừa sốt sau khi tiêm không?

Câu trả lời là không cần thiết.

Các nghiên cứu so sánh đối chứng về việc dùng thuốc hạ sốt trước khi tiêm chủng vắc xin có tính sinh miễn dịch thấp hơn so với những người không dùng thuốc. Do đó, không nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt trước khi đi tiêm vắc xin vì chúng có thể làm giảm phản ứng miễn dịch của trẻ đối với tính sinh miễn dịch của vắc xin.

Tiêm cúm cho trẻ có bị sốt không? Những lưu ý cần thiết để phòng cúm cho con nhỏ 2
Không nên cho trẻ uống thuốc trước khi đi tiêm vắc xin

Rất nhiều bố mẹ đều thắc mắc tiêm cúm cho trẻ có bị sốt không và muốn con mình không bị sốt cao nên thường có suy nghĩ cho con uống thuốc hạ sốt trước khi đi tiêm cúm, điều đó là không hợp lý. Bố mẹ nên trao đổi, cung cấp đầy đủ thông tin trong quá trình thăm khám sàng lọc với bác sĩ khi tiêm cúm cho trẻ.

Chăm sóc trẻ nhỏ sau tiêm cúm đúng cách

Đôi khi trẻ có phản ứng nhẹ sau khi tiêm, chẳng hạn hay gặp nhất là sưng, đau tại chỗ tiêm, hoặc ít gặp hơn là phát ban, sốt. Nhiều bố mẹ thường lo lắng và luôn đặt ra hàng loạt câu hỏi: Tiêm cúm có bị "sốc thuốc" (hay còn gọi là phản ứng phản vệ), tiêm cúm cho trẻ có bị sốt không, trẻ có biếng ăn không,...

Bố mẹ có thể yên tâm những phản ứng trên hoàn toàn bình thường, chỉ cần chăm sóc trẻ đúng cách trước và sau tiêm để trẻ phát triển khỏe mạnh:

  • Đọc thông tin về vắc xin và tìm hiểu về các tác dụng phụ mà con bạn có thể gặp phải.
  • Hạ sốt bằng cách tắm nước ấm hoặc uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
  • Cho trẻ uống nhiều nước hơn. Việc một số trẻ ăn ít hơn trong 24 giờ sau khi tiêm chủng là điều bình thường.
  • Hãy chú ý nhiều hơn đến con bạn trong vài ngày. Nếu thấy con có những triệu chứng bất thường, hãy đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ hỗ trợ.
Tiêm cúm cho trẻ có bị sốt không? Những lưu ý cần thiết để phòng cúm cho con nhỏ 3
Hạ sốt bằng cách tắm nước ấm hoặc uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ

Cách để phòng ngừa bệnh cúm khi chăm sóc con nhỏ

Khi chăm sóc con nhỏ, đặc biệt lúc bản thân bố mẹ đang bị ốm, cảm cúm thì bố mẹ cần lưu ý những điều sau để không lây bệnh cho con:

Phòng ngừa đặc hiệu: Tiêm ngừa vắc xin phòng bệnh cúm.

Phương pháp phòng ngừa không đặc hiệu:

  • Nếu chúng ta có các triệu chứng cúm, hãy tránh tiếp xúc với người khác khi có thể, kể cả trẻ mà bạn chăm sóc. Khi đó, chúng ta sẽ nhờ người thân có sức khỏe tốt chăm sóc trẻ để hạn chế tiếp xúc với trẻ.
  • Khi ho và hắt hơi cần che miệng để không vô tình làm phát tán vi rút bắn ra xung quanh.
  • Rửa tay thường xuyên thật kĩ bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt là sau khi ho hoặc hắt hơi hoặc các dung dịch sát khuẩn thông thường khác.
  • Hạn chế không chạm vào mắt, mũi hoặc miệng, vi rút thường lây lan theo cách này.
  • Làm sạch và khử trùng các bề mặt thường xuyên chạm vào, đặc biệt là khi có người bị bệnh cúm.

Bài viết trên đã giúp các bố mẹ trả lời được câu hỏi: “Tiêm cúm cho trẻ có bị sốt không?” và hàng loạt lưu ý để bố mẹ chăm sóc con thật tốt. Nếu bố mẹ còn bất kỳ thắc mắc gì, vui lòng liên hệ Nhà thuốc Long Châu để được giải đáp.

Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là một trung tâm uy tín, chất lượng cao trong lĩnh vực tiêm chủng. Tại Long Châu, bạn có thể tiêm chủng vắc xin với sự an tâm về chất lượng dịch vụ, thuốc chính hãng cùng đội ngũ chuyên nghiệp hỗ trợ khách hàng. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu cam kết mang lại dịch vụ tiêm chủng an toàn, hiệu quả và chất lượng cho mọi khách hàng.

Xem thêm: 

Trẻ tiêm phòng không bị sốt có tốt không? Cần lưu ý điều gì?

Tác dụng phụ sau khi tiêm vacxin cúm nên biết

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Bác sĩNguyễn Văn My

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ đã có trên 20 năm kinh nghiệm làm việc với vai trò là Bác sĩ điều trị, đặc biệt là các bệnh liên quan đến chuyên ngành Truyền Nhiễm, Nhiệt đới. Nhiều năm trực tiếp thực hiện nghiên cứu về bệnh Sốt xuất huyết tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, với đối tác là Đơn vị nghiên cứu Lâm sàng của Đại học Oxford tại Hà Nội và hơn 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tiêm chủng Vắc xin: Nghiên cứu, đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn,... Đặc biệt là lĩnh vực xử trí các phản ứng sau tiêm.

Xem thêm thông tin