Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tiêm uốn ván làm gì, có cần thiết không?

Ngày 01/03/2019
Kích thước chữ

Việc tiêm phòng uốn ván là một việc vô cùng quan trọng cũng như cần thiết mà rất nhiều người quan tâm hiện nay. Nhiều người thường quan tâm rằng, việc tiêm phòng uốn ván thường diễn ra rất nhanh vậy tiêm uốn ván được bao lâu thì hết tác dụng cũng như thời gian tiêm loại vaccine này hợp lý nhất là trong bao nhiêu giờ…

 

Việc tiêm phòng uốn ván là một việc vô cùng quan trọng cũng như cần thiết mà rất nhiều người quan tâm hiện nay. Nhiều người thường quan tâm rằng, việc tiêm phòng uốn ván thường diễn ra rất nhanh vậy tiêm uốn ván được bao lâu thì hết tác dụng cũng như thời gian tiêm loại vaccine này hợp lý nhất là trong bao nhiêu giờ…

Tiêm phòng uốn ván là gì?

Uốn ván là một bệnh nguy hiểm mà mỗi người trong chúng ta luôn có nguy cơ mắc phải. Nha bào uốn ván tồn tại nhiều trong đất cát, khi gặp vết thương hở sẽ xâm nhập phát triển thành bệnh.

Tiêm phòng uốn ván là cách hữu hiệu duy nhất giúp bà bầu, người trưởng thành nói chung và trẻ em phòng tránh được căn bệnh này.

Bệnh uốn ván là gì?

Uốn ván  là gì, đây là một loại bệnh nhiễm trùng cấp tính có tỉ lệ tử vong rất cao do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) gây ra.

Tiêm uốn ván làm gì, có cần thiết không 1Uốn ván làm cho bệnh nhân vị co cứng cơ

Trực khuẩn này sẽ phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí, sau đó giải phóng ngoại độc tố vào máu và tấn công vào hệ vận động thần kinh – cơ, làm cho bệnh nhân bị co cứng cơ, xuất hiện các cơn co giật.

Tiêm uốn ván được bao lâu thì hết tác dụng?

Tùy thuộc vào từng mức độ tổn thương mà người bệnh gặp phải có nghiêm trọng hay không mà người bệnh có quyết định có nên tiêm uốn ván nữa không. Trong trường hợp, người bệnh tuy bị thương nhưng đã tiêm đủ các mũi vaccine đã được tiêm thì trong vòng 5 năm không cần phải tiêm lại nữa.

Trong trường hợp, tiêm uốn ván đau bắp tay và mũi tiêm đó đã quá 5 năm mà bản thân người bệnh nghi ngờ bị nhiễm uốn ván thì nên tiến hành tiêm ngay. Tránh để lâu biến chứng và khó điều trị bệnh lý này. Nếu bản thân người bệnh có tiền sử tiêm vaccine nhưng không rõ thì tốt nhất nên tiêm huyết thanh kháng uốn ván và kết hợp tiêm vaccine phòng bệnh.

Tiêm uốn ván được bao lâu sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tiểu sử tiêm phòng bệnh của người đó. Chẳng hạn, nếu một người tiêm phòng đủ các mũi vaccine thì thời gian phòng bệnh của mũi tiêm đó sẽ lên tới 5 năm và trong 5 năm đó tuyệt đối không cần lo lắng gì.

Trong trường hợp, người bệnh gặp phải tình trạng bị tai nạn khi lao động, sinh hoạt hay chơi thể thao mà để lại các vết thương hở khiến cho da bị trầy xước cũng như dập nát thì cần tiến hành xử lý vết thương nhanh chóng. Tiến hành rửa vết thương bằng dung dịch sát trùng và nhanh chóng di chuyển tới bệnh viện để tiêm phòng uốn ván. Lưu ý cần giữ vết thương thật sạch sẽ để tránh tình trạng nhiễm trùng.

Tiêm uốn ván làm gì, có cần thiết không 2Tiêm uốn ván được bao lâu thì hết tác dụng?

Những trường hợp nào cần được tiêm phòng uốn ván?

Tiêm uốn ván kiêng ăn gì? Vắc-xin tiêm phòng uốn ván được sử dụng cho các đối tượng sau:

Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15 – 44 tuổi): Sau 5 mũi tiêm phòng, sẽ có kháng thể phòng bệnh uốn ván suốt thời kì sinh đẻ. Hiệu lực bảo vệ có thể đạt 98 đến 100%.

Phụ nữ mang thai:

Chỉ cần tiêm 2 liều là bạn có thể bảo vệ cho con mình khỏi bị mắc bệnh uốn ván sơ sinh. Nếu thai phụ chưa được tiêm phòng uốn ván thì phải tiêm 2 mũi uốn ván theo nguyên tắc sau: thời gian tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 1 tháng và trước khi sinh ít nhất 15 ngày.

Thời gian thích hợp để thai phụ tiêm phòng uốn ván mũi đầu tiên là vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kì. Mũi thứ hai tiêm sau đó 1 tháng.

Nếu bà bầu đã tiêm phòng đủ 2 mũi uốn ván hoặc mới chỉ tiêm 1 mũi trước đây thì cần tiêm 1 mũi tháng thứ 4 hoặc thứ 5.

Những người có nguy cơ mắc cao:

Công nhân làm vườn hoặc làm việc ở các trang trại hoặc nông trường chăn nuôi gia súc gia cầm; công nhân xây dựng tại các công trường,  người dọn vệ sinh cống rãnh, dọn rác.

Những đối tượng này được tiêm miễn dịch 3 liều trong thời gian 6 tháng, có tác dụng bảo vệ 5 năm. Sau thời gian 5 – 10 năm tiêm nhắc lại 1 liều sẽ bảo vệ phòng bệnh uốn ván suốt đời.

Khắc phục tình trạng sưng đau sau tiêm uốn ván

Tiêm uốn ván làm gì, có cần thiết không 3Tiêm uốn ván làm gì, có cần thiết không?

Có nhiều phương pháp khác nhau để khắc phục tình trạng đau nhức này. Thông thường, thời gian một mẹ bầu tiêm uốn ván đau bắp tay từ 6 – 8 giờ, nếu lâu có thể kéo dài 2 – 4 ngày. Tùy thuộc vào mức độ nhạy cảm của mỗi người.

Chườm tay bằng đá lạnh

Để giảm sưng đau, mẹ có thể chườm lạnh chỗ tiêm bằng cách sử dụng một viên đá nhỏ, bọc vào trong túi vải rồi chườm nhẹ vào vị trí tiêm. Mẹ để viên đá vào vị trí tiêm 30 giây, sau đó nhấc xuống 5 giây và lại tiếp tục tiến hành chườm.

Tiến hành chườm như vậy khoảng 20 – 30 phút. Nếu trong khoảng 24 giờ kể từ giờ tiêm mà vết thương vẫn đau nhức cũng như sưng thì có thể chườm nóng để vết thương được tan nhanh hơn. Có một lưu ý đó chính là tuyệt đối không xoa viên đá lên vết tiêm vì có thể gây nên tình trạng bỏng lạnh.

Sử dụng biện pháp dân gian.

Tiêm uốn ván đau bắp tay có thể sử dụng một số phương pháp dân gian như dùng nước vôi ăn trầu hoặc cũng có thể sử dụng một lát khoai tây mỏng rồi đắp lên vết sưng đau. Tuy các phương pháp này khá đơn giản nhưng hiệu quả mà nó mang lại cực cao.

Hoàng Dương

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin