Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Gạo lứt có hàm lượng đường thấp nhưng rất giàu chất xơ và hợp chất thực vật có lợi cho sức khỏe. Vậy người tiểu đường thai kỳ ăn gạo lứt được không?
Gạo là loại thực phẩm phổ biến nhất trên thế giới. Có nhiều loại gạo với hàm lượng dinh dưỡng và chỉ số đường huyết khác nhau. Trong đó, gạo lứt (loại chỉ được loại bỏ vỏ trấu, giữ nguyên lớp cám bên ngoài) là loại gạo có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn nhưng chỉ số đường huyết lại thấp hơn gạo thường. Vậy tiểu đường thai kỳ ăn gạo lứt được không?
Tiểu đường là bệnh lý về rối loạn chuyển hóa đường huyết với biểu hiện đặc trưng là sự dư thừa đường trong máu. Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này là do cơ thể thiếu insulin hoặc kháng insulin. Hormone insulin được sản xuất ở tuyến tụy. Nó có nhiệm vụ chuyển hóa đường trong máu thành năng lượng. Khi thiếu hụt hoặc kháng insulin, đường trong máu không được chuyển hóa hiệu quả nên dư thừa và dẫn đến bệnh tiểu đường.
Tiểu đường thai kỳ là bệnh tiểu đường phát triển trong thời gian người phụ nữ mang thai. Thai phụ bị tiểu đường trước khi mang thai không được tính là tiểu đường thai kỳ. Khác với tiểu đường thứ phát, tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2, tiểu đường thai kỳ có thể tự khỏi sau sinh. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát tốt đường huyết, tiểu đường thai kỳ mang đến vô vàn biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Chọn lọc và sử dụng những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp là cách hiệu quả để kiểm soát đường huyết. Gạo là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường thai kỳ nên chọn loại gạo có chỉ số đường huyết thấp để sử dụng. Đây là lý do nhiều bà bầu muốn biết tiểu đường thai kỳ ăn gạo lứt được không?
Gạo lứt là loại gạo chỉ được xay xát để loại bỏ vỏ trấu bên ngoài. Thành phần dinh dưỡng của gạo lứt bao gồm tinh bột, protein, chất béo, chất xơ, các vitamin nhóm B (B1, B3, B5, B6) và nhiều nguyên tố vi lượng (đồng, selen, magie, photpho, kẽm, sắt, kali và mangan, thiamin, niacin,..) tốt cho sức khỏe.
Đây là thực phẩm nên có mặt trong thực đơn ăn uống lành mạnh bởi những công dụng của gạo lứt như:
Với câu hỏi “tiểu đường thai kỳ ăn gạo lứt được không?”, các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra câu trả lời là có. Đây là lựa chọn thay thế lý tưởng cho gạo tinh chế đối với người bị bất cứ dạng tiểu đường nào.
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có thể dùng gạo lứt để nấu cơm, nấu cháo hoặc rang lên để nấu nước uống. Nhưng dù sử dụng theo cách nào, mẹ bầu cũng nên lưu ý: Gạo lứt không hề chứa ít tinh bột hơn gạo tinh như nhiều người vẫn nghĩ. Vì vậy, khi ăn gạo lứt mẹ bầu vẫn cần tính toán lượng ăn hợp lý. Lượng tinh bột chỉ nên chiếm 1/4 khẩu phần ăn của bệnh nhân tiểu đường. Mẹ bầu nên ăn rau củ trước, rồi đến thức ăn sau đó mới là cơm.
Gạo lứt chỉ nên là một phần của chế độ ăn uống. Một bữa ăn của bà bầu cần đầy đủ các nhóm chất và đa dạng thực phẩm. Mẹ bầu nên kết hợp ăn gạo lứt với các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp để kiểm soát đường huyết ở ngưỡng an toàn. Sau các bữa ăn, mẹ bầu nên đo đường huyết để điều chỉnh lượng cơm và thức ăn cho phù hợp.
Vậy tiểu đường thai kỳ ăn gạo lứt được không? Gạo lứt là lựa chọn hoàn hảo cho một chế độ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, có một lưu ý nhỏ dành cho mẹ bầu đó là gạo lứt thường cứng và khô hơn, nên trước khi nấu bạn có thể ngâm trước với nước cơm sẽ mềm và dễ ăn hơn. Và dù ăn gạo lứt theo cách nào, hãy nhớ ăn với lượng vừa đủ bạn nhé!
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.