Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Ngày 19/09/2017
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không là câu hỏi mà nhiều thai phụ và gia đình quan tâm. Cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị bệnh nhé. Thực tế

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không là câu hỏi mà nhiều thai phụ và gia đình quan tâm. Cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị bệnh nhé.

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị 1
Tiểu đường thai kỳ sẽ để lại biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời

Thực tế cho thấy người mắc tiểu đường thai kỳ vẫn có khả năng mang bầu và sinh con thông minh, khỏe mạnh. Tuy nhiên, có một số trường hợp nếu không được phát hiện kịp thời thì có thể gây ra biến chứng nguy hiểm cho người mẹ như:

  • Tiền sản giật
  • Nhiễm trùng đường tiểu
  • Một số trường hợp có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 sau khi sinh

Bệnh tình trở nặng cũng có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi nằm trong bụng mẹ:

  • Nếu mẹ bị hạ đường huyết quá sẽ làm trẻ bị co giật
  • Trẻ dễ mắc bệnh vàng da, suy hô hấp
  • Ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của bé

Nguyên nhân gây ra tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị 2
Lúc mang thai, tuyến tụy không hoạt động bình thường là nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ

Có hai nguyên nhân dẫn tới hiện tượng tiểu đường ở phụ nữ mang thai. Trường hợp thứ nhất, người đó bị tiểu đường trước khi mang bầu. Trường hợp thứ hai, khi mang bầu hormone nhau thai đã làm rối loạn quá trình sản xuất insulin. Lúc này cơ thể thai phụ cần lượng insulin lớn hơn bình thường, thậm chí có khi gấp 2 lần. Do nhu cầu tăng cao mà tụy không sản sinh ra đủ insulin để điều hòa làm glucose trong máu tăng cao. Đó chính là nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ.

Nhưng cũng có trường hợp mẹ bầu vẫn bị tiểu đường như do nguyên nhân khác như:

  • Tăng cân nhanh, béo phì
  • Sinh con muộn sau tuổi 35
  • Gia đình có người tiểu đường thai kỳ

Cách điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị 3
Thường thì bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ tự khỏi sau khi sinh

Thông thường người bị bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ tự khỏi sau khi sinh con nhưng nếu không phát hiện bệnh tình sớm để có chế độ sinh hoạt khoa học sẽ gây biến chứng rất nặng cho cả người mẹ lẫn em bé. Cách chữa bệnh tiểu đường thai kỳ thực tế là việc giữ ổn định lượng đường trong máu.

Khi mới mang thai mấy tháng đầu tiên, thai phụ nên đi khám để phát hiện dấu hiệu của bệnh sớm nhất có thể. Đặc biệt với người nào có người thân trong gia đình từng bị bệnh này trước đây. Ngày nay, việc kiểm tra đường huyết trong máu khá là dễ dàng, bạn có thể đến các cơ sở y tế hoặc đến ngay bệnh viên Nhiệt đới để thăm khám. Thậm chí sử dụng máy thử đường huyết tại nhà cũng phát hiện được bệnh.

Nếu bị kết luận mắc tiểu đường thai kỳ thì các bà bầu đừng quá lo lắng mà ảnh hưởng tới tâm trạng. Chỉ cần thiết lập rồi thực hành chế độ ăn uống của tiểu đường thai kỳ kết hợp với việc tập luyện là có thể duy trì được đường huyết ổn định trong cơ thể.

Một số thực phẩm lành mạnh mà bệnh nhân tiểu đường thai kỳ nên sử dụng mỗi ngày như:

  • Hoa quả tươi tốt cho bệnh tiểu đường: táo, anh đào, bưởi, ổi,…
  • Bổ sung thêm rau xanh trong bữa ăn: rau dền, rau bina, xúp lơ,…

Nhớ là nên ăn các thực phẩm ít chất béo và calo, tăng cường các thực phẩm giàu vitamin và chất xơ bạn nhé.

Với chế độ tập luyện cho bệnh nhân tiểu đường thai kỳ, bạn không cần tập với cường độ cao mà quan trọng là phải tập được đều đặn. Việc này giúp bà bầu nâng cao sức khỏe, tăng cường sức để kháng, hỗ trợ tốt để sinh con dễ dàng sau này. Đặc biệt tập luyện thường xuyên chính là cách để ổn định lượng đường trong máu. Các môn thể thao lý tưởng cho mẹ bầu lúc này là: đi bộ, đạp xe, yoga,…

Chúc bạn duy trì được sức khỏe ổn định để sớm sinh ra những em bé khỏe mạnh, thông minh nhé.

Huyền Trang

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm