Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tiểu ra máu ở trẻ em có nguy hiểm không?

Ngày 10/09/2022
Kích thước chữ

Sức đề kháng của trẻ em yếu hơn hẳn so với người lớn. Chính vì vậy nếu ăn uống không điều độ, không đủ chất, thời tiết thay đổi, trẻ có nguy cơ cao bị bệnh, nhất là bệnh tiểu ra máu. Khi phát hiện trẻ có triệu chứng tiểu ra máu, các phụ huynh sẽ rất hoang mang và lo lắng, tuy nhiên lúc này các bố mẹ nên bình tĩnh để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. 

Vậy bệnh tiểu ra máu ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không, nguyên nhân, cách điều trị bệnh như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé. 

Tiểu ra máu ở trẻ em có nguy hiểm không?

Ở trẻ em bệnh tiểu ra máu ngày nay khá phổ biến nên cần theo dõi thường xuyên, tránh rủi ro. Tiểu ra máu chia thành 2 loại đó là loại có thể quan sát khi đi tiểu và loại phát hiện khi xét nghiệm. 

Hiện nay nhiều người chưa hiểu rõ những nguy hiểm có thể xảy ra đối với trẻ tiểu ra máu. Thực tế bệnh này không phải lúc nào cũng nguy hiểm, ví dụ như khi trẻ dùng các loại thức ăn như củ cải đường, quả mâm xôi,... thì khi bé đi tiểu sẽ ra nước màu đỏ. 

Trong một số trường hợp, nước tiểu có xuất hiện các tế bào hồng cầu rồi biến mất hay khi dùng thuốc chống đông, thuốc chữa ung thư cũng sẽ dẫn đến tình trạng nước tiểu có màu hơi ngả đỏ. Do đó bạn không cần quá lo lắng vì các triệu chứng sẽ nhanh chóng biến mất đi sau một vài ngày. 

Tình trạng tiểu ra máu sẽ nghiêm trọng khi nó đi kèm với một số triệu chứng khác như trẻ quấy khóc, chán ăn, ho, sốt kéo dài, tiểu máu đại thể thường xuyên, da bị tổn thương, chức năng suy thận giảm, có khối u ở thận hay bị dị dạng ở đường tiết niệu. Ở những trường hợp này, các bậc phụ huynh cần đi khám ngay để được điều trị tốt nhất, không nên chủ quan. 

Tiểu ra máu ở trẻ em có nguy hiểm? 1

Bệnh tiểu ra máu ở trẻ em ngày nay khá phổ biến nên cần theo dõi thường xuyên

Nguyên nhân gây tiểu ra máu ở trẻ

Tiểu ra máu xảy ra là khi hồng cầu bị lẫn trong nước tiểu. Một số trường hợp lượng máu trong nước không nhiều nên được phát hiện thông qua xét nghiệm, tuy nhiên có trường hợp lượng máu trong nước tiểu nhiều làm đổi màu sắc nước tiểu thì chúng ta có thể quan sát bằng mắt thường. 

  • Do trẻ sử dụng các loại thực phẩm có màu đỏ giống máu như củ dền đỏ, thanh long đỏ, củ cải đường,... sẽ dẫn đến tình trạng nước tiểu bị đổi màu sắc, có màu đỏ nên dễ bị nhầm với tình trạng tiểu ra máu. Khi dừng ăn các loại thực phẩm này thì tình trạng tiểu ra màu đỏ sẽ biến mất. 
  • Tiểu ra máu sẽ xuất hiện trong một vài ngày do vận động mạnh.
  • Do sử dụng các loại thuốc điều trị, thuốc chống đông,... khi ngưng sử dụng thì tình trạng tiểu ra máu sẽ cải thiện.
  • Hệ tiết niệu bị tổn thương làm tăng nguy cơ tiểu ra máu, chẳng hạn như thận bị tắc, xuất hiện nang trong thận khiến trẻ tiểu ra máu. Trường hợp này cần siêu âm để chẩn đoán bệnh.
  • Một số bệnh có tính di truyền như bệnh hồng cầu hình liềm, thận đa nang, hội chứng alport,... cũng gây ra tiểu ra máu.
  • Mất cân bằng muối khoáng: Khi cơ thể có nồng độ canxi cao trong nước tiểu sẽ khiến trẻ bị đau rát khi tiểu kèm theo tình trạng tiểu ra máu. Những trẻ mắc tình trạng này sẽ có nguy cơ bị sỏi thận trong tương lai. Một lưu ý là các bố mẹ không nên tự ý điều trị cho con bằng cách giảm cung cấp canxi trong các bữa ăn của con vì nếu thiếu canxi sẽ ảnh hưởng đến hệ xương khớp của con. 
  • Bệnh viêm cầu thận là một bệnh khá phổ biến ở trẻ, nếu ở mức độ nhẹ thì có thể tự khỏi, nhưng nếu bệnh nặng thì cần điều trị thuốc trong một thời gian dài. 
  • Nhiễm trùng tiết niệu: Đây là nguyên nhân thường gặp nhưng ít gây nguy hiểm nếu được phát hiện sớm và áp dụng phương pháp điều trị. Phần lớn là sử dụng kháng sinh để điều trị. 

Như vậy các phụ huynh có thể thấy có nhiều nguyên nhân khiến trẻ tiểu ra máu. Nếu do thói quen sinh hoạt thì tình trạng này không quá nguy hiểm, các bậc phụ huynh cần điều chỉnh lại thói quen cho trẻ. Nếu trong trường hợp tiểu ra máu do bệnh lý thì mẹ không nên chủ quan mà cần đưa con đi khám để được chẩn đoán và điều trị. 

Tiểu ra máu ở trẻ em có nguy hiểm? 2

Do trẻ sử dụng các loại thực phẩm có màu đỏ giống máu

Cần làm gì khi trẻ bị tiểu ra máu?

Khi trẻ bị tiểu ra máu, các phụ huynh cần làm gì? Lúc này các phụ huynh không cần quá lo lắng vì nếu điều trị đúng cách, tình trạng bệnh sẽ được cải thiện rõ rệt và không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. 

  • Khi gặp tình trạng này, các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đi khám để kịp thời tìm ra bệnh và tìm ra hướng điều trị tốt nhất, đồng thời cần cho trẻ uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Nên bổ sung thêm rau xanh, thực phẩm chứa nhiều chất xơ, hoa quả,...
  • Theo dõi sức khỏe của trẻ, loại bỏ các thói quen không tốt khiến tiểu ra máu.
  • Thực hiện các xét nghiệm cần thiết cho trẻ, tái khám đúng thời gian bác sĩ yêu cầu để theo dõi.
  • Vệ sinh sạch sẽ cơ thể, giữ ấm có trẻ, bổ sung các dưỡng chất cần thiết để tăng sức đề kháng.
  • Trẻ trong độ tuổi 5 tháng hay 6 tháng tuổi đi tiểu ra máu sẽ nguy hiểm và khó lường hơn so với trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên nên các bậc phụ huynh cần phải đặc biệt lưu ý. 

Tiểu ra máu ở trẻ em có nguy hiểm? 3

Thực hiện các xét nghiệm cần thiết cho trẻ, tái khám đúng thời gian bác sĩ yêu cầu để theo dõi

Như vậy có thể thấy, tiểu ra máu không phải lúc nào cũng nguy hiểm đến tính mạng mà phải tùy vào từng nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng cần theo dõi cẩn thận các triệu chứng trên cơ thể của bé để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp. 

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin