Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tìm hiểu sẹo lồi có nên xăm không?

Ngày 05/06/2022
Kích thước chữ

Có lẽ mỗi chúng ta đều có những vết thương mà sau quá trình phục hồi để lại sẹo lồi trên bề mặt da. Những vết sẹo này sẽ ảnh hưởng tới ngoại hình, thẩm mỹ, thậm chí ảnh hưởng tới tâm lý của người mang sẹo. Vì thế, rất nhiều người lựa chọn xăm hình để che đi vết sẹo lồi trên cơ thể. Vậy sẹo lồi có nên xăm không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Sẹo lồi có nên xăm không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Trên người bạn đã có vết sẹo nào chưa, tình trạng sẹo hiện tại của bạn và mục đích xăm hình của bạn là gì? Nhà Thuốc Long Châu xin gửi tới bạn câu trả lời cụ thể về từng trường hợp, đồng thời đưa ra lời khuyên tốt nhất dành cho người bị sẹo lồi.

Sẹo lồi là gì?

Sẹo lồi là tình trạng tế bào xơ phát triển quá mức trong quá trình hồi phục vết thương, tạo nên khuyết điểm trên cơ thể và gây mất thẩm mỹ làn da.

Trong quá phục hồi vết thương trên bề mặt da, nếu chăm sóc thiếu cẩn thận và chưa đúng cách có thể làm mất cân bằng quá trình tổng hợp và phân hủy collagen. Tuỳ theo mức độ tổn thương, tác động trong quá trình hồi phục mà có thể có các loại sẹo khác nhau, vết sẹo lớn hay nhỏ.

Sẹo lồi chiếm phần lớn trong các loại sẹo thường thấy. Nó ít gây cảm giác ngứa hay nhức nhưng lại gây mất thẩm mỹ, khiến người có sẹo lồi thiếu tự tin trong sinh hoạt hàng ngày. Càng về sau, khối sẹo sẽ phát triển quá thừa, nhô lên bề mặt da lân cận, lan rộng ngoài ranh giới sẹo, hình dạng không đều, sậm màu và cứng hơn so với vùng da lành xung quanh.

Sẹo lồi có nên xăm không? 1 Sẹo lồi trên da

Khoảng từ 10 - 30 tuổi có nguy cơ bị sẹo lồi cao nhất. Mặc dù chưa có nghiên cứu khoa học rõ ràng nhưng đa phần nữ giới có xu hướng hình thành sẹo lồi hiều hơn nam giới. Các vết sẹo lồi gây mất thẩm mỹ, khiến các chị em phụ nữ cảm thấy thiếu tự tin khi diện quần áo hoặc giao tiếp với người đối diện.

Nguyên nhân bị sẹo lồi?

Có nhiều yếu tố tác động đến việc hình thành sẹo lồi: Do các yếu tố di truyền, cơ địa, nguồn dinh dưỡng không đảm bảo, môi trường, nhiễm khuẩn…

  • Cơ địa: Người có cơ địa sẹo lồi thường dễ hình thành sẹo sau phẫu thuật, vết thương, tai nạn, tổn thương trên da… Chúng thường xuất hiện tại phần tổn thương, khi sờ có cảm nhận căng bóng, hơi cứng.
  • Do thực phẩm thường ngày: Những thực phẩm như hải sản, đồ nếp, các loại thịt lạ, trứng, sữa, rau muống... Trong giai đoạn phục hồi, nếu sử dụng những thực phẩm trên có thể dẫn tới gây sẹo lồi thậm chí khiến sẹo lan rộng.
  • Vệ sinh chưa đúng cách: Tần suất vệ sinh chưa đủ và đều đặn hay kéo căng khi băng bó vết thương làm vùng da tại vết thương hình thành sẹo lồi.
  • Môi trường: Môi trường ô nhiễm cùng với cách vệ sinh sát khuẩn vết thương không thường xuyên gây nhiễm khuẩn hay tồn tại những di vật như bụi bẩn, cát, đất, lông, sợi tơ… Điều đó không chỉ càng làm tình trạng vết thương lâu lành mà còn có nguy cơ nhiễm trùng.
Sẹo lồi có nên xăm không? 2  Vệ sinh vết thương chưa đúng cách gây nhiễm trùng

Sẹo lồi có nên xăm không?

Về cấu tạo, sẹo hình thành do sự tăng sinh quá mức, nhô cao và cứng hơn so với làn da thông thường. Hiện nay, rất nhiều người, đặc biệt là các chị em phụ nữ có xu hướng lựa chọn xăm là một trong những giải pháp để che đi vết sẹo lồi trên da, đồng thời đem lại thẩm mỹ tối ưu. Qua bàn tay của các thợ xăm hình, bạn không chỉ che đi vết sẹo kém duyên mà còn sở hữu hình xăm đậm chất nghệ thuật, tạo cá tính riêng.

Sẹo lồi có nên xăm hay không còn tuỳ vào cơ địa mỗi người và tính chất vết sẹo mà có giải pháp khác nhau khắc phục. Để biết sẹo lồi có nên xăm không cần xác định rõ các trường hợp sẹo lồi lành tính cụ thể như sau:

  • Kích thước sẹo nhỏ, không có sự chênh lệch nhiều so với vết thương ban đầu.
  • Màu sắc sẹo tương đồng với màu da để tránh làm tổn thương nhiều lên vết sẹo trong quá trình xăm tạo màu.
  • Sẹo có tính đàn hồi khi ấn không gây căng, tức, đau.
Sẹo lồi có nên xăm không? 3 Sẹo lồi có nên xăm không?

Sẹo lồi ác tính là những vết sẹo cứng, kích thước lớn, cấu trúc mô xơ phức tạp, cảm giác ngứa gây ra cho người có sẹo. Đối với trường hợp sẹo lồi ác tính, việc xăm với mục đích che sẹo lại không phải là phương án phù hợp, thậm chí có có thể gây những biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt, đối với người có cơ địa dễ tạo sẹo càng không nên sử dụng phương pháp này bởi không mang lại hình xăm mong muốn mà có thể còn để lại hậu quả nghiêm trọng.

Hạn chế sẹo lồi bằng cách nào?

  • Đối với mỗi vết thương khác nhau về mức độ, độ rộng cần thời gian phục hồi khác nhau, trong thời gian đó hạn chế tối thiểu các tác động có hại đến vùng da tổn thương.
  • Xử lý vết thương kịp thời, đúng cách trước khi sẹo xuất hiện, tránh để tồn tại dị vật, bụi bẩn gây nhiễm trùng. Giữ cho vết thương sạch sẽ khô thoáng, bạn nên khâu vết thương càng sớm càng tốt. Nếu vết thương vào giai đoạn phục hồi hoặc nặng hơn là bị nhiễm trùng. Vùng da bị tổn thương sẽ có nguy cơ để lại sẹo cao.
  • Tuyệt đối không sử dụng các loại lá đắp không có tác dụng, các loại kem bôi không rõ nguồn gốc, các chất hóa học độc hại làm tăng nguy cơ viêm nhiễm vùng da tổn thương. Cần tìm hiểu và xác định rõ những sản phẩm uy tín có kiểm chứng giấy tờ và quan trọng hợp cơ địa người mang sẹo.
  • Không tự ý sử dụng các vật sắc, nhọn đâm chọc vào vùng da tổn thương trong quá trình hồi phục. Không tạo áp lực đè nén lên vùng da mang vết thương.
  • Bổ sung thực phẩm lành mạnh, thanh đạm, tránh đồ tanh, cay, nóng, gây dị ứng, đồ nếp, rau muống…Không sử dụng rượu, bia, các chất kích thích có hại tới sức khoẻ người đang trong quá trình hồi phục vết thương.
  • Tránh để vùng bị thương tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng gắt của mặt trời bởi lượng tia UV cao trong nắng gắt làm tổn thương da và vết sẹo có độ chênh lệch về màu nhiều hơn so với dùng da lân cận.

Những vết sẹo hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau vì vậy xăm không phải giải pháp duy nhất mà còn rất nhiều phương pháp để tối ưu trong việc xóa bỏ sẹo hoàn toàn, trả lại màu sắc ban đầu cho làn da. Nếu bạn hoặc người thân đang phân vân: "Liệu sẹo lồi có nên xăm không?", Nhà Thuốc Long Châu hi vọng bài viết trên đây đã mang lại những kiến thức cơ bản và bổ ích để bạn có hướng lựa chọn tốt nhất nhé!

Ánh Vũ 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin