Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tìm hiểu về bệnh tăng nhãn áp bẩm sinh nguyên phát

Ngày 06/06/2022
Kích thước chữ

Bệnh tăng nhãn áp bẩm sinh nguyên phát ở mắt rất nguy hiểm, vì vậy các bố mẹ nên đặc biệt quan tâm và chú ý những dấu hiệu để ngăn chặn và điều trị kịp thời cho con trẻ.

Bệnh tăng nhãn áp bẩm sinh nguyên phát thường xuất hiện khi bé được vài tháng tuổi đầu. Điều quan trọng của bệnh này là phát hiện và điều trị nhanh chóng nhằm kiểm soát và ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn. Để hiểu rõ hơn về bệnh tăng nhãn áp bẩm sinh nguyên phát thì cùng chúng tôi theo dõi bài viết sau đây nhé

Bệnh tăng nhãn áp bẩm sinh nguyên phát là gì?

Đây là một loại thuộc bệnh tăng nhãn áp, lúc này áp lực dịch trong mắt cao gây tổn thương đến thần kinh thị giác. Bệnh tăng nhãn áp bẩm sinh nguyên phát thường được chẩn đoán khi trẻ dưới 1 tuổi. Đặc trưng bất thường của bệnh này là việc hình thành kênh dẫn lưu mắt là màng lọc thủy dịch. Khi đó, thủy dịch liên tục chảy trong mắt từ khu vực này sang khu vực phía sau mống mắt đến màng lọc thủy dịch dạng sàng và chảy trở vào lại trong máu.

Nếu trẻ mắc phải bệnh tăng nhãn áp bẩm sinh nguyên phát thì màng lọc thủy dịch sẽ không còn hoạt động đúng khiến cho thủy dịch di chuyển một cách khó khăn dẫn đến tăng nhãn áp. Hiện tượng áp suất cao trong mắt có thể gây tổn thương đến các dây thần kinh thị giác và dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn nếu chúng không được điều trị và ngăn chặn kịp thời.

Tìm hiểu về bệnh tăng nhãn áp bẩm sinh nguyên phát 1 Bệnh tăng nhãn áp bẩm sinh nguyên phát ở trẻ sơ sinh

Các triệu chứng thường gặp của tăng nhãn áp bẩm sinh nguyên phát

Các triệu chứng đặc trưng nhất của tăng nhãn áp bẩm sinh nguyên phát là chảy nhiều nước mắt, nhạy cảm với ánh sáng (sợ ánh sáng), có thắt hoặc nén áp mí mắt.

Nếu thấy trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ có những biểu hiện của các triệu chứng này thì các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến bác sĩ ngay lập tức để thăm khám vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh tăng nhãn áp. Có những trường hợp trẻ có thể gặp phải những triệu chứng khác không có trong đề cập trên. 

Khi nào nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ?

Để chẩn đoán và điều trị bệnh tăng nhãn áp bẩm sinh nguyên phát để có thể ngăn ngừa những diễn biến nặng hơn và tránh các tình huống phải cấp cứu. Thế nên, bạn hãy đưa trẻ đến bác sĩ càng sớm càng tốt tránh tình trạng này xảy ra.

Để ý con trẻ và thấy có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng trên thì liên hệ với bác sĩ để tham khảo ý kiến và lựa chọn phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh tăng nhãn áp bẩm sinh nguyên phát

Nếu như tế bào mắt và mô của trẻ không phát triển bình thường trước khi sinh thì sự thoát lưu của thủy dịch sẽ gặp trục trặc sau khi trẻ ra đời. Hiện tại, các chuyên gia chưa tìm ra được nguyên nhân gây ra tình trạng này, một số trường hợp là do di truyền còn một số khác thì không phải. 

Tìm hiểu về bệnh tăng nhãn áp bẩm sinh nguyên phát 2 Nguyên nhân gây bệnh tăng nhãn áp bẩm sinh nguyên phát

Đối tượng nào thường mắc phải bệnh tăng nhãn áp bẩm sinh nguyên phát

Bệnh tăng nhãn áp bẩm sinh nguyên phát ảnh hưởng đến trẻ em mới sinh đến 3 tuổi, trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ mắc phải bệnh này. Bởi đây là một trạng bệnh nghiêm trọng và bạn cần phải chú ý.

Những trường hợp không được điều trị kịp thời cũng là nguyên nhân dẫn đến mù lòa. Vì vậy, bạn nên kiểm soát bệnh này nhằm giảm thiểu các yếu tố nguy cơ xấu xảy ra.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh 

Chúng ta sẽ không biết trước được trẻ có bị bệnh tăng nhãn áp bẩm sinh nguyên phát hay không. Nếu bố mẹ có tiền sử gia đình mắc bệnh này thì trẻ có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Trường hợp con đầu hoặc thứ hai mắc bệnh thì người tiếp theo cũng có khả năng mắc bệnh và tỷ lệ bé trai mắc vện cao gấp hai lần so với các bé gái. Có khi bệnh này chỉ tác động một bên mắt nhưng hầu hết là cả hai bên mắt.

Điều trị bệnh tăng nhãn áp bẩm sinh nguyên phát

Các kỹ thuật y tế chẩn đoán

Tùy vào độ tuổi của trẻ để có thể tiến hành một số xét nghiệm. Đối với trẻ sơ sinh sẽ dễ dàng kiểm tra khi trẻ buồn ngủ. Hầu hết, các bác sĩ thường kiểm tra sau khi đã gây tê hoặc gây mê cho trẻ và có thể thực hiện điều trị ngay tại thời điểm đó. Quy trình kiểm tra bệnh tăng nhãn áp bẩm sinh nguyên phát như sau:

  • Kiểm tra thị lực.
  • Đo khúc xạ.
  • Đo nhãn áp.
  • Xem trực tiếp màng lọc thủy dịch.
  • Kiểm tra các dây thần kinh thị giác.

Tìm hiểu về bệnh tăng nhãn áp bẩm sinh nguyên phát 3 Các kỹ thuật y tế chuẩn đoán bệnh tăng nhãn áp bẩm sinh nguyên phát

Các phương pháp điều trị bệnh 

Hiện nay, phẫu thuật luôn là một sự lựa chọn đầu tiên vì việc gây mê cho trẻ sơ sinh là khá nguy hiểm nên sẽ thực hiện ngay sau khi chẩn đoán ra bệnh này. Nếu trường hợp cả hai mắt của trẻ đều bị ảnh hưởng thì bác sĩ sẽ thực hiện cả hai mắt cùng một lúc. Khi đó, phẫu thuật sẽ diễn ra ngay lập tức, kèm theo là kê toa thuốc nhỏ mắt, thuốc uống hoặc kết hợp cả hai để giúp kiểm soát nhãn áp hiệu quả hơn.

Nhiều trường hợp bác sĩ thực hiện vi phẫu, dùng dụng cụ nhỏ để tạo một đường thoát dịch cho các chất dịch dư thừa hoặc bác sĩ sẽ cấy một van nhỏ để đưa dịch ra khỏi mắt.

Như vậy, với những thông tin chia sẻ về bệnh tăng nhãn áp bẩm sinh nguyên phát có thể giúp bố mẹ quan tâm chú ý nhiều hơn đến những biểu hiện của con trẻ. Từ đó có thể phát hiện các dấu hiệu và kịp thời chữa trị, phòng ngừa những trường hợp xấu có thể xảy ra, giúp trẻ có đôi mắt sáng và khỏe mạnh. 

Kim Thoại

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm