Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hiện nay, có hàng triệu người trên toàn thế giới bị mù vì bệnh tăng nhãn áp, khiến nó trở thành nguyên nhân gây mù cao thứ ba trên toàn thế giới. Vì thế, “Bệnh tăng nhãn áp có chữa được không?” trở thành câu hỏi được rất nhiều người quan tâm.
Tăng nhãn áp là một bệnh không có bất kỳ dấu hiệu nào, nhưng hậu quả mà nó mang lại khá lớn. Các triệu chứng của bệnh thường phát triển chậm trong nhiều năm. Nhiều bệnh nhân chỉ tìm cách điều trị khi họ nhận thấy mình bị mất thị lực – một biến chứng của tăng nhãn áp. Vậy bệnh tăng nhãn áp có chữa được không? Hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi trong bài viết dưới đây nhé!
Tăng nhãn áp là tình trạng chất lỏng bên trong mắt bị tắc và không được dẫn lưu đúng cách. Từ đó tạo ra áp lực làm tổn thương dây thần kinh thị giác nối mắt với não, dẫn đến tình trạng mất thị lực. Mặc dù không tìm ra rõ nguyên nhân gây nên tăng nhãn áp, nhưng các yếu tố như tiền sử gia đình, nguồn gốc chủng tộc, tuổi tác cùng các bệnh lý khác như tiểu đường và cận thị có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất ở người cao tuổi.
Hiện có nhiều loại bệnh tăng nhãn áp khác nhau, vì vậy mà việc điều trị sẽ phụ thuộc vào loại bệnh mà bệnh nhân mắc phải. Vậy tăng nhãn áp có chữa được không?
Bệnh lý này không thể chữa khỏi và thị lực đã bị mất sẽ không thể phục hồi lại. Tuy nhiên, nếu mắc phải bệnh tăng nhãn áp thì người bệnh có thể làm chậm tiến trình mất thị lực bằng cách uống thuốc hoặc phẫu thuật mắt. Và bệnh nhân cần được theo dõi và điều trị suốt đời để không bị diễn biến xấu đi và có một kết quả tốt nhất.
Tăng nhãn áp không thể chữa khỏi và theo thời gian, bệnh sẽ khiến bạn mất thị lực vĩnh viễn. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện các cách sau để làm chậm sự tiến triển của bệnh lý này, giúp lưu giữ lại nguồn ánh sáng quý giá nhất cho mắt như:
Thường xuyên đến chuyên khoa mắt để thăm khám là cách tốt nhất để có thể phát hiện kiểm soát được bệnh tăng nhãn áp. Bệnh lý này chỉ được phát hiện khi kiểm tra áp lực mắt vì bạn không cảm thấy bất kỳ triệu chứng nào.
Chúng tôi khuyên rằng các bạn nên đi khám mắt trước 40 tuổi để có thể dễ dàng theo dõi những thay đổi trong tầm nhìn của bạn và so sánh ở mỗi lần kiểm tra. Bạn chỉ cần gặp bác sĩ mắt từ 2 - 4 năm/lần, tuy nhiên khi già đi thì bạn nên kiểm tra thường xuyên hơn từ 1 - 2 năm/lần. Nếu độ tuổi đã qua 60 và tiền sử gia đình mắc bệnh tăng nhãn áp hoặc những vấn đề về sức khỏe khác làm tăng cơ hội mắc bệnh, hãy kiểm tra mắt mỗi năm một lần.
Nhằm giảm đi áp lực mắt và giúp làm chậm tốc độ tăng nhãn áp của bạn. Khi được điều trị kịp thời sẽ khống chế được tình trạng suy giảm thị lực. Những phương pháp điều trị như sau:
Thuốc nhỏ mắt
Bước đầu tiên để điều trị bệnh tăng nhãn áp là dùng thuốc nhỏ mắt. Hiện có rất nhiều loại thuốc điều trị tăng nhãn áp giúp chất lỏng trong mắt của bạn thoát ra tốt hơn, hoặc làm giảm bớt áp lực trong mắt. Cần thăm khám và tuân thủ theo phương pháp điều trị của bác sĩ, thực hiện chúng như một thói quen như ăn uống và vệ sinh hằng ngày.
Phẫu thuật
Khi sử dụng thuốc nhỏ mắt không còn tác dụng hoặc không thể sử dụng thuốc vì bất kỳ lý do gì thì bác sĩ có thể khuyến nghị bạn phẫu thuật. Tùy thuộc vào loại bệnh mắc phải mà bác sĩ sẽ có phương pháp phẫu thuật thích hợp.
Tiểu phẫu bằng tia laser
Đây là phương pháp áp dụng để điều trị tăng nhãn áp góc đóng và tăng nhãn áp góc mở. Nhờ đó khiến mắt bạn thoát nước và giảm áp lực. Đối với tăng nhãn áp góc mở sẽ sử dụng phương pháp laser tạo thêm không gian cho chất lỏng chảy qua. Đối với tăng nhãn áp góc đóng thì sẽ bác sĩ sẽ tạo một lỗ nhỏ trên mống mắt để giúp nước mắt chảy ra ngoài dễ dàng hơn.
Phẫu thuật truyền thống
Khi áp dụng các phương pháp thuốc nhỏ mắt hay laser để ngăn chặn bệnh tăng nhãn áp nhưng vẫn không đủ để làm giảm áp lực của mắt thì khả năng cao là bạn phải thực hiện cuộc phẫu thuật mắt truyền thống. Lúc này, bác sĩ sẽ tạo một kênh thoát nước mới cho chất lỏng bên trong mắt của bạn.
Hãy tập thể dục thường xuyên như đi bộ hoặc chạy bộ ít nhất 150 phút mỗi tuần để có thể làm giảm áp lực cho mắt của bạn. Ngoài ra, phương pháp yoga cũng rất thích hợp, tuy nhiên tránh các tư thế lộn ngược sẽ dễ làm tăng áp lực của mắt lên cao.
Sẽ có vài thông tin cho rằng cần sa y tế sẽ rất hữu ích cho bệnh tăng nhãn áp, nhưng sẽ mất rất nhiều thời gian để thực hiện điều này. Bên cạnh đó, cần sa còn mang đến nhiều tác dụng phụ như làm giảm huyết áp, từ đó làm hạn chế lượng máu lưu thông trong dây thần kinh thị giác khiến cho tình trạng tăng nhãn áp càng trở nặng hơn.
Với bài viết trên của chúng tôi, bạn có thể tìm được câu trả lời cho thắc mắc về bệnh tăng nhãn áp có chữa được không? Nếu chẳng may mắc phải bệnh lý này, bạn cũng đừng quá lo lắng mà hãy duy trì các phương pháp điều trị để làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Hãy luôn chăm sóc tốt cho đôi mắt của mình để được khỏe và sáng hơn.
Kim Thoại
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.