Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Tâm lý - Tâm thần

Tinh thần trách nhiệm là gì? Rèn luyện tinh thần trách nhiệm cho học sinh thế nào?

Ngày 11/08/2024
Kích thước chữ

Đối với mỗi học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, rèn luyện tinh thần trách nhiệm là điều quan trọng vì tinh thần trách nhiệm là chìa khóa để các em đạt thành công hơn trong tương lai. Vậy phải hiểu tinh thần trách nhiệm là gì cho đúng? Và làm thế nào để rèn luyện tinh thần trách nhiệm cho trẻ.

Khi hiểu được tinh thần trách nhiệm là gì và biết cách áp dụng chúng trong học tập, công việc và cuộc sống, bạn sẽ có được sự tôn trọng từ mọi người, xây dựng uy tín, tạo niềm tin, đặc biệt đạt được nhiều thành công trên con đường sự nghiệp. Vì vậy, rèn luyện tinh thần trách nhiệm cho lứa tuổi học sinh là điều cần thiết.

Tinh thần trách nhiệm là gì?

Theo định nghĩa từ điển Tiếng Việt - Viện Ngôn ngữ học (2003), từ “trách nhiệm” có hai nghĩa gồm:

  • Là phần việc được giao cho một người và người này phải bảo đảm làm tròn, nếu kết quả không đạt được thì phải gánh chịu hậu quả.
  • Là sự ràng buộc với lời nói, hành vi của một người và bảo đảm phải đúng đắn, nếu sai trái thì phải gánh chịu hậu quả.

Hiểu đơn giản hơn, có tinh thần trách nhiệm là làm tròn nghĩa vụ với lời nói, công việc của mình và với sự tin tưởng dành cho mình. Khi xảy ra điều sai trái hoặc sự cố, không đùn đẩy trách nhiệm cho người khác, mà phải thành thật gánh chịu hậu quả.

Khi con người càng trưởng thành, ta càng phải gánh vác nhiều trách nhiệm. Do đó, việc chịu trách nhiệm về những hậu quả xảy ra là điều rất quan trọng giúp bạn giữ được uy tín, tạo niềm tin từ mọi người trong cuộc sống. Đặc biệt, đức tính này ảnh hưởng trực tiếp đến con đường phát triển sự nghiệp mỗi người.

Tinh thần trách nhiệm là gì? Rèn luyện tinh thần trách nhiệm cho học sinh thế nào? 1
Tinh thần trách nhiệm là gì? Là hành động chịu trách nhiệm về những hậu quả xảy ra

Tại sao cần phải chịu trách nhiệm?

Khi tìm hiểu tinh thần trách nhiệm là gì, chắc hẳn bạn cũng thắc mắc vì sao ta phải chịu trách nhiệm với mọi hậu quả. Tinh thần trách nhiệm là đức tính rất quan trọng trong cuộc sống vì mang lại những lợi ích sau đây:

  • Kết quả công việc tốt hơn: Khi bạn có tâm lý phải chịu trách nhiệm khi sự cố xảy ra sẽ khiến bạn có động lực làm việc một cách nghiêm túc, từ đó nâng cao hiệu suất làm việc hơn, dẫn đến kết quả trong công việc tốt hơn.
  • Tạo sự uy tín: Người có tinh thần trách nhiệm sẽ trở nên uy tín hơn và được nhiều người xung quanh tín nhiệm vì họ luôn biết giữ lời hứa.
  • Nhận được nhiều cơ hội hơn: Người biết chịu trách nhiệm sẽ không đùn đẩy trách nhiệm cho người khác nếu không may xảy ra sơ suất và thành thật nhận lỗi bất chấp hậu quả có như thế nào. Sự trung thực này sẽ nhận được sự cảm thông của mọi người, từ đó bạn được trao nhiều cơ hội hơn trong công việc và cuộc sống.
  • Hoàn thiện bản thân: Người có tinh thần trách nhiệm luôn muốn khắc phục hậu quả mà mình gây ra, qua đó họ sẽ rút kinh nghiệm, biết cách giải quyết vấn đề tốt hơn và từ đó hoàn thiện bản thân hơn.
  • Tạo sự đoàn kết: Người có tinh thần trách nhiệm cũng có tinh thần đồng đội cao. Họ luôn hỗ trợ mọi người xung quanh để cùng đạt được mục tiêu trong công việc.
  • Được yêu mến, kính trọng: Người có tinh thần trách nhiệm sẽ được nhiều người quý mến, kính trọng vì họ có những đức tính cao quý như giữ chữ tín, trung thực, dũng cảm, mạnh mẽ, biết nghĩ cho người khác,...
Tinh thần trách nhiệm là gì? Rèn luyện tinh thần trách nhiệm cho học sinh thế nào? 2
Người có tinh thần trách nhiệm cũng có tinh thần đồng đội cao

Cách rèn luyện tinh thần trách nhiệm cho học sinh

Tinh thần trách nhiệm không phải tự nhiên mà có được. Do đó, cần giáo dục tinh thần trách nhiệm cho các em từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Sau đây là những cách rèn luyện tinh thần trách nhiệm hiệu quả và phù hợp cho lứa tuổi học sinh:

Giao nhiệm vụ phù hợp với lứa tuổi

Hãy giao cho trẻ những công việc đơn giản, phù hợp với lứa tuổi để trẻ tự tin thực hiện vì giao những nhiệm vụ quá khó sẽ khiến các em cảm thấy lo lắng và áp lực. Cách này giúp trẻ hình thành thói quen hoàn thành công việc. Ví dụ những công việc như dạy con cách cất giày vào tủ, thu dọn đồ chơi,...

Làm gương cho trẻ

Trẻ có xu hướng quan sát, làm theo và bị ảnh hưởng bởi những lời nói, hành động của người lớn. Vì thế để rèn luyện tinh thần trách nhiệm cho trẻ, người lớn cần ý thức về lời nói, hành động của mình. Ví dụ cất chìa khóa đúng nơi thay vì để bừa lên bàn, ghế, tủ giày.

Biến công việc thành trò chơi

Trẻ em luôn thích làm việc trong không khí vui vẻ, vì vậy để dễ dàng rèn luyện tinh thần trách nhiệm cho trẻ, người lớn có thể tham gia cùng trẻ trong những công việc hàng ngày để trẻ cảm thấy hứng thú hơn khi thực hiện. Ví dụ, vừa dọn dẹp nhà vừa hát, nhảy theo nhạc, hát khi cất quần áo vào tủ hay thi ai xếp được nhiều đồ chơi vào giỏ nhất,…

Tinh thần trách nhiệm là gì? Rèn luyện tinh thần trách nhiệm cho học sinh thế nào? 3
Người lớn có thể tham gia cùng trẻ trong những công việc hàng ngày để trẻ cảm thấy hứng thú hơn

Hãy dạy trẻ phải xong việc mới được chơi

Người lớn cần dạy trẻ nhận thức được rằng chỉ khi hoàn thành công việc được giao thì trẻ mới được chơi. Sau khi trẻ xong việc, người lớn nên khen ngợi trẻ, vừa động viên trẻ mà cũng vừa giúp trẻ hiểu rằng bạn không nghiêm khắc quá mà chỉ mong trẻ có tinh thần trách nhiệm.

Khuyến khích trẻ đóng góp vào công việc chung

Nên tạo cơ hội cho trẻ đóng góp vào công việc chung của gia đình, nhà trường và xã hội. Đây là cách rèn luyện tinh thần trách nhiệm cho trẻ hiệu quả, giúp trẻ sống có trách nhiệm hơn với gia đình và xã hội.

Dạy trẻ không bao biện lỗi 

Đây là yếu tố quan trọng trong rèn luyện tinh thần trách nhiệm cho học sinh. Người lớn cần dạy trẻ không được viện cớ, đổ lỗi cho bất kỳ sai lầm hay thất bại của mình. Nên khen ngợi và cổ vũ khi con có biểu hiện tốt nhưng nếu trẻ phạm sai lầm hãy động viên con nhận lỗi. Hãy tạo cơ hội để trẻ được gánh vác trách nhiệm. Không nên la mắng hay trừng phạt quá nghiêm khắc khiến trẻ sợ hãi, không dám đối mặt với trách nhiệm.

Tuân thủ đúng thời hạn

Người lớn cần hướng dẫn con làm việc gì dù nhỏ nhặt cũng phải tuân thủ giờ giấc, từ đó hình thành cho trẻ thói quen hoàn thành công việc đúng thời hạn sau này. Ví dụ học và chơi theo thời gian biểu.

Tập trung vào điều quan trọng

Trẻ thường hay bị lo ra và phân tâm hay sa đà vào những công việc không cần thiết. Thói quen này sẽ khiến trẻ không hoàn thành công việc được giao. Vì thế, người lớn cần hướng dẫn trẻ chọn ra những điều cần thiết phải làm trước, tạm gác lại những việc chưa quan trọng và loại bỏ những việc vô ích.

Tinh thần trách nhiệm là gì? Rèn luyện tinh thần trách nhiệm cho học sinh thế nào? 4
Người lớn cần hướng dẫn trẻ chọn ra những điều cần thiết phải làm trước

Giữ lời hứa

Phải thực hiện bằng mọi giá những lời hứa của bản thân là một đức tính tốt giúp bạn trở nên uy tín, đáng tin cậy với mọi người. Vì thế, người lớn cần dạy trẻ nếu đã hứa với ai điều gì thì phải cố gắng thực hiện được.

Học cách giải quyết vấn đề

Để trở thành người có trách nhiệm, trẻ cần phải học cách ứng phó và giải quyết vấn đề khi gặp khó khăn, biết cách xử lý linh hoạt khi rủi ro bất ngờ xảy ra, từ đó hoàn thiện bản thân, học được cách điềm tĩnh và tư duy độc lập trong mọi tình huống.

Nếu bạn thắc mắc tinh thần trách nhiệm là gì thì đây là một đức tính rất đáng quý giúp bạn có được sự tôn trọng và tin tưởng từ những người xung quanh. Người có tinh thần trách nhiệm sẽ được trọng dụng, có nhiều cơ hội thuận lợi và có con đường sự nghiệp thành công. 

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin