Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Tổng hợp các câu hỏi xoay quanh cách tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa hè

Ngày 14/03/2022
Kích thước chữ

Vào mùa hè nóng bức, bạn nên tắm cho trẻ sơ sinh bao nhiêu lần 1 tuần, thời gian tắm là bao lâu? Nên tắm nước ấm hay nước lạnh cho con? Cách tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa hè đúng chuẩn là như thế nào?

Thời tiết mùa hè oi ả, nóng bức khiến con thường xuyên trong tình trạng ngứa ngáy, người nhễ nhại mồ hôi. Việc tắm cho con lúc này sẽ giúp bé khoan khoái, dễ chịu. Tuy nhiên, bạn không nên tùy tiện tắm cho bé mà cần hiểu rõ về cách tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa hè đúng chuẩn là như thế nào, tránh làm con bị sốc nhiệt, cảm sốt.

Dưới đây là một số thắc mắc xoay quanh vấn đề tắm cho bé vào mùa hè đã được các chuyên gia giải đáp. Bạn cùng tìm hiểu nhé!

1. Nên tắm cho bé vào thời điểm nào?

Nếu người lớn thường tắm vào buổi chiều tối, tắm sau một ngày dài làm việc mệt mỏi. Thì với các bé sơ sinh, cha mẹ không nên tắm cho con vào cuối ngày vì lúc này trời đã chuyển lạnh và gió, nhiệt độ trong ngày chênh lệch lớn sẽ khiến con dễ bị ốm. Vậy nên tắm cho bé vào lúc nào?

Tổng hợp các câu hỏi xoay quanh cách tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa hè Cách tắm cho trẻ sơ sinh trong mùa hè

Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, cách tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa hè tốt nhất nên diễn ra trong khung giờ từ 9h30 – 10h30 sáng hoặc 15h- 16h chiều. Theo đó, đây là thời điểm nhiệt độ trong ngày ở mức ổn định, không quá nóng cũng không quá lạnh.

2. Mùa hè nên tắm cho trẻ trong bao lâu?

Thời tiết nóng bức nên nhiều mẹ có suy nghĩ tắm lâu để con được mát mẽ dễ chịu. Tuy nhiên, quan điểm này là hoàn toàn sai lầm. Việc tắm cho bé quá lâu sẽ khiến nước ngấm vào người con, khiến con dễ bị cảm lạnh.

Khoảng thời gian mẹ nên tắm cho con phụ thuộc vào độ tuổi của bé nhà mẹ. Theo đó:

Với các bé sơ sinh dưới 6 tháng tuổi:

Bé sơ sinh trong giai đoạn này còn rất non nớt và dễ bị ốm, do đó cách tắm cho trẻ sơ sinh mùa hè trong độ tuổi này chỉ nên kéo dài từ 4 – 5 phút là đủ.

Các bé trên 6 tháng tuổi:

Lúc này trẻ đã cứng cáp hơn nên mẹ có thể tăng thời gian tắm lên từ 5 – 7 phút để con có thể vừa tắm vừa vui chơi.

Tổng hợp các câu hỏi xoay quanh cách tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa hè 2 Nên tắm 4 - 5 phút với các bé sơ sinh dưới 6 tháng

3. Nên tắm nước lạnh hay nước ấm cho con?

Việc thư giãn dưới vòi nước lạnh trong ngày hè oi ả sẽ giúp chúng ta khoan khoái, dễ chịu nhưng với các bé sơ sinh mẹ tuyệt đối không tắm nước lạnh cho con ngay cả vào những ngày hè.

Để đảm bảo an toàn cho con, mẹ nên pha nước tắm cho con với nhiệt độ khoảng 35 – 37 độ C. Vì đây là nhiệt độ gần nhất với nhiệt độ cơ thể con, tránh tình trạng con bị sốc nhiệt đồng thời ngăn ngừa tình trạng khô da hiệu quả.

Bên cạnh đó, mẹ cũng  nên lưu ý tắm cho con trong phòng kín gió và dù trời có nóng đến đâu mẹ cũng đừng bật điều hòa khi con tắm vì hơi lạnh sẽ khiến con rất dễ ốm và đau họng đấy!

4. Tần suất tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa hè như thế nào?

Thông thường, tần suất tắm mùa đông cho con là 2 – 3 lần/tuần thì với mùa hè, mẹ nên tắm mỗi ngày cho con. Bởi thời tiết nóng bức khiến con đổ nhiều mồ hôi kết hợp với tình trạng nôn trớ sữa thường gặp ở các bé sẽ khiến người con nhễ nhại, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn xâm nhập và gây hại cho con. Điển hình nhất là tình trạng viêm da, rôm sảy thường gặp ở trẻ nhỏ.

Tổng hợp các câu hỏi xoay quanh cách tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa hè 3 Tắm mỗi ngày cho con sạch sẽ, dễ chịu

Ngoài ra, việc tắm mỗi ngày giúp con sạch sẽ, không bị ngứa ngáy khó chịu từ đó giúp con ăn ngoan, ngủ ngon và chơi ngoan hơn.

5. Cách tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa hè đúng chuẩn là như thế nào?

Bước 1: Mẹ chuẩn bị sẵn các đồ phục vụ cho việc tắm cho con như: chậu tắm, quần áo, bỉm tã, khăn tắm, sữa tắm, thuốc chống hăm,….

Bước 2: Bạn dùng khăn sạch lau mặt và vùng tai, vùng cổ cho con.

Bước 3: Gội đầu cho bé với dầu gội chuyên dụng, bạn cần khéo léo khi gội đầu cho con, không để nước vào tai con sẽ dẫn đến bệnh viêm tai giữa. Sau khi gội sạch, mẹ dùng khăn lau khô tóc cho bé và đội mũ cho con. Với các bé tóc dày và lâu khô, mẹ nên chờ tóc khô rồi hãy đội mũ cho bé nhé!

Bước 4: Cách tắm cho trẻ sơ sinh mùa hè đúng cách, trước tiên mẹ hãy kiểm tra mực nước trong chậu cho bé.

Mực nước được các chuyên gia khuyên là từ 5 -8cm, hoặc đơn giản hơn mẹ có thể kiểm tra bằng cách đặt bé vào trong chậu tắm, mực nước chỉ cần đến khửu tay con khi ngồi là được.

Tổng hợp các câu hỏi xoay quanh cách tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa hè 4 Mực nước tắm cho bé chỉ nên từ 5 - 8cm

Mẹ dùng khăn lau khắp người cho bé, đặc biệt chú ý các vùng da kín như: nách, cổ, bẹn, cơ quan sinh dục của con,… Cuối cùng, mẹ tắm tráng lại cho con với nước sạch, và dùng khăn tắm lau người cho bé.

Bước 5: Bôi kem chống hăm cho con, vệ sinh vùng rốn và mặc đồ thoáng mát cho bé.

6. Cần lưu ý gì khi tắm cho con vào mùa hè?

  • Không tắm khi trẻ quá no hoặc quá đói, không tắm khi con đang quấy khóc.
  • Vệ sinh kỹ các vùng nếp gấp da cho con.
  • Tần suất tắm có thể thay đổi tùy thuộc vào tháng tuổi và tình trạng cụ thể của từng bé.
  • Nên trò chuyện với bé trong suốt quá trình tắm
  • Không bật quạt, bật điều hòa khi tắm cho con.
  • Không nên ủ con quá ấm sau khi tắm.

Tuân thủ đúng theo cách tắm cho trẻ sơ sinh trong mùa hè được chia sẻ trên đây, là mẹ đang chăm sóc con đúng cách và khoa học, tạo điều kiện cho con được phát triển tốt nhất cả về thể chất và trí não rồi đấy. Chúc cho con yêu nhà mẹ luôn khỏe mạnh nhé!

                                                                                                                                              Bon Yêu

                                                                                                                                     Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin