Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Top 4 cách trị thâm môi bẩm sinh tại nhà đơn giản và hiệu quả

Ngày 30/11/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thâm môi bẩm sinh có thể là do gen di truyền hoặc không chăm sóc kỹ lúc còn nhỏ. Sở hữu đôi môi thâm có thể khiến bạn mất tự tin trong cuộc sống. Hãy cùng theo dõi các cách trị thâm môi bẩm sinh trong bài viết này để bạn có thể sở hữu một đôi môi sáng hồng, mềm mại nhé!

Không chỉ có các chị em, ngay cả những anh chàng cũng đều mong muốn có một đôi môi tươi tắn, mềm mại hơn. Nhưng có nhiều nguyên nhân dẫn tới môi bị thâm ngay từ khi còn nhỏ như di truyền hoặc chăm sóc không đúng cách. Để cải thiện được đôi môi của mình, bạn có thể tham khảo một số cách trị thâm môi bẩm sinh trong bài viết dưới đây.

Nhưng trước tiên cần biết được những nguyên nhân thường ngày gây ra thâm môi. 

Nguyên nhân dẫn tới thâm môi

Thâm môi là do đâu?
Thâm môi bẩm sinh là do gen di truyền từ bố mẹ sang con

Thâm môi do bẩm sinh

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy thì tình trạng thâm môi bẩm sinh cũng là di gen di truyền từ mẹ sang con hoặc từ bố sang con. Nên hiện tượng thâm môi còn khiến cho nhiều người bị từ bé và rất khó điều trị nếu chỉ sử dụng phương pháp tự nhiên. 

Thói quen hàng ngày như hay cắn môi, liếm môi 

Tình trạng môi thâm ở cả nam giới và nữ giới đã được các bác sĩ chứng minh là do liến môi và cắn môi thường xuyên. Tưởng chừng như đây đều là những thói quen hàng ngày vô hại. Nhưng một khi làm quá nhiều lần khiến môi dễ bong tróc vảy, nứt nẻ, thâm sạm. 

Thói quen liếm môi và cắn môi này cần bỏ ngay nhé các bạn. 

Sử dụng những sản phẩm kém chất lượng

Nhu cầu son dưỡng môi ngày càng nhiều cả ở nam giới và nữ giới. Nên những mặt hàng nhái, hàng kém chất lượng được bày bán khắp nơi, làm quà tặng miễn phí khi mua hàng. Nên không có gì khó khăn nếu bạn có trong tay một thỏi son kém chất lượng. 

Một khi sử dụng nhiều môi bạn dễ dàng bị nhiễm chì, thâm môi hay thậm chí là ung thư môi. Nhiều tác hại khôn lường nếu bạn sử dụng những mặt hàng son dưỡng kém chất lượng

Sử dụng cà phê, trà, bia và rượu nhiều

Trong các loại nước uống hàng ngày thường thấy ở nhiều người như cà phê, trà, bia rượu đều có chất làm ảnh hưởng tới sắc tố da môi. Hiện tượng môi dần tối hơn, thâm hơn, khô hơn là thường thấy. Không chỉ có môi mà răng bạn cũng bị ảnh hưởng và dẫn ố vàng. 

Hút thuốc lá nhiều

Hình ảnh các bạn hút thuốc lá nhiều khiến môi ngày càng thâm. Không chỉ ở nam giới, thói quen hút thuốc này còn xuất hiện ở nữ giới. Để tránh gây ra nhiều tác hại không tốt cho sức khỏe thì các bạn cần nghiêm túc bỏ thuốc.

Mắc các bệnh về gan thận

Nhiều bạn cho rằng môi bị thâm là do mình tác động những chất không tốt lên môi. Nhưng cho dù không dùng sản phẩm gì, không hút thuốc, không rượu bia, cà phê,... thì môi bạn vẫn thâm. Vậy nguyên nhân do đâu?

Có những trường hợp bạn đã mắc phải căn bệnh liên quan tới gan thận cũng khiến sắc tố ở môi trở nên thâm sạm hơn.

Các cách hỗ trợ trị thâm môi bẩm sinh tại nhà

Top 4 cách trị thâm môi bẩm sinh tại nhà đơn giản và hiệu quả
Có nhiều phương pháp hỗ trợ giúp đôi môi giảm thâm, thêm tươi tắn

Đây là các cách hỗ trợ trị thâm môi các bạn có thể làm tại nhà mình.

Trị thâm môi bằng vitamin E

Đây là một dưỡng chất tốt cho môi trở nên mềm mại và hồng hào hơn. Đối với tình trạng môi bạn nào thấy bị khô, bị thâm, tróc vảy thì cần kiên trì bôi vitamin E hàng ngày để giúp môi được mềm mại và sáng bóng hơn. 

Cách thực hiện:

  • Vệ sinh môi sạch sẽ nhờ bông tẩy trang và nước ấm. Loại bỏ các chất bụi bẩn cũng như son môi còn bám trên da.
  • Sau đó bôi dung dịch vitamin E được bóp ra từ viên nhộng bôi lên đôi môi đã được làm sạch.
  • Thoa đều và massage giúp dưỡng chất thẩm thấu được nhanh chóng.
  • Để sau 15 phút thì làm sạch môi bằng nước ấm và bôi kem dưỡng ẩm môi. 

Thời gian sử dụng:

  • Để có hiệu quả tốt nhất các chị em cần làm mỗi tuần 3 lần.
  • Cần kiên trì thực hiện trong vòng 3 tháng bạn sẽ thấy môi mình được cải thiện rõ ràng.

Sử dụng nha đam để giảm thâm môi

Bí quyết giúp các chị em làm môi sáng hơn và mềm mại hơn không thể thiếu nha đam. Các dưỡng chất cần thiết chứa vitamin giúp môi bạn được cấp ẩm. Cách làm thì đơn giản, nguyên liệu có sẵn và thường thấy ở nhiều gia đình trồng làm cây cảnh.

Cách thực hiện: 

  • Dùng bông tẩy trang thấm nước ấm để làm sạch môi khỏi bụi bẩn cũng như là son phấn khi trang điểm.
  • Làm sạch nha đam, nghiền nát hoặc là loại bỏ hết phần lá bên ngoài để lại phần lõi trắng đục bên trong. Bôi lên môi từ 10 phút tới 15 phút. Vừa bôi và massage cho môi.
  • Sau đó vệ sinh lại bằng nước ấm và bôi kem dưỡng lên môi đi ngủ là được

Thời gian thực hiện:

  • Muốn nhanh có kết quả các bạn cần làm đều đặn hàng ngày trước khi đi ngủ. Đây là nguyên liệu tự nhiên không lo kích ứng cho da. 

Trị thâm môi bẩm sinh bằng mật ong

Không chỉ có mật ong, các bạn có thể sử dụng hỗn hợp mật ong với chanh, mật ong với vitamin E. Có tác dụng tẩy tế bào chết, dưỡng môi, kháng khuẩn. Để bôi lên môi là cách trị thâm môi bẩm sinh được nhiều người làm. 

Cách thực hiện:

  • Làm sạch môi bằng nước ấm.
  • Lấy mật ong hoặc hỗn hợp mật ong bôi đều và massage lên môi từ 5 phút đến 7 phút.
  • Sau đó để qua đêm đến sáng hôm sau thì rửa bằng nước ấm.

Thời gian thực hiện: Các bạn chỉ cần làm đều đặn mỗi tuần 4 lần trong 3 tháng là sẽ thấy môi mềm mại và sáng bóng hơn. 

Son dưỡng môi chuyên trị thâm môi

Sử dụng son dưỡng để cải thiện làn môi bị thâm.
Sử dụng son dưỡng chuyên cho môi thâm để cải thiện làn môi bị thâm

Đối với những sản phẩm son dưỡng môi hàng chính hãng đảm bảo chất lượng sẽ rất tiện lợi để các bạn chăm sóc môi hàng ngày. Thay vì nhiều phương pháp tự nhiên ở trên có thể làm tại nhà. Nhưng môi khi đi làm, đi công tác các bạn cần có trong túi một cây son dưỡng để bôi sau khi môi được làm sạch.

Có thể thấy các cách trị thâm môi bẩm sinh ở trên đều lành tính và hoàn toàn tốt cho da. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp cho bạn có một đôi môi sáng bóng và mịn màng. 

Hải Yến

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm