Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tránh nhầm lẫn giữa bệnh sốt phát ban và sởi ở trẻ sơ sinh

Ngày 14/05/2018
Kích thước chữ

Vì có nhiều triệu chứng khá giống nhau, nên mọi người thường hay nhầm lần giữa bệnh sởi ở trẻ sơ sinh và sốt phát ban. Nếu không phân biệt rõ ràng hai căn bệnh này có thể sẽ gây ra những biến chứng ở trẻ.

Vì có nhiều triệu chứng khá giống nhau, nên mọi người thường hay nhầm lần giữa bệnh sởi ở trẻ sơ sinh và sốt phát ban. Nếu không phân biệt rõ ràng hai căn bệnh này có thể sẽ gây ra những biến chứng ở trẻ.

Đối với trẻ sơ sinh, hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện nên rất dễ trở thành đối tượng bị tấn công bởi các loại virus, vi khuẩn có trong môi trường xung quanh, virus gây sởi cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên vì các triệu chứng giữa sởi và sốt phát ban khá tương đồng, khiến nhiều phụ huynh nhầm lẫn sử dụng sai phương pháp điều trị sởi cho trẻ sơ sinh. Điều này vô cùng nguy hiểm vì nếu không chữa trị đúng cách, trẻ sơ sinh sẽ phải đối mặt với các biến chứng không mong muốn.

Tránh nhầm lẫn giữa bệnh sốt phát ban và sởi ở trẻ sơ sinh 1

Những triệu chứng ban đầu giữa sởi và sốt phát ban ở trẻ sơ sinh khiến nhiều người nhầm lẫn.

1. Phân biệt triệu chứng giữa sốt phát ban và sởi ở trẻ sơ sinh

Sốt phát ban và sởi có thời gian ủ bệnh tương đương nhau, thường kéo dài từ 5 đến 15 ngày. Trẻ sẽ gặp các triệu chứng điển hình như sốt cao, mệt mỏi, biếng ăn, bỏ bú, thậm chí có thể bị tiêu chảy.

Tuy nhiên với trẻ sơ sinh mắc bệnh sởi sẽ xuất hiện một số triệu chứng khác hoàn toàn đó là ho, chảy nước mũi và đau mắt đỏ.

2. Phân biệt phát ban thông thường và phát ban sởi ở trẻ sơ sinh

Có một triệu chứng đặc trưng ở cả hai căn bệnh, đó là sau một thời gian, cơ thể trẻ sẽ xuất hiện những nốt ban đỏ và mọc ở khắp cơ thể trẻ. Tuy nhiên, mọi người cần chú ý rằng, đối với sốt phát ban, các nốt ban sẽ xuất hiện khi cơ thể đã dần hạ sốt còn đối với sởi thì hoàn toàn ngược lại.

Phát ban thông thường sẽ nổi hàng loại trên cơ thể trẻ, nhưng đối với sởi, sẽ xuất hiện lần lượt từ vùng sau tai, chân tóc và lan ra khắp cơ thể. Nốt ban sởi hơi sần và nổi trên bề mặt da của trẻ, tuy nhiên cũng không gây cảm giác đau đớn hay ngứa rát.

Sau khi các nốt ban biến mất, đối với ban sởi, trên da trẻ sơ sinh sẽ xuất hiện các nốt thâm hay còn được gọi là “vằn gia hổ”. Còn phát ban thông thường, các nốt ban sẽ biến mất và không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào lên làn da của trẻ.

Tránh nhầm lẫn giữa bệnh sốt phát ban và sởi ở trẻ sơ sinh 2

Các nốt ban nhìn qua có vẻ giống nhau nhưng ban sởi hơi sần và nổi lên trên bề mặt da.

3. Chăm sóc khi xuất hiện sởi ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Khi trẻ sơ sinh mắc bệnh sởi, các mẹ nên thường xuyên rửa mặt, lau miệng cho bé, thay ga, đệm, quần áo để đảm bảo vệ sinh. Lau người cho trẻ hàng ngày bằng khăn sạch, mềm.

Trẻ nên được cách ly với mọi người xung quanh để tránh làm lây lan bệnh và nên được nghỉ ngơi ở những nơi thoải mái và thông thoáng.

Trong giai đoạn trẻ sơ sinh bị bệnh sởi vẫn nên tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ để cung cấp lượng nước bé bị mất do bệnh và cũng giúp hệ miễn dịch của trẻ được cải thiện. Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi có thể kết hợp với một số đồ ăn khác nhưng nên được chế biến sao cho trẻ dễ tiêu hoá. Cho trẻ ăn nhiều rau chân vịt, cải trắng, cà rốt, củ cải, táo, lê, đào… sẽ cung cấp năng lượng cho trẻ, giúp trẻ nhanh chóng phục hồi sức khoẻ.

Một trong những cách chăm sóc trẻ bị sởi mà phụ huynh cần chú ý chính là nên thường xuyên được nhỏ thuốc mũi hoặc mắt bằng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mắt mũi chuyên dùng.

Nếu trẻ không bị biến chứng, tuyệt đối không được cho trẻ dùng kháng sinh. Đối với trường hợp trẻ bị sốt cao, phụ huynh có thể sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ định từ các bác sĩ.

Tránh nhầm lẫn giữa bệnh sốt phát ban và sởi ở trẻ sơ sinh 3

Trẻ sơ sinh khi mắc bệnh sởi nên tiếp tục được bú sữa mẹ.

Uyên

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin