Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Trẻ bị ho có đờm lâu ngày, kéo dài – Làm sao để chữa trị dứt điểm?

Ngày 17/08/2017
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Trẻ bị ho dai dẳng, lâu ngày khiến rất nhiều ông bố bà mẹ lo lắng. Biểu hiện ho của mỗi trẻ rất khác nhau, có trẻ ho có đờm, đằng hắng, có trẻ ho

Trẻ bị ho dai dẳng, lâu ngày khiến rất nhiều ông bố bà mẹ lo lắng. Biểu hiện ho của mỗi trẻ rất khác nhau, có trẻ ho có đờm, đằng hắng, có trẻ ho khan, khò khè còn có trẻ ho rũ rượi về đêm, có trẻ lại ho về sáng.

1. Phân loại các loại ho ở trẻ

Trẻ ho khan

Là tình trạng bé ho không có đờm, thường gặp khi bị viêm họng, hay hắt hơi, chảy nước mũi, ngạt mũi, không phải do viêm phổi hay viêm phế quản. Khi trẻ ho dễ bị nôn trớ, bé mệt mỏi, chán ăn sau mỗi lần ho.

Trẻ ho có đờm

Trẻ bị ho có đờm lâu ngày, kéo dài – Làm sao để chữa trị dứt điểm?
Khi bé ho có đờm, thường tiết ra dịch nhầy, còn gọi là đờm, màu xanh

Khi trẻ ho có đờm mẹ sẽ thấy bé thường tiết nhiều đờm loãng hoặc đặc. Nó có thể là một trong các dấu hiệu của bệnh viêm xoang hay viêm phế quản. Các mẹ có thể nhận thấy trẻ có đờm khi bé ho có cảm giác nặng ngực, mệt mỏi và hơi khó thở.

Trẻ bị ho lâu ngày

Đây là dấu hiệu của bệnh bị nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn Bordetella gây ra. Các triệu chứng của bệnh này như trẻ ho nhiều, chảy nước mũi, hắt hơi, sốt nhẹ. Ho lâu ngày là chứng bệnh rất dễ lây lan. Vi khuẩn có thể lây từ người bệnh tới người khỏe qua chất dịch văng vào không khí lúc người bệnh ho hoặc hắt hơi.

Trẻ ho khò khè

Là khi trẻ bị ho đi kèm với thở khò khè có thể là triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp dưới. Bệnh này cũng có thể xảy ra khi đường hô hấp dưới bị cản bởi một vật thể lạ hoặc do nước nhầy từ bệnh nhiễm trùng đường hô hấp tiết ra. Bệnh này thường gặp ở trẻ nhỏ tuổi.

2. Trẻ ho có đờm lâu ngày, kéo dài – Làm sao để chữa trị dứt điểm?

Khi bé bị ho lâu ngày dai dẳng, cha mẹ đừng quá lo mà áp dụng sai phương pháp nhé. Dưới đây là lời khuyên của Dược sỹ Long Châu giúp trị dứt điểm cơn ho có đờm lâu ngày của bé.

Thường xuyên vệ sinh mũi họng cho trẻ

Trẻ bị ho có đờm lâu ngày, kéo dài – Làm sao để chữa trị dứt điểm?
Vệ sinh mũi họng cho bé sạch sẽ cũng làm giảm thời gian bệnh

Khi con bị ốm, các bậc cha mẹ thường quên mất phải có những biện pháp vệ sinh đường mũi họng sạch sẽ đơn giản sẽ giúp trẻ nhanh khỏi bệnh. Khi trẻ ho có đờm, sổ mũi, đau họng, mẹ nên dùng nước muối sinh lý Natri clorid 0,9% có bán ở các hiệu thuốc để rửa mũi họng cho trẻ. Trong một số trường hợp chỉ bằng cách đơn giản này, trẻ có thể khỏi bệnh mà không cần dùng đến thuốc kháng sinh.

Sử dụng các bài thuốc trị ho dân gian

Có một số bài thuốc dân gian trị ho cho trẻ được ông bà ta sử dụng rất hiệu quả. Một số loại thảo dược tự nhiên có tác dụng giảm ho cho trẻ như: lá húng chanh, mật ong, gừng, cây kim ngân quất xanh, cam thảo hoặc bạc hà… Tuy rằng những phương pháp Đông y này tốn nhiều thời gian nhưng lại rất an toàn cho bé sử dụng:

  • Cháo gừng, hành lá chữa ho do bị cảm lạnh: Cho gạo 50g, gừng 5 lát, hành 5 cây, 1 thìa dấm vào nấu đến khi cháo sắp nhừ thì cho hành, gừng, dấm vào quấy đều rồi cho bé ăn nóng
  • Xuyên bối mẫu và lê, thích hợp cho trẻ ho có đờm lâu ngày: 1 quả lê, bột xuyên bối mẫu 3g, đường phèn 15g. Lê gọt bỏ vỏ, nấu với Xuyên bối mẫu, thêm đường phèn trong khoảng nửa tiếng là được. Mẹ cho trẻ uống nước đó và ăn lê để nhanh khỏi ho nhé.
  • Siro ho Bối mẫu: Với 14 thành phần Thảo Dược đột phá hiệu quả nhờ sự kết hợp Xuyên bối mẫu, Tỳ bà diệp, Cam thảo, Bách hộ, Tang bạch bì… giúp bổ phổi ích phế, trị ho dai dẳng lâu ngày không khỏi.  Với bé từ 7 tháng đến 6 tuổi thì mẹ cho bé dùng ngày 2 lần, mỗi lần 5ml còn trẻ dưới 7 tháng tuổi cha mẹ phải hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ nhé.

Đưa bé đi khám bác sỹ ngay khi thấy không có dấu hiệu giảm bệnh

Trẻ bị ho có đờm lâu ngày, kéo dài – Làm sao để chữa trị dứt điểm?
Nếu bạn đã áp dụng các mẹo chữa ho mà bé không giảm thì đưa ngay đi bác sĩ nhé

Khi trẻ bị ho tới tím tái môi, ở đầu ngón tay, ngón chân, thấy bé khó thở, thở nhanh hơn 60 lần/ phút thì cần phải đưa đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Riêng đối với trẻ sơ sinh, nếu bố mẹ thấy có dấu hiệu bú kém, trẻ ho có đờm nhiều, đờm đặc và chuyển sang màu xanh kèm theo sốt thì cũng cần đưa trẻ đi khám ngay nhé.

Khi trẻ ho có đờm dai dẳng, cha mẹ không cần quá lo lắng mà chỉ cần áp dụng những mẹo nêu trên bé sẽ nhanh chóng khỏi bệnh. Trường hợp bé ho nặng hơn thì cho bé đi khám để được điều trị dứt điểm, tránh những biến chứng bệnh khác nhé.

Thanh Hoa

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Trẻ bị ho