Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bé bị ho khan liên tục có thể bắt nguồn từ việc bé bị nhiễm vi khuẩn, virus hoặc các bệnh đường hô hấp. Lúc này mẹ nên bình tĩnh để có thể tìm biện pháp phù hợp, điều trị kịp thời giúp cơn ho của bé thuyên giảm nhanh chóng. Vậy bé bị ho khan liên tục phải làm sao? Bài viết dưới đây sẽ giải thích các nguyên nhân và chỉ ra các cách xử trí ho dai dẳng ở trẻ hiệu quả.
Ho là một triệu chứng rất phổ biến ở cả người lớn và trẻ em. Trong một số trường hợp, ho là một phản xạ tốt giúp thông thoáng đường thở. Tuy nhiên, trẻ em có hệ thống miễn dịch còn non yếu nên cần có sự chăm sóc, theo dõi chặt chẽ của cha mẹ. Vậy cha mẹ có biết bé bị ho khan liên tục phải làm sao chưa?
Ở trẻ em, nếu ho liên tục hơn 4 tuần được gọi là ho kéo dài. Vậy bé bị ho khan liên tục phải làm sao? Điều này có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ không? Câu trả lời là ho liên tục có thể khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, khó ngủ và thức giấc giữa đêm.
Tình trạng này có thể bắt nguồn từ:
Dị ứng xảy ra khi bé hít phải hoặc tiếp xúc với dị nguyên như bụi, khói thuốc lá, phấn hoa, nấm mốc. Khi hít phải những chất gây dị ứng này, cơ thể sẽ kích hoạt các kháng nguyên để loại bỏ chúng.
Histamin là một trong những chất do cơ thể tiết ra. Tuy nhiên, khi histamin trong cơ thể vượt quá ngưỡng cho phép sẽ gây ra phản ứng dị ứng và thường gặp ở những người có cơ địa mẫn cảm.
Sự thay đổi thời tiết là thời điểm rất thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng của nhiều loại virus, vi khuẩn. Các loại vi sinh vật gây bệnh này thường xuất hiện trong không khí và đặc biệt là trong môi trường ẩm ướt và bụi bẩn, thường gây cảm lạnh, cúm, nhiễm trùng đường hô hấp trên… và triệu chứng đầu tiên là ho.
Trẻ bị ho dai dẳng có thể bị nhiễm vi khuẩn ho gà (Bordetella pertussis), lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt của người bị nhiễm bệnh.
Khi trẻ bị ho gà, thường đột ngột ho dữ dội kéo dài từ 15 đến 20 giờ. Sau đó, trẻ ho yếu dần và có thể dẫn đến thiếu oxy. Trẻ em là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh ho gà cao, với hơn 90% trường hợp mắc bệnh là trẻ dưới 1 tuổi chưa được tiêm vắc xin hoặc tiêm chưa đủ 3 mũi cơ bản.
Bệnh gây ra những biến chứng nguy hiểm và nặng nề, nhất là ở trẻ dưới 1 tuổi. Các biến chứng thường gặp như viêm phế quản, viêm phổi do bội nhiễm.
Phản xạ ho xảy ra khi cổ họng bị tắc ngăn cản cử động nuốt. Khi thấy trẻ ho liên tục thì nên kiểm tra xem có dị vật mắc trong cổ họng không. Trẻ thường nuốt phải những vật nhỏ như hạt, đồ chơi, cúc áo, nếu có thì cần phải lấy ra ngay. Những dị vật này có thể gây kích ứng cổ họng của trẻ và nguy hiểm hơn là làm tắc nghẽn khí quản, gây khó thở và dẫn đến ngạt thở.
Viêm xoang cũng có thể gây ho liên tục ở trẻ em do làm tăng lượng dịch ứ đọng từ mũi. Do ngạt mũi và khó thở nên trẻ có xu hướng thở bằng miệng, gây viêm họng và kích thích ho nhiều. Viêm xoang có thể gây viêm họng, thậm chí là viêm họng mạn tính nếu ho kéo dài không được điều trị tốt.
Ngoài những nguyên nhân trên, nhiều bệnh lý khác cũng có thể khiến trẻ bị ho liên tục:
Ở trẻ bị ho khan liên tục, dù do nguyên nhân gì cũng nên tập trung điều trị theo nguyên tắc giảm ho và bổ sung dinh dưỡng cho bé. Nếu không cải thiện, mẹ nên đưa trẻ đến khám bởi bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ tai - mũi - họng.
Từ xưa, các bà các mẹ luôn có những mẹo hay, dễ thực hiện và hiệu quả để giảm ho:
Tuy nhiên, đây là những giải pháp tạm thời để trẻ bớt khó chịu trước khi đi khám. Nếu sau khi được chăm sóc mà cơn ho không dứt, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất. Bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp cho bé.
Mẹ không tự ý dùng thuốc, đặc biệt là kháng sinh, corticoid cho con. Đối với trẻ nhỏ, mẹ có thể tự chọn loại siro và kết hợp với các loại thuốc do bác sĩ chỉ định. Tuy nhiên, nên chọn loại siro ho cho trẻ phù hợp dựa trên độ tuổi, tình trạng ho…
Đến đây cha mẹ đã phần nào giải đáp được thắc mắc “Bé bị ho khan liên tục phải làm sao?”. Dưới đây sẽ là một số cách phòng ngừa giúp bé tránh bị ho mà bậc phụ huynh nên tham khảo nhé!
Các cách phòng ngừa ho ở trẻ bao gồm:
Ho khan liên tục ở trẻ có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý khác nhau. Vì vậy, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám nếu tình trạng ho của trẻ kéo dài hơn một tuần và không khỏi. Các bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe của trẻ thông qua các xét nghiệm và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
Nếu bé bị ho khan liên tục, cha mẹ có thể thực hiện chăm sóc bé theo các hướng dẫn sau:
Nếu trẻ phải dùng thuốc ho, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc ho:
Cha mẹ lo lắng khi trẻ bị ho dai dẳng, lúc nào cũng thắc mắc “Bé bị ho khan liên tục phải làm sao?” và tìm mọi cách để trẻ hết ho. Nguyên tắc đầu tiên là làm dịu cơn ho của trẻ, sau đó tìm ra nguyên nhân và xử trí. Nếu những dấu hiệu ho không thuyên giảm, trẻ quấy khóc nhiều ngày thì cha mẹ hãy đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.