Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Trẻ bị sốt cao nên làm gì nếu kèm theo đó là cơn co giật?

Ngày 27/11/2017
Kích thước chữ

Nhiều bố mẹ không nắm rõ trẻ bị sốt cao nên làm gì, đặc biệt trong trường hợp bị co giật đã vô tình khiến bệnh tình của bé trở nặng hơn. Sốt cao co

Nhiều bố mẹ không nắm rõ trẻ bị sốt cao nên làm gì, đặc biệt trong trường hợp bị co giật đã vô tình khiến bệnh tình của bé trở nặng hơn.

Sốt cao co giật là gì?

Tình trạng sốt cao kèm co giật chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 6 tuổi do lúc này não của trẻ chưa phát triển đầy đủ và còn rất nhạy cảm với các thay đổi nhiệt độ. Tình trạng sốt cao có thể kích thích não và gây ra co giật. Tuy nhiên không phải trẻ nào cũng đều bị co giật khi bị sốt cao. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do não của một số trẻ nhạy cảm hơn các trẻ khác, khuynh hướng này thường sẽ di truyền. Khi được khoảng 6 tuổi trẻ sẽ không còn nguy cơ bị sốt cao kèm co giật nữa.

Trẻ bị sốt cao nên làm gì nếu không thể đến bệnh viện kịp 1

Sốt cao, co giật thường chỉ xảy ra ở trẻ từ 6 ttháng đến 6 tuổi

Tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ bị sốt cao co giật

Với mức sốt vừa 38 – 38,5 độ C thì cơ thể vẫn chịu được nhưng khi trẻ sốt cao ở 39-40 độ C thì tình hình nguy hiểm hơn. Nếu trẻ bị sốt cao trong thời gian dài sẽ gây mất nước, rối loạn thần kinh, co giật, rối loạn điện giải, thiếu ô xy não, tổn thương tế bào thần kinh, có thể dẫn tới hôn mê hoặc thậm chí tử vong… Nguyên nhân cơn sốt co giật thường đến từ:

  • Phần lớn do nhiễm trùng đường hô hấp trên
  • Viêm tai giữa (khoảng 20% các trường hợp sốt cao co giật).
  • Viêm phế quản phổi
  • Nhiễm trùng đường tiểu
  • Nhiễm trùng đường tiêu hóa (kiết lỵ, thương hàn,…).
  • Nhiễm trùng huyết tiềm ẩn (chiếm khoảng 2-4% số trẻ bị sốt co giật).
  • Sau chích ngừa: bạch hầu, uốn ván, ho gà (trong vòng 48 giờ); quai bị, sởi (trong vòng 7-10 ngày)
  • Viêm màng não (dưới 2%).

Trẻ bị sốt cao nên làm gì nếu không thể đến bệnh viện kịp 2

Có nhiều nguyên nhân gây sốt, đa phần là vô hại

Trẻ co giật khi bị sốt cao nên làm gì?

Bạn đừng nên hốt hoảng vì đa số các cơn co giật là vô hại. Chúng chỉ kéo dài dưới 5 phút và hiếm khi để lại di chứng. Không nhất thiết phải đưa trẻ đến bệnh viện mà hãy dành thời gian để hạ sốt tại nhà cho bé:

Bằng mọi cách hạ thân nhiệt cho trẻ: Không quấn nhiều quần áo; đặt trẻ ở trong phòng thoáng khí, tránh gió; đặt viên hạ sốt vào hậu môn cho trẻ để đề phòng sốt tăng lên. Viên đạn đặt hậu môn này có thành phần chính là paracetamol, liều lượng tùy vào tuổi và cân nặng của trẻ. Tần suất sử dụng không quá 4 lần/ngày.

Tránh gây tổn thương cho trẻ: Dọn dẹp tất cả các vật cứng, sắc nhọn ở xung quanh và đặt trẻ nằm ở nơi thăng bằng, rộng rãi (giường, sàn nhà). Bạn cần chắc chắn bé sẽ không ngã khỏi giường, nhưng cũng không được giữ chặt trẻ trong lúc co giật.

Trẻ bị sốt cao nên làm gì nếu không thể đến bệnh viện kịp 3

Đặt trẻ nằm nghiêng trên mặt phẳng để tránh ho sặc

Bảo vệ đường thở: Ðặt trẻ ở tư thế nằm ngửa và đầu nghiêng về một bên hoặc cho trẻ nằm nghiêng một bên để đường thở thông suốt (tránh nghẹt đàm dãi). Tuyệt đối không cho trẻ ăn uống trong lúc bị co giật.

Nếu cơn co giật kéo dài trên 5 phút hoặc trẻ có biểu hiện khác thường như tím tái, khó thở thì cần nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế. Ðiều quan trọng hơn cả là các phụ huynh không nên quá hoảng sợ, ngược lại phải biết rõ trẻ bị sốt cao nên làm gì để xử trí kịp thời.

Phong

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin