Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đắp chăn là thói quen của con người khi cơ thể cảm thấy lạnh. Tuy nhiên khi sốt kèm với lạnh run người, nếu đắp chăn lại vô cùng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp câu hỏi: Trẻ bị sốt có nên đắp chăn không?
Sốt là phản ứng bình thường của cơ thể để chống lại các tác nhân xâm phạm như vi khuẩn, virus. Nếu không hạ sốt kịp thời, hiện tượng này có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là đối với trẻ em. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn có thể mắc phải những sai lầm trong quá trình hạ nhiệt cho trẻ. Vậy trẻ bị sốt có nên đắp chăn không?
Sốt là tình trạng nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường. Đây là một phản ứng tự nhiên của cơ thể chống lại các tác nhân gây hại. Trẻ nhỏ khi được xác định bị sốt khi nhiệt độ đo ở miệng hoặc ở nách trên 37,5oC và nhiệt độ đo ở hậu môn là trên 38oC. Nguyên nhân gây sốt thường là: Nhiễm khuẩn, nhiễm virus, sốt mọc răng hoặc phản ứng sau tiêm vắc-xin,...
Khi bị sốt, trẻ nhỏ có thể gặp phải các triệu chứng như:
Vùng dưới đồi của não là khu vực kiểm soát nhiệt độ của cơ thể. Khi cơ thể tăng nhiệt độ cao hơn mức bình thường, vùng dưới đồi sẽ tự khởi động khả năng làm mát cơ thể bằng cách tăng tiết mồ hôi.
Trẻ sốt có nên đắp chăn không? Khi trẻ bị sốt, nhiều phụ huynh thường đóng kín cửa, đắp chăn, mặc nhiều quần áo cho trẻ để giảm cơn lạnh. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm. Việc có nên đắp chăn cho trẻ hay không phụ thuộc vào mức độ sốt và tình trạng sức khỏe của trẻ.
Khi trẻ bị sốt, việc đắp chăn sẽ không giúp làm giảm cơn lạnh mà càng khiến cơ thể khó thoát nhiệt, dẫn đến tình trạng sốt kéo dài. Nếu đắp chăn quá kín sẽ khiến thân nhiệt càng lên cao và trẻ sẽ càng cảm thấy lạnh hơn. Trường hợp trẻ sốt cao không hạ thân nhiệt kịp thời, hệ thần kinh trung ương có thể bị ảnh hưởng, gây ra những biến chứng nghiêm trọng như cơ thể tím tái, sốt cao co giật, thậm chí dẫn tới tử vong.
Vì thế, khi trẻ bị sốt, phụ huynh không nên đắp chăn, không được đóng kín cửa mà phải mở cửa để hạ nhiệt độ cơ thể. Khi nhiệt độ bắt đầu hạ xuống, chân tay trẻ sẽ dần ấm lên và trẻ sẽ hết lạnh.
Khi trẻ sốt, nhiều phụ huynh thường chăm sóc sai cách, vô tình dẫn đến các biến chứng không mong muốn. Việc chăm sóc trẻ khi bị sốt là rất quan trọng để đảm bảo sự thoải mái và sức khỏe của trẻ. Phụ huynh có thể mắc một số sai lầm phổ biến dưới đây:
Tương tự như việc đắp chăn, mặc quần áo quá dày cũng làm tăng nhiệt độ cơ thể của trẻ và gây khó thở. Thay vào đó, hãy chọn áo mỏng và thoáng cho trẻ, và điều chỉnh nhiệt độ phòng sao cho mát mẻ nhất.
Kiểm tra nhiệt độ bằng nhiệt kế rất quan trọng. Nó có thể giúp bạn đo nhiệt độ cơ thể của trẻ để xác định mức độ sốt. Hiện nay có một số dòng nhiệt kế điện tử được đánh giá an toàn hơn so với nhiệt kế thuỷ ngân truyền thống.
Các bậc cha mẹ thường có chung tâm lý rằng khi con bị sốt là phải hạ sốt thật nhanh bằng mọi cách như cho trẻ uống thuốc, đặt thuốc ở hậu môn, dùng thuốc kết hợp, ngâm con vào bồn nước ấm, sử dụng miếng dán lạnh,...
Tuy nhiên, điều này được cho không nên. Vì khi thân nhiệt xuống một cách đột ngột gây nguy hiểm cho trẻ, do cơ thể không chịu được sự thay đổi quá nhanh. Vì thế, việc hạ sốt cho trẻ chỉ nên thực hiện từ từ.
Trẻ sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc hạ sốt? Nhiều cha mẹ thường sử dụng thuốc khi trẻ sốt nhẹ để con nhanh chóng về nhiệt độ thường. Thế nhưng lạm dụng thuốc hạ sốt có thể gây ra nhiều vấn đề về gan.
Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh không dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ. Việc này có thể dẫn đến nguy cơ quá liều, khiến trẻ ngộ độc, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Ngoài ra, không nên kết hợp nhiều loại thuốc hạ sốt cùng một lúc cho trẻ, thuốc hạ sốt nên dùng cách nhau 6 - 8 tiếng. Hãy luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế trước sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ.
Cách hạ sốt bằng việc chườm nước đá quá lạnh hoặc đắp khăn lạnh có thể khiến trẻ bị nhiễm lạnh, thậm chí gây bỏng lạnh. Trong trường hợp trẻ sốt cao, ngoài việc cho trẻ uống hạ sốt, cha mẹ nên kết hợp lau người cho trẻ bằng khăn ấm, đặc biệt là chườm ở khu vực bẹn và nách.
Sốt xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Sốt có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Do vậy, cha mẹ nên lưu ý tìm nguyên nhân dẫn đến cơn sốt để giải quyết tận gốc vấn đề. Nếu trẻ có các triệu chứng khác đi kèm như khó thở, nôn mửa, ho, hay các dấu hiệu không bình thường khác, bạn hãy tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ ngay lập tức.
Khi trẻ có dấu hiệu sốt, bố mẹ cần bình tĩnh và xử lý theo những bước sau:
Vậy trẻ bị sốt có nên đắp chăn không? Một trong những nguyên tắc quan trọng khi trẻ bị sốt là không được đắp chăn, không đóng kín cửa mà phải để không khí trong nhà lưu thông. Đồng thời, không nên cho trẻ quá nhiều áo quần, nên giữ cho cơ thể của con trẻ được thoáng mát để giúp cơn sốt nhanh hạ.
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: vnexpress.net
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.