Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Sốt là gì? Trẻ sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc hạ sốt?

Ngày 21/02/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Sốt (thân nhiệt cao) là một biểu hiện phổ biến ở trẻ em. Sốt là phản ứng miễn dịch của cơ thể chống lại nhiễm trùng, nhưng vẫn cần cảnh giác vì sốt cũng có khả năng gây ra các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, không phải lúc nào trẻ sốt cũng phải dùng thuốc hạ sốt. Quý phụ huynh cần hiểu đúng và có cách xử trí kịp thời khi trẻ sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc hạ sốt một cách hiệu quả.

Trẻ nhỏ, đặc biệt những lúc bị sốt sẽ khiến cho cha mẹ vô cùng lo lắng về những ảnh hưởng của sốt với trẻ cũng như tác dụng của các loại thuốc dùng cho trẻ có thật sự cần thiết hay không? Trẻ sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc hạ sốt? Cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Sốt là gì?

Về bản chất, sốt là một phản ứng sinh lý có lợi cho cơ thể, biểu hiện qua khả năng tiêu diệt vi khuẩn của cơ thể tăng, hoạt động đề kháng của cơ thể tăng (tăng hoạt động của hệ miễn dịch trong cơ thể, tăng tổng hợp kháng thể...) và giảm lượng sắt tự do trong huyết thanh, đồng thời tăng lượng protein gắn sắt, ferritin, nhờ đó làm giảm sự sản sinh của vi khuẩn.

Do vậy, về nguyên tắc chỉ cần hạ sốt cho trẻ khi sốt quá cao hoặc gây khó chịu cho bé. Chính vì vậy, khi thấy trẻ sốt dưới 38 độ C thì quý phụ huynh cũng không nên quá lo lắng.

Sốt là gì? Trẻ sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc hạ sốt? 1 Sốt là một phản ứng sinh lý có lợi cho cơ thể con người

Những cơn sốt có khả năng kéo dài từ 2 đến 3 ngày. Bên cạnh đó, phụ huynh có thể nhận biết tình trạng sốt nặng hay nhẹ nhờ vào các hành vi, hoạt động của bé. Nếu trẻ bị sốt nhưng vẫn tỉnh, có thể ăn uống và vận động vui chơi nhẹ nhàng được thì ba mẹ không cần quá lo lắng. Dấu hiệu sốt trở nên nguy hiểm khi bé có những dấu hiệu như chán ăn, mệt mỏi, li bì, co giật... Hành vi của trẻ phản ánh rõ nhất cho những tổn thương được gây ra bởi sốt.

Không ít bậc cha mẹ lo lắng khi thấy trẻ bị sốt ở mức 37,5 độ C mà cho con uống thuốc hạ sốt. Thực tế rằng, ở nhiệt độ này bé chưa được coi là sốt. Thông thường nhiệt độ cơ thể trẻ có thể dao động trong khoảng từ 37 độ C - 37,8 độ C. Vì vậy, khi trẻ sốt từ 38 độ C trở lên mới thật sự cần đến điều trị y khoa.

Không ít bậc cha mẹ lo lắng khi thấy trẻ bị sốt ở mức 37,5 độ C mà cho con uống thuốc hạ sốt. Thực tế rằng, ở nhiệt độ này bé chưa được coi là sốt. Thông thường nhiệt độ cơ thể trẻ có thể dao động trong khoảng từ 37 độ C - 37,8 độ C. Vì vậy, khi trẻ sốt từ 38 độ C trở lên mới thật sự cần đến điều trị y khoa.

Ngoài ra, nhiệt độ cơ thể còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác, chẳng hạn như thời tiết, vận động, quần áo và cả vị trí đo nhiệt độ. Trẻ em sẽ sốt khi:

  • Nhiệt độ đo ở nách trên 37,2 độ C.
  • Nhiệt độ đo được ở miệng trên 37,5 độ C.
  • Đo nhiệt độ tại hậu môn trên 38 độ C.
  • Nhiệt độ đo ở tai trên 38 độ C.
Sốt là gì? Trẻ sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc hạ sốt? 2 Trẻ sốt cao thật sự khi nhiệt độ ở nách trên 37,2 độ C

Ngoài đo nhiệt độ cho trẻ, quý cha mẹ cũng có thể nhận biết qua các dấu hiệu bất thường ở hành vi, thói quen ăn uống bị thay đổi của trẻ, như sau: 

  • Trẻ không khỏe và khi sờ vào người thấy nóng. 
  • Trẻ dễ cáu kỉnh hoặc quấy khóc. 
  • Trẻ dễ buồn ngủ hơn bình thường. 
  • Trẻ nôn mửa hoặc không chịu uống. 
  • Trẻ sốt cao kèm rét run. 
  • Trẻ mình mẩy đau đớn, khó chịu.

Trẻ sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc hạ sốt?

Sốt là một phản ứng sinh lý có lợi của cơ thể. Do vậy không nên lạm dụng dùng thuốc hạ sốt, chỉ nên dùng hạ sốt khi trẻ sốt cao trên 38 độ C. Rất nhiều loại thuốc hạ sốt được bán rộng rãi ở các hiệu thuốc, công ty dược phẩm có thể phù hợp cho trẻ em, đặc biệt các thuốc có chứa hoạt chất thông dụng và an toàn đó chính là Paracetamol.

Sốt là gì? Trẻ sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc hạ sốt? 3 Trẻ sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc hạ sốt?

Tuy nhiên, không nên tự ý phối hợp nhiều loại thuốc hạ sốt cho trẻ sử dụng vì hiệu quả sẽ không tăng thêm, ngược lại sẽ làm xuất hiện nhiều tác dụng phụ như kích thích dạ dày, xuất huyết tiêu hoá, tổn thương gan, thận...

Khi trẻ vẫn còn tỉnh táo, vẫn vui chơi được thì chỉ cần cho trẻ uống nhiều nước. Không cần thiết truyền dịch lúc này cho trẻ. Truyền dịch chỉ được chỉ định đối với trẻ bị mất nước nặng và được tiến hành tại các cơ sở y tế.

Xử trí đúng cách tại nhà khi trẻ bị sốt

Chườm ấm

Chườm ấm có tác dụng làm tăng lưu thông tuần hoàn máu, thường được áp dụng trong trường hợp để hạ sốt, hạ thân nhiệt. Các vị trí chườm ấm: Trán, nách, bẹn. Chườm ấm có thể kết hợp với dùng thuốc hạ sốt khi trẻ không dung nạp được với thuốc.

Tăng cường bổ sung nước và điện giải

Sốt cao làm tăng nguy cơ mất nước, mất điện giải ở trẻ nhỏ. Nhiều trẻ bỏ ăn khi bị sốt, đây không phải là vấn đề, miễn là trẻ vẫn được bổ sung đủ nước để bù lại lượng nước mất đi. Đối với các loại sữa tươi (sữa bò hay sữa mẹ), sữa bột và nước vẫn cần cho trẻ uống đầy đủ và thường xuyên.

Ngoài ra, nên cho trẻ bổ sung điện giải, uống nước trái cây để phục hồi hệ miễn dịch. Nếu trẻ không chịu uống nước hoặc không thể uống được phụ huynh cần tham vấn ý kiến từ bác sĩ.

Cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ

Sốt gây ra triệu chứng mệt mỏi và đau nhức cho trẻ. Trong quá trình mang bệnh, phụ huynh nên khuyến khích để trẻ nghỉ ngơi theo nhu cầu. Khi trẻ đã cảm thấy khỏe hơn và muốn vui chơi nhẹ nhàng thì không nên ép trẻ phải tiếp tục nghỉ ngơi. Trẻ có thể đi học trở lại hoặc tham gia các hoạt động khác khi nhiệt độ đã quay về mức ổn định bình thường sau 24 giờ.

Thuốc hạ sốt

Thuốc hạ sốt có tác dụng làm giảm nhiệt độ cơ thể xuống khoảng 1 - 1,5 độ C. Thuốc hạ sốt cần được dùng khi nhiệt độ cao thích hợp, dùng đúng liều lượng, tránh lạm dụng gây ra các hậu quả hết sức nguy hiểm.

 Các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đến khám bác sĩ ngay nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường sau đây:

  • Trẻ dưới 2 tháng tuổi bị sốt.
  • Sốt trên 40 độ C.
  • Trẻ quấy khóc vô cớ.
  • Trẻ khóc, tăng nhạy cảm khi có người chạm vào cơ thể.
  • Trẻ ngủ li bì, khó đánh thức.
  • Có dấu hiệu cứng cổ bất thường.
  • Phát ban trên da.
  • Trẻ bị khó thở và không cải thiện sau khi làm sạch mũi.
  • Trẻ không bú được, không nuốt được thức ăn, không uống nước được.
  • Nôn ói nhiều.
  • Tiêu ra máu, ói ra máu.
  • Trẻ bị co giật.
  • Trẻ gầy còm, suy kiệt.

Đặc biệt vào thời điểm các cơn sốt dịch bệnh, khi thời tiết thay đổi thất thường, trẻ dễ có nguy cơ mắc phải các loại bệnh dẫn đến bị sốt. Cha mẹ hãy đặc biệt lưu ý đến các biểu hiện bất thường của trẻ, sử dụng thuốc hạ sốt đúng ngưỡng nhiệt độ khi trẻ sốt, tránh lạm dụng và đưa trẻ đến các cơ sở ý tế gần nhất khi trẻ có các dấu hiệu báo động, tránh để xảy ra các hậu quả khó lường.

Nhà thuốc Long Châu rất vui được đồng hành cùng quý độc giả, hy vọng các thông tin hữu ích trên đã giúp quý cha mẹ giải đáp được thắc mắc trẻ sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc hạ sốt của quý vị độc giả. Chúc quý độc giả có thật nhiều sức khỏe để bên những người thân yêu. 

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Hellobacsi.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm