Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tình trạng viêm đường hô hấp trên không phải hiếm gặp, nhất là với trẻ em vì hệ miễn dịch của các bé còn yếu so với người trưởng thành. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của trẻ và thường rất dễ tái phát nhiều lần. Vậy làm thế nào để đối phó với vấn đề này?
Các bộ phận nằm ở phía trên đường hô hấp sẽ tiếp xúc với luồng không khí từ bên ngoài vào phổi trước tiên nên rất dễ bị viêm nhiễm. Mặc dù viêm đường hô hấp trên không quá nguy hiểm nhưng bố mẹ cũng nên biết cách điều trị tình trạng này để giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi các triệu chứng khó chịu của bệnh.
Viêm đường hô hấp trên là hiện tượng những bộ phận như mũi, xoang, hầu họng, thanh quản bị viêm nhiễm. Đây là các bộ phận giúp làm ấm và lọc một phần chất bẩn của luồng không khí từ bên ngoài môi trường trước khi đi đến phổi. Vì tiếp xúc đầu tiên với không khí của môi trường, lại thêm hệ miễn dịch của trẻ em vẫn còn yếu nên nguy cơ các bé bị viêm nhiễm đường hô hấp trên là rất cao.
Một số tác nhân gây viêm đường hô hấp trên phổ biến là:
Nguyên nhân dẫn đến viêm đường hô hấp trên
Các triệu chứng của viêm đường hô hấp trên tương đối dễ nhận biết. Các bé sẽ thường hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi, đau rát họng, ho nhiều, khàn tiếng, mệt mỏi cơ thể,...
Trong thời gian bị viêm đường hô hấp trên, trẻ em cũng có thể bị sốt cao đi kèm các biểu hiện khác như đau bụng, nôn, tiêu chảy, ho có đờm, ho khan kéo dài, hơi thở có mùi hôi,...
Các triệu chứng của viêm đường hô hấp sẽ giảm dần và tự khỏi hẳn sau 5-7 ngày bị bệnh. Tuy không phải là căn bệnh gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm nhưng viêm đường hô hấp trên rất dễ tái phát, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hằng ngày của các bé. Vì vậy, bố mẹ cần phải biết các cách đối phó tình trạng này một cách hiệu quả.
Triệu chứng của viêm đường hô hấp trên ở trẻ em
Mặc dù là căn bệnh thường gặp, không quá nghiêm trọng nhưng bạn cũng nên áp dụng các biện pháp điều trị viêm đường hô hấp trên cho bé để ngăn ngừa bệnh kéo dài hay tái phát nhiều lần.
Các loại thuốc được sử dụng chủ yếu khi điều trị viêm đường hô hấp trên thường có công dụng giảm những triệu chứng bệnh như giảm viêm, giảm ho, giảm sốt,... Nếu bệnh xuất phát từ nguyên nhân là virus thì sẽ được dùng những loại thuốc kể trên. Còn với trường hợp bệnh do vi khuẩn gây ra, bố mẹ có thể cho bé sử dụng kháng viêm, kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc cho bé uống.
Bệnh viêm đường hô hấp trên cũng có thể tự khỏi mà không cần dùng đến thuốc nếu bạn chăm sóc cho bé đúng cách.
Trẻ nghẹt mũi, sổ mũi
Phụ huynh dùng khăn giấy mềm để làm thông thoáng mũi cho trẻ trước khi cho bé bú hoặc ăn để tránh tình trạng nôn trớ của trẻ.
Ngoài ra, bố mẹ còn có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc dung dịch nhỏ mũi chuyên dụng cho trẻ em, nhỏ vào 2 bên mũi để hòa loãng dịch mũi. Sau đó dùng dụng cụ hút mũi để loại bỏ chất nhầy bên trong và lấy tăm bông sạch để lau khô mũi bé.
Nước muối ưu trương Buona Nebial 3% là dung dịch nhỏ mũi kháng khuẩn chứa Natri Hyaluronate đem lại công dụng giảm sung huyết mũi, giảm khô mũi, làm loãng và sạch dịch nhầy bên trong mũi. Từ đó giúp cải thiện tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi rất hiệu quả.
Ngoài cách nhỏ trực tiếp vào trong mũi, bố mẹ cũng có thể cho bé dùng nước muối ưu trương Buona Nebial 3% dưới dạng khí dung để giúp bé mau khỏi bệnh hơn.
Nước muối ưu trương Buona Nebial 3% cải thiện tình trạng nghẹt mũi
Trẻ bị sốt cao
Nếu trẻ sốt dưới 38,5 độ C, bạn hãy cho bé mặc quần áo thoát mát, uống đủ nước, lau người bằng nước ấm ở vùng trán, nách, bẹn để giảm nhiệt cho trẻ. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là rau củ quả, cho bé nằm phòng mát, thường xuyên theo dõi nhiệt độ của trẻ.
Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C, bố mẹ vẫn tiếp tục lau người cho bé ở trán, nách và bẹn bằng nước ấm. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể cho bé uống hoặc đặt thuốc hạ sốt.
Thường xuyên theo dõi nhiệt độ khi trẻ sốt cao
Trẻ ho nhiều
Nếu trẻ bị ho khan, ho có đờm,... phụ huynh có thể pha nước ấm mật ong hoặc dùng quả quất chưng với đường kính và gừng rồi cho bé uống để giảm ho, thanh họng. Bên cạnh đó, nếu tình trạng ho của trẻ cứ dai dẳng không thuyên giảm, bố mẹ có thể cho bé sử dụng một số loại thuốc ho làm từ thảo dược thiên nhiên hoặc những loại thuốc ho theo đơn kê của bác sĩ.
Viêm đường hô hấp trên không hiếm gặp và cũng ít khi dẫn đến tình huống sức khỏe nghiêm trọng. Nhưng bố mẹ cũng nên biết cách điều trị hiệu quả cho các bé khi mắc viêm đường hô hấp trên để giúp bé nhanh khỏe hơn, hạn chế nguy cơ tái phát nhiều lần. Chúc bé con của bạn luôn khỏe mạnh!
Hoàng Trang
Nguồn tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.