Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Trẻ chậm mọc răng nên uống thuốc gì?

Ngày 19/05/2023
Kích thước chữ

Sau 18 tháng tuổi mà trẻ chưa mọc răng có nghĩa là trẻ bị chậm mọc răng. Vậy trẻ chậm mọc răng nên uống thuốc gì? Cách chăm sóc trẻ ra sao? Nếu bạn quan tâm, đừng bỏ qua những thông tin dưới đây nhé!

Trong một số trường hợp hiếm gặp, trẻ sinh ra đã có sẵn một chiếc răng sơ sinh xinh xắn. Có những bé vừa chào đời một tuần đã mọc chiếc răng sữa đầu tiên. Nhưng cũng có những trẻ gần 2 tuổi vẫn chưa mọc răng khiến không ít bậc phụ huynh lo lắng. Vậy trẻ chậm mọc răng nên uống thuốc gì? Cách chăm sóc trẻ chậm mọc răng ra sao?

Khi nào trẻ được cho là chậm mọc răng?

Trẻ sơ sinh mấy tháng mọc răng? Thời điểm mọc răng của từng bé không giống nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như dinh dưỡng, di truyền, sức khỏe nền của bé,… Tuy nhiên theo các nghiên cứu, mốc thường gặp nhất là khi trẻ sơ sinh đủ 6 tháng tuổi.

Quy trình mọc răng sữa ở trẻ sơ sinh thường bắt đầu từ tháng thứ 6 và theo trình tự sau:

  • Trẻ mọc 4 răng cửa giữa của hàm trên trong khoảng 6 đến 10 tháng tuổi.
  • Trẻ mọc 4 răng cửa bên thường vào thời điểm bé 9 đến 13 tháng tuổi.
  • Trẻ mọc 4 răng hàm đầu tiên thường vào thời điểm bé 12 - 16 tháng tuổi.
  • Trẻ mọc 4 răng nanh thường vào thời điểm bé 14 - 20 tháng tuổi.
  • Trẻ mọc 4 răng hàm thứ 2 thường vào thời điểm bé 20 - 32 tháng tuổi.
tre-cham-moc-rang-nen-uong-thuoc-gi-1.jpg
Trẻ thường mọc những chiếc răng đầu tiên khi đủ 6 tháng tuổi

Mốc thời gian trên chỉ mang tính chất tham khảo, vì thực tế có những trẻ mọc răng rất sớm, có những trẻ mọc liền một lúc nhiều răng. Có trẻ lại mọc răng muộn và mọc từng cái một.

Theo các bác sĩ, trẻ thường bắt đầu mọc răng khi 6 tháng và đến gần 3 tuổi là trẻ cơ bản đủ răng. Việc trẻ 9 tháng chưa mọc răng theo bác sĩ vẫn trong giới hạn bình thường. Ngoài 12 tháng tuổi nếu trẻ vẫn chưa mọc chiếc răng sữa đầu tiên, thì đó có thể là biểu hiện của tình trạng chậm mọc răng.

Nguyên nhân và hậu quả của việc trẻ chậm mọc răng

Trước khi tìm hiểu trẻ chậm mọc răng nên uống thuốc gì, có lẽ mẹ nên biết nguyên nhân và hậu quả của tình trạng này. Theo các bác sĩ nha khoa, các nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến việc trẻ chậm mọc răng là:

  • Trẻ có thể bị di truyền mọc răng chậm từ bố mẹ. Những trẻ có bố mẹ chậm mọc răng sẽ có nguy cơ gặp tình trạng này cao hơn. 
  • Nhiều trẻ chậm mọc răng do thiếu canxi, những vitamin và khoáng chất thiết yếu, cần thiết cho sự phát triển hệ xương răng ở trẻ. Trong trường hợp này, trẻ không những chậm mọc răng mà còn chậm phát triển về chiều cao và thể chất.
  • Theo thống kê, những trẻ sinh non thường mọc răng chậm hơn trẻ sinh đủ tháng.
  • Điều đó có nghĩa là thời điểm sinh cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm mọc răng ở trẻ.
  • Trong một số trường hợp, trẻ mắc bệnh tuyến giáp cũng sẽ chậm mọc răng. Trong trường hợp này, ba mẹ cần đưa con đi khám để phát hiện sớm bệnh lý nhằm điều trị kịp thời.
tre-cham-moc-rang-nen-uong-thuoc-gi-2.jpg
Có nhiều nguyên nhân khiến bé chậm mọc răng hơn bạn cùng trang lứa

Trẻ chậm mọc răng không chỉ ảnh hưởng đến kỹ năng ăn thô của trẻ mà còn dẫn đến một số hậu quả khác như: 

  • Chậm mọc răng sữa có thể khiến răng vĩnh viễn sau này mọc lệch, mọc song song, ảnh hưởng đến cấu tạo hàm. Khi bé lớn lên sẽ cảm thấy thiếu tự tin vì hàm răng mất thẩm mỹ hoặc cha mẹ sẽ tốn chi phí chỉnh nha cho bé. 
  • Việc ảnh hưởng đến kỹ năng ăn thô cũng gián tiếp làm ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ.

Trẻ chậm mọc răng nên uống thuốc gì?

Quay trở lại với câu hỏi trẻ chậm mọc răng nên uống thuốc gì? Theo các bác sĩ, để trả lời cho câu hỏi này, cha mẹ cần xác định được nguyên nhân khiến trẻ bị chậm mọc răng. Có như vậy, cha mẹ mới lựa chọn được loại thuốc hay thực phẩm chức năng phù hợp với bé. 

Nếu trước đây cha hoặc mẹ bị chậm mọc răng, có thể bé đã thừa hưởng gen di truyền đó từ ba mẹ và cách giải quyết vấn đề lúc này là chờ đợi. Nguyên nhân di truyền thực sự không quá đáng lo ngại.

Nếu nguyên nhân là thiếu canxi và các vitamin, khoáng chất cần thiết, mẹ nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống cho bé. Thông thường, sau 6 tháng trẻ bắt đầu ăn dặm. Mẹ nên ưu tiên cho bé ăn các thực phẩm giàu canxi, D3, vitamin K,... và những thành phần có lợi cho sự phát triển của hệ xương răng.

Cha mẹ có thể đưa bé đến các cơ sở y tế uy tín để được đánh giá tình trạng thiếu hụt các vi chất cần thiết. Khi có kết quả chính xác, các bác sĩ sẽ tư vấn gia đình cho bé uống bổ sung vitamin D, canxi nếu cần thiết. Loại thuốc phù hợp với trẻ lúc này chỉ là vitamin D, canxi mà thôi.

tre-cham-moc-rang-nen-uong-thuoc-gi-3.jpg
Bé được bổ sung vitamin D và canxi theo chỉ định của bác sĩ

Chăm sóc trẻ chậm mọc răng thế nào?

Mẹ cũng cần lưu ý, trong chế độ ăn của bé, mẹ nên hạn chế các thực phẩm chứa hàm lượng photpho cao. Một biện pháp quan trọng nhưng không nhiêu gia đình lưu tâm là hãy rèn cho bé thói quen đi ngủ sớm, điều chỉnh thói quen sinh hoạt và ăn uống cũng có thể giúp răng bé mọc nhanh hơn. 

Khi bé bị chậm mọc răng, cha mẹ nên cho trẻ khám nha khoa định kỳ. Các bác sĩ nha khoa sẽ giúp theo dõi và phát hiện các vấn đề bất thường sớm nhất để có hướng xử lý kịp thời.

Đặc biệt, nếu nhận thấy gia đình có yếu tố nguy cơ cao mắc các bệnh tuyến giáp, cha mẹ nên đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe. Việc này sẽ giúp cha mẹ yên tâm hơn về sức khỏe của con hoặc nếu không may trẻ mắc bệnh có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Lúc này, điều trị bệnh tuyến giáp mới giải quyết được gốc rễ của tình trạng mọc răng muộn ở trẻ.

Vậy trẻ chậm mọc răng nên uống thuốc gì? Tình trạng chậm mọc răng ở trẻ xảy ra khá phổ biến, vì thế cha mẹ không cần quá lo lắng nếu bé vẫn phát triển ổn định về thể chất và tinh thần. Trong những trường hợp nghi ngờ trẻ chậm mọc răng do các nguyên nhân bất thường, thì cha mẹ nên đưa bé đi khám để nhận được tư vấn và có hướng can thiệp kịp thời từ bác sĩ chuyên khoa.

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin