Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trong giai đoạn đầu đời, hiện tượng ốm vặt hoặc sốt rất dễ gặp ở trẻ nhỏ do hệ miễn dịch của bé còn chưa thực sự hoàn thiện. Bên cạnh nguyên nhân bệnh lý gây ra, trẻ bị sốt do mọc răng cũng là một trong những tình trạng thường thấy. Vậy trẻ sốt mọc răng có nên uống kháng sinh hay không?
Mọc răng khiến cho trẻ bị đau ngứa, khó chịu và đôi khi còn kèm theo một số triệu chứng khác như sốt, quấy khóc, biếng ăn… gây lo lắng cho cha mẹ. Lúc này, nhiều phụ huynh nghĩ đến việc cho trẻ sử dụng thuốc để giảm bớt khó chịu. Vậy trẻ sốt mọc răng có nên uống kháng sinh không? Cần lưu ý những gì trong chăm sóc trẻ bị sốt do mọc răng?
Thông thường, độ tuổi của trẻ bắt đầu mọc răng sữa là vào khoảng tháng thứ 6 sau khi em bé chào đời. Răng sữa của trẻ sẽ mọc liên tục cho đến khi hoàn thiện cả hai hàm răng vào khoảng trên 3 tuổi. Tùy theo cơ địa cũng như sự phát triển của mỗi trẻ mà bé có thể mọc răng sớm hơn hoặc muộn hơn.
Khi mọc răng, trẻ thường sẽ gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu khiến trẻ chán ăn, bỏ ăn, quấy khóc và khiến cha mẹ lo lắng. Các dấu hiệu nhận biết trẻ mọc răng, bao gồm:
Mọc răng sẽ gây ra cảm giác bứt rứt, đau ngứa khiến cho giấc ngủ đêm của trẻ bị ảnh hưởng, xáo trộn. Do đó, hãy tập cho trẻ thói quen ngủ đúng giờ, dỗ dành để bé đi dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Thông thường, trẻ ở độ tuổi mọc răng sẽ chảy nhiều nước dãi hơn so với bình thường, điều này khiến cằm của bé thường xuyên ẩm ướt. Do đó, cha mẹ hãy sử dụng khăn mềm hoặc giấy khô để thấm nước dãi cho trẻ.
Khi quan sát miệng của trẻ đang mọc răng, xuất hiện các chồi nhỏ và chồi lên trên dọc theo nướu của trẻ. Sử dụng ngón tay sạch chạm vào nướu, phụ huynh sẽ thấy răng cứng nằm ở phía dưới.
Ngoài ra, hiện tượng mọc răng cũng khiến trẻ bị sốt nhẹ và thường không sốt quá cao hoặc kéo dài. Trường hợp có sốt kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng khác thì có thể nghĩ đến nguyên nhân khác ngoài mọc răng. Câu hỏi được đặt ra trẻ sốt mọc răng có nên uống kháng sinh không?
Sốt khi mọc răng là một tình trạng phổ biến của cơ thể. Nếu nguyên nhân trẻ bị sốt không phải là do nướu bị nhiễm khuẩn thì không nên cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh. Bởi việc dùng thuốc kháng sinh tuỳ tiện có thể gây ra nhiều tác dụng phụ gây ảnh hưởng tới trẻ nhỏ như:
Khi trẻ sốt mọc răng có nên uống kháng sinh không? Trên thực tế, một số trường hợp đặc biệt cần phải cho trẻ dùng thuốc kháng sinh khi bị sốt do mọc răng. Cụ thể là trẻ có dấu hiệu bị viêm, nhiễm khuẩn như nướu sưng đỏ, có thể có xuất hiện mủ trắng. Đối với trường hợp này, cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được kê đơn thuốc kháng sinh phù hợp cho bé. Phụ huynh cũng cần lưu ý không được tự ý thay đổi liều dùng thuốc, loại thuốc hoặc ngưng dùng thuốc kháng sinh đột ngột để tránh hiện tượng trẻ bị nhờn thuốc kháng sinh.
Bên cạnh thắc mắc trẻ sốt mọc răng có nên uống kháng sinh không, nhiều cha mẹ cũng đưa ra câu hỏi rằng trẻ mọc răng nên dùng thuốc gì? Theo đó, sốt và đau nhức nướu là các triệu chứng điển hình khiến cho trẻ khó chịu nhất khi mọc răng. Vậy có thể sử dụng thuốc để điều trị hai nhóm triệu chứng này không?
Như đã nói ở trên, trẻ mọc răng có thể bị sốt ở mức độ nhẹ đến sốt vừa với nhiệt độ của cơ thể dưới 38 độ C. Lúc này, cha mẹ cần theo dõi thân nhiệt của trẻ liên tục và áp dụng các biện pháp hạ sốt cho bé nếu sốt không quá cao như cho bé bú mẹ nhiều hơn, chườm ấm, uống nhiều sữa và nước ấm, cho trẻ mặc quần áo thông thoáng và thấm hút mồ hôi tốt…
Đối với trường hợp trẻ sốt cao trên 38,5 độ C do mọc răng, cha mẹ nên cho bé uống thuốc hạ sốt theo đúng liều lượng khuyến cáo. Paracetamol là loại thuốc hạ số được sử dụng phổ biến nhất khi trẻ sốt mọc răng.
Trong trường hợp trẻ sốt cao kèm theo dấu hiệu co giật toàn thân, mệt mỏi, li bì, hôn mê… thì phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Trường hợp này có khả năng sốt do mọc răng và có kèm theo nguyên nhân bệnh lý khác nên cần được điều trị cũng như chăm sóc y tế.
Nếu cơn đau và ngứa nghiêm trọng khiến trẻ quấy khóc và không thể bú sữa hoặc ăn uống bình thường thì mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc giảm đau không kê đơn. Acetaminophen là loại thuốc thường được sử dụng và dù là thuốc không kê đơn nhưng cha mẹ vẫn nên dùng theo liều lượng được chỉ định bởi bác sĩ.
Đối với trẻ sơ sinh, có thể sử dụng thuốc ibuprofen để giảm đau cho trẻ khi bị viêm nướu. Tuy nhiên, bạn cần theo dõi thật cẩn thận khi cho trẻ sử dụng loại thuốc này vì thuốc có thể gây kích ứng dạ dày.
Hiện nay, trên thị trường có bày bán nhiều loại gel hay kem bôi tê để bôi lên nướu răng nhằm giúp giảm đau cho trẻ trong giai đoạn mọc răng sữa. Tuy nhiên, phụ huynh cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi cho bé sử dụng các loại thuốc này, đồng thời tránh loại thuốc có thành phần gây hại cho trẻ như benzocain…
Thuốc điều trị có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn. Do đó, bạn hãy liên hệ ngay với nhân viên y tế để được hướng dẫn cách xử trí trong những trường hợp này.
Dưới đây là các biện pháp chăm sóc cần thiết để giảm thiểu triệu chứng khó chịu và giúp bé trải qua giai đoạn mọc răng một cách dễ dàng, cụ thể như sau:
Trước khi sử dụng thuốc hạ sốt, nếu trẻ sốt do mọc răng không quá nghiêm trọng thì cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp hạ sốt tự nhiên như cho bé bú nhiều hoặc uống nhiều nước ấm, chườm hoặc lau người bằng nước ấm, mặc đồ rộng rãi có chất liệu dễ thấm hút mồ hôi tốt…
Nếu trẻ bị sốt nhưng không chịu bú sữa hay uống nước, bạn cần sử dụng tăm bông sạch có thấm nước để chấm vào miệng của bé nhằm tránh tình trạng khô môi, mất nước… Chườm lạnh tại vùng răng bị sưng đau do mọc răng để giảm đau cho trẻ, tuy nhiên không được chườm quá lâu hoặc chườm trực tiếp đá lạnh để hạn chế tổn thương nướu của bé.
Trong giai đoạn bé mọc răng, cha mẹ cần chú ý đến việc vệ sinh răng miệng chị trẻ thật tốt để tránh nhiễm trùng và gây cản trở quá trình mọc răng. Đồng thời, thường xuyên sử dụng khăn sạch để lâu nước dãi quanh miệng trẻ và cho bé uống nước ấm để làm sạch nướu sau khi bú sữa hoặc ăn uống.
Vùng nướu của trẻ đang mọc răng có thể bị sưng đỏ hoặc nhiễm trùng. Do đó, mẹ cần vệ sinh nướu của bé bằng miếng gạc chuyên dụng hoặc vải mềm từ 1 - 2 lần/ngày. Nếu nướu lợi bị nhiễm trùng, sưng tấy và có dịch viêm thì nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được điều trị sớm.
Cảm giác đau nhức, ngứa nướu do mọc răng sẽ khiến trẻ bị khó chịu và có thể gặm mút tay hoặc các vật dụng xung quanh. Do đó, cha mẹ nên loại bỏ các món đồ chơi cứng, đồ dùng có cạnh sắc có thể gây tổn thương nướu của trẻ.
Khi trẻ mọc răng sẽ thường quấy khóc và biếng ăn hơn so với bình thường. Vì thế, cha mẹ nên ở cạnh bên để an ủi, vỗ về để trẻ cảm thấy an tâm, dễ chịu và vượt qua giai đoạn khó khăn này. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi trẻ sốt mọc răng có nên uống kháng sinh không?
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.