Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trẻ hay lắc đầu thường xảy ra ở các bé dưới 1 tuổi và khiến phụ huynh rất lo lắng. Nguyên nhân trẻ hay lắc đầu là gì? Cách nào để ba mẹ có thể ngăn tình trạng này của trẻ? Các bậc phụ huynh hãy cùng chuyên gia lý tìm hiểu để biết cách xử lý hiệu quả nhé.
Cơ thể của trẻ em rất yếu, vậy nên nếu có hiện tượng bất thường đều làm các bậc cha mẹ lo lắng. Một số phụ huynh thắc mắc trẻ hay lắc đầu có nguy hiểm không và phán đoán như thế nào. Vậy thì hôm nay, mời các bạn cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Trẻ lắc đầu là một hiện tượng xảy ra khá phổ biến và được nhiều người cho rằng là bình thường. Tuy nhiên, cũng có một số tình huống bạn không thể chủ quan với biểu hiện này của bé.
Bé đang trong thời gian phát triển và muốn tìm hiểu cơ thể, vậy nên đơn giản bé lắc đầu là chỉ muốn kiểm tra cơ thể mình. Nếu bé chưa biết nói, hành động lắc đầu của bé là để tương tác với cha mẹ hoặc người thân. Bạn cũng có thể chú ý, trẻ hay lắc đầu cũng như hành động trêu đùa của con người, có thể bé đang vui vẻ hoặc phấn khích.
Trẻ em trong tầm tuổi này sẽ bắt chước các hành động của người lớn. Lắc đầu chính là một hành động được các bé cho rằng “dễ học” nên sẽ làm theo. Hoạt động tưởng chừng đơn giản cũng có thể là một phản xạ của cơ thể. Vậy nên, cha mẹ không cần lo lắng khi thấy trẻ lắc đầu nhiều lần.
Bên cạnh đó, lắc đầu liên tục cũng là biểu hiện của các bệnh lý và nguyên nhân nguy hiểm. Nhẹ nhất là trong giấc ngủ, bé lắc đầu chỉ để tự ru mình vào giấc ngủ sâu hơn. Bởi nhiều nguyên nhân và phổ biến nhất là do mệt mỏi nên bé thường khó ngủ. Lắc đầu chính là một bản năng của cơ thể giúp bé “chóng mặt” và chìm vào giấc ngủ.
Các căn bệnh nguy hiểm hơn chính là tình trạng viêm tai giữa ở trẻ nhỏ. Sau khi bị sốt hoặc nhiễm lạnh, tính trạng nhiễm trùng sẽ gây ra viêm nướu hoặc viêm tai giữa. Bé lắc đầu để thấy thoải mái hơn.
Nghiêm trọng nhất của tình trạng trẻ hay lắc đầu chính là các chứng bệnh về thần kinh. Xuất hiện cùng nó là các tình trạng kém giao tiếp, suy giảm các chức năng biểu đạt hoặc các mốc phát triển không rõ ràng. Tất cả các dấu hiệu này đều dễ nhận biết và nên đề phòng.
Nếu trẻ hay lắc đầu là tình trạng không nguy hiểm thì bạn có thể hoàn toàn ngăn được hành động này của trẻ. Bởi khi liên tục trong thời gian dài, bé sẽ bị chóng mặt và cảm thấy mệt mỏi, không hứng thú với các hoạt động khác.
Trẻ em thích thú khi phát hiện ra được những khả năng mới của cơ thể và khiến cho người lớn chú ý. Vậy nên, bạn càng nhìn thì chúng càng tiếp tục hành động đó của mình. Cách hiệu quả nhất để ngăn bé lắc đầu là không chú ý đến và không phản ứng lại khi các con thực hiện động tác này.
Một số bé khó chịu với môi trường sống hiện tại sẽ biểu đạt ý kiến của mình bằng cách lắc đầu. Cha mẹ có thể thử hạn chế ánh sáng, tiếng ồn ở nơi bé ở hoặc chuyển bé đến chỗ khác. Nếu bé dừng hành động này thì sau này, hãy đảm bảo môi trường thoáng mát và yên tĩnh để bé chơi hoặc nghỉ ngơi.
Ngoài ra, để bé thư giãn, cha mẹ có thể thực hiện các kỹ thuật xoa bóp để bé cảm thấy thoải mái. Các trò chơi đơn giản nhưng thú vị với trẻ em như vỗ tay, đu quay, cưỡi ngựa,... cũng sẽ khiến bé thả lỏng hơn. Khi chơi, cha mẹ cần lưu tâm để bé không bị ngã, không rung lắc mạnh khiến bé bị giật mình khi ngủ.
Như chúng tôi đã nói ở trên, tình trạng trẻ hay lắc đầu có thể nguy hiểm và cũng có thể hoàn toàn vô hại. Nếu không có nguy hiểm tới trẻ, bạn có thể tự giảm tình trạng này tại nhà bằng các cách vừa nêu. Tuy nhiên, nếu bé mắc phải các bệnh lý nguy hiểm kèm lắc đầu thì bạn cần đưa bé tới các bác sĩ:
Trẻ hay lắc đầu thường xảy ra với rất nhiều trẻ em nhưng đều thuộc tình huống không nguy hiểm. Tuy vậy, những bậc làm cha mẹ không thể coi thường vì nó có thể gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng. Hy vọng bài viết trên của nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn hiểu hơn về trẻ con và chăm sóc con thật tốt!
Trần Nhung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp