Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trẻ sơ sinh mấy tháng biết ngồi là vấn đề thắc mắc của không ít phụ huynh. Bởi lẽ, đây chính là giai đoạn quan trọng đánh dấu sự phát triển của bé.
Trẻ sơ sinh mấy tháng thì biết ngồi? Để được giải đáp vấn đề thắc mắc này, bạn hãy theo dõi phần nội dung dưới bài viết sau.
Trẻ biết ngồi chính là một trong số những cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển thể chất của trẻ. Học ngồi chính là một kỹ năng cực kỳ thú vị bởi đây chính là chìa khóa quan trọng giúp mở ra thế giới vui chơi, khám phá cực kỳ mới mẻ đối với trẻ. Bên cạnh đó, việc thực hiện kỹ năng này sẽ giúp cho các bữa ăn của trẻ trở nên thú vị và hấp dẫn hơn.
Vậy mấy tháng trẻ sơ sinh biết ngồi? Thông thường, khi được 3 đến 4 tháng tuổi, trẻ nhỏ sẽ tự lẫy được và chuyển sang biết chống tay và có thể tự ngồi dậy trong 6 đến 7 tháng tuổi. Đa số những trẻ biết ngồi sớm thường rơi vào khoảng 6 tháng tuổi. Từ 7 đến 9 tháng tuổi, hầu hết bé sẽ thành thạo được kỹ năng này. Mấy tháng trẻ sơ sinh biết ngồi? Theo đó, mốc phát triển của trẻ cụ thể như sau:
Điều kiện để trẻ có thể ngồi vững đó là phải cứng cổ và cơ. Do đó, trẻ sẽ bắt đầu biết ngồi khi có thể kiểm soát được phần đầu.
Khi muốn ngồi, trẻ sẽ tự chống phần trên của cơ thể lên bằng 2 tay và cố giữ để ngực không chạm đất. Đồng thời, trẻ cũng sẽ học được cách tự lật mình và lăn tròn.
Khi được 5 tháng tuổi, trẻ sẽ có thể ngồi được trong một khoảng thời gian ngắn nếu như phụ huynh đặt trẻ ở tư thế ngồi. Bước sang giai đoạn này, trẻ sẽ rất dễ bị ngã nên các mẹ cần ở bên cạnh để giúp trẻ ngồi vững chãi và đặt gối ở xung quanh để trẻ không bị ngã.
Sau một khoảng thời gian, trẻ sẽ học được cách duy trì sự cân bằng khi ngồi bằng việc nghiêng người về phía trước, dùng một hoặc cả hai tay để tạo nên thế “kiềng ba chân”.
Bước sang tháng thứ 7, trẻ có thể tự ngồi mà không phải nhờ đến bất cứ sự hỗ trợ nào. Trẻ có thể dùng tay để khám phá thế giới xung quanh và học được cách xoay người để lấy những thứ mà trẻ muốn.
Ở thời điểm này, trẻ có thể chuyển từ tư thế nằm sấp sang tư thế ngồi bằng việc đẩy mình lên. Bước sang tháng thứ 8, trẻ có thể ngồi vững mà không cần đến bất cứ sự hỗ trợ nào. Khi trẻ đã quen với việc ngồi, trẻ sẽ muốn được ngồi và dành nhiều thời gian để ngồi hơn.
Muốn giúp trẻ có thể tự ngồi được, bạn có thể làm theo những cách như sau:
Trẻ nhỏ khi được ngồi ở tư thế quá sớm hay ở trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của những kỹ năng khác. Chính vì vậy, bạn nên để cho trẻ được phát triển hoặc khi trẻ được cứng cáp hơn, bạn hãy tập ngồi cho trẻ.
Trong quá trình trẻ tập ngồi, bạn hãy đảm bảo những khu vực xung quanh không có những vật dụng gây nguy hiểm cho trẻ như dao kéo, ổ cắm điện, đồ chơi quá nhỏ, vật liệu độc hại… bởi trẻ có thể chạm vào chúng. Mẹ cần phải quan sát để hỗ trợ trong trường hợp trẻ bị té ngã. Theo đó, bạn có thể dùng mền, gối hay lót thảm mềm để hỗ trợ.
Trong thời gian trẻ tập ngồi, bạn không nên cho trẻ phụ thuộc vào những sản phẩm hỗ trợ bởi có thể khiến cho trẻ trở nên lười hơn bởi không cần nỗ lực nhiều mà vẫn có thể ngồi được.
Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn lý giảm vấn đề “Trẻ sơ sinh mấy tháng biết ngồi?”. Hy vọng bạn sẽ áp dụng nguồn kiến thức quan trọng này để giúp trẻ được phát triển toàn diện hơn nhé.
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.