Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh trĩ ngoại ở giai đoạn nặng có thể dẫn tới biến chứng gây nên tình trạng trĩ ngoại tắc mạch. Đây là biến chứng rất nguy hiểm, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh nếu không can thiệp ngay.
Trĩ ngoại tắc mạch là tình trạng tĩnh mạch bị tắc, vỡ chảy máu hình thành những cục máu đông gây đau nhức, viêm nhiễm ở hậu môn do trĩ ngoại, thậm chí là hoại tử hậu môn.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết giúp người bệnh hiểu hơn về loại biến chứng này để sớm có phương án điều trị đúng cách.
Trĩ là những cấu trúc bình thường ở ống hậu môn. Bệnh trĩ là tập hợp những bệnh lý có liên quan đến biến đổi cấu trúc của mạng mạch trĩ và các tổ chức tiếp xúc với mạng mạch này. Bệnh trĩ được phân loại thành: Trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp.
Tắc mạch trĩ ngoại là một biến chứng phổ biến thường gặp của người bệnh trĩ ngoại nếu không được chữa trị kịp thời. Tắc mạch trĩ hay còn được gọi là nhồi máu trĩ. Đây là tình trạng xảy ra khi các tĩnh mạch trong mạng lưới mạch máu trong lòng ống hậu môn (búi trĩ) bị chèn ép, bị phá vỡ và hình thành nên các cục máu đông, dẫn tới tắc nghẽn mạch.
Tình trạng tắc mạch trĩ ngoại do khá nhiều nguyên nhân dẫn đến. Có thể nhắc đến đầu tiên là do thói quen ăn uống, thói quen đi đại tiện của người bệnh, đặc biệt đối với người cao tuổi. Các lý do do thói quen này càng dễ gây nên táo bón kéo dài là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh trĩ ngoại và tình trạng tắc mạch trĩ ngoại.
Một số trường hợp bị béo phì, thừa cân, lười vận động cũng có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ. Bởi vì, hoạt động thể lực suy giảm sẽ khiến hệ tuần hoàn lưu thông không như bình thường, dễ gây nên tình trạng tụ máu cục bộ, hoặc mao mạch ở những vị trí thường xuyên bị tác động trong đó có mao mạch vùng hậu môn, đây là nguyên nhân gây trĩ ngoại kéo dài thành tình trạng tắc mạch trĩ ngoại.
Ngoài ra người có nghề nghiệp phải ngồi nhiều, ít vận động cũng có khả năng mắc trĩ ngoại cao. Người có thói quen ăn uống không khoa học như ăn cay uống nhiều rượu bia, chất kích thích là nguyên nhân thuận lợi cho bệnh trĩ ngoại bắt đầu và phát triển gây tắc mạch.
Tắc mạch trĩ ngoại khiến người bệnh đau dữ dội vùng hậu môn trong 5 - 6 ngày, và tình trạng có thể thuyên giảm sau một vài ngày.
Người bệnh sẽ thấy xung quanh rìa hậu môn bắt đầu xuất hiện các búi trĩ nhỏ tầm bằng hạt đậu, sờ vào có cảm giác cứng, gây vướng víu nặng hơn, đau tức hơn ở hậu môn.
Bị tắc mạch trĩ ngoại khiến người bệnh luôn có cảm giác buồn đi đại tiện, nhưng khi đi thì lại rất khó khăn và không đi được.
Các cục máu đông ở hậu môn bắt đầu vỡ ra do bị chèn ép và gây hoại tử ở vùng da hậu môn, tiết dịch vàng, Cảnh báo trước dấu hiệu bệnh trĩ đi ngoài ra máu tươi.
Triệu chứng nặng hơn ở vùng hậu môn bị thắt chặt, máu khó lưu thông, gây tình trạng co giật, không thể đi lại, ngồi đứng lên một cách bình thường.
Với các trường hợp phát hiện tắc mạch trĩ thì chứng tỏ tình trạng trĩ của người bệnh đã và đang dần trở nặng. Các triệu chứng ngày một rõ ràng mà điển hình là những cơn đau buốt kéo dài, tiếp sau đó sẽ xuất hiện một hoặc một vài mảng hoại tử khô trên bề mặt nơi sưng tấy. Diện tích hoại tử bị loét ra dễ gây nhiễm khuẩn búi trĩ dẫn tới nguy cơ biến chứng nghiêm trọng hơn.
Trong trường hợp này, người bệnh vừa bị ảnh hưởng về sức khoẻ, vừa gặp khó khăn trong mọi sinh hoạt hằng ngày. Nếu không được xử lý kịp thời đúng cách có thể gặp phải những hậu quả khôn lường, tâm lý người bệnh thêm hoang mang và gây ra nhiều khó khăn trong việc điều trị.
Bệnh trĩ ngoại tắc mạch hoàn toàn có thể chữa được, tuy nhiên tùy vào mức độ bệnh mà người bệnh sẽ được tư vấn, định hướng điều trị thích hợp. Nhẹ thì điều trị nội khoa, kê đơn trợ mạch, thuốc chống viêm nhiễm, kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc chống phù nề, thuốc chống táo bón,... Nặng thì phẫu thuật lấy đi phần máu đông ứ tắc trong búi trĩ.
Phương pháp điều trị tắc mạch trĩ dựa theo mức độ bệnh tình và khả năng đáp ứng điều trị của người bệnh, có thể được áp dụng theo hướng điều trị nội khoa (dùng thuốc) cho trường hợp nhẹ hoặc ngoại khoa (phẫu thuật) cho trường hợp nặng.
Đối với điều trị nội khoa, các loại thuốc được dùng như thuốc chống viêm nhiễm, thuốc giảm đau, kháng sinh, thuốc chống phù, chống táo bón,... Sau đây là top 3 thuốc được dùng để điều trị bệnh trĩ:
Thuốc Tottri là sản phẩm được nghiên cứu bởi các chuyên gia Công ty cổ phần công nghệ cao
Các nguyên liệu có nguồn gốc thảo dược: Hoàng Kỳ, Thăng Ma, Sài Hồ, Đảng Sâm, Thanh Bì, Ý Dĩ, Cam Thảo Bắc, Sen, Bạch Truật, Liên Nhục, Đương Quy...
Thuốc Tottri có công dụng chính là hỗ trợ làm bền vững thành mạch, hỗ trợ co búi trĩ, hỗ trợ giảm các triệu chứng trĩ nội, trĩ ngoại như: Đau rát hậu môn, chảy máu khi đại tiện. Bên cạnh đó sản phẩm còn hỗ trợ giảm trĩ tái phát cho người bị trĩ.
Sử dụng Thuốc Tottri kết hợp chế độ ăn uống hợp lý: Uống nước đầy đủ, ăn nhiều rau xanh, kiêng các chất cay nóng, đồ kích thích như rượu, cà phê... sẽ hỗ trợ giảm các triệu chứng của trĩ nội, trĩ ngoại.
Gel Cotripro là sản phẩm dạng gel bôi, không phải là thuốc. Với các thành phần được chiết xuất tự nhiên, gel Cotripro giúp thấm trực tiếp vào búi trĩ, giảm đau rát, làm săn se và co búi trĩ hiệu quả. Hiện nay, Cotripro gel đã được xuất khẩu và cấp nhãn hiệu bảo hộ độc quyền tại Mỹ.
Với thành phần thảo dược cùng các hoạt chất có trong sản phẩm, Cotripro gel có khả năng thẩm thấu trực tiếp vào các búi trĩ giúp làm dịu mát và săn se da, hỗ trợ giảm đau, nóng rát và khó chịu khi viêm, sưng, mụn nhọt, rò, nứt hậu môn, đồng thời giúp co trĩ hiệu quả.
Trong đó, hoạt chất Quercetin trong cúc tần giúp chống viêm, bảo vệ búi trĩ khỏi vi khuẩn gây viêm. Piperin trong lá lốt tác động hiệp đồng với tinh chất Nghệ sẽ hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn, giúp làm lành vết thương. Hoạt chất Yomogin (Sesquiterpen) trong ngải cứu giúp co mạch nhờ đó làm săn se búi trĩ, khi kết hợp cùng lá sung sẽ làm tăng sức bền thành mạch, hỗ trợ ngăn ngừa tĩnh mạch giãn ra quá mức khiến bệnh trĩ tái phát. Đặc biệt hệ Gel Polyacrylate Crosspolymer giúp các dược chất giải phóng nhanh và thấm sâu để tăng hiệu quả.
Gel bôi Proctocare Bimex được chiết xuất từ các thành phần tự nhiên an toàn, sử dụng hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh táo bón, ngứa rát hậu môn, viêm nhiễm trực tràng và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, giúp vết thương tại vùng hậu môn - trực tràng nhanh chóng liền sẹo.
Proctocare Bimex tạo thành lớp gel quanh ống hậu môn, ngăn ngừa vi khuẩn gây viêm nhiễm, khó chịu tại vùng hậu môn.
Các thành phần có trong gel bôi trĩ như hòe giác, ngư tinh thảo,... có tác dụng chống viêm, tiêu sưng, cầm màu và chống loét.
Nano Curcumin có trong Proctogel Bimex hiệu quả làm lành sẹo nhanh, kháng khuẩn tối ưu chống viêm nhiễm.
Thiết kế dạng gel bôi trĩ mềm mịn, dễ sử dụng và bám chắc vào các búi trí, giúp cho các thành phần thẩm thấu nhanh vào da.
Thành phần có trong Proctocare Bimex từ thảo dược tự nhiên, không có tác dụng phụ cho người sử dụng.
Như vậy người bệnh trĩ ngoại cần chủ động thăm khám định kỳ đều đặn, trong trường hợp nghi ngờ biến chứng tắc mạch trĩ ngoại thì nhất định phải tiến hành xử lý càng sớm càng tốt để ngăn ngừa những hậu quả có thể xảy ra, đảm bảo sức khỏe cũng như không ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.
Quỳnh Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.