Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trong mùa Đông, thời tiết lạnh, ẩm, mưa thất thường là những yếu tố ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ. Việc làm của cha mẹ tưởng chừng đơn giản nhưng có thể là nguyên nhân khiến con ốm yếu. Vậy chăm sóc trẻ như thế nào đúng cách?
Chăm sóc trẻ như thế nào đúng cách vào mùa đông?
Khi trời trở lạnh khiến các bậc cha mẹ cảm thấy e ngại trong chuyện cho con trẻ ra ngoài trời. Tuy nhiên, đó không phải là một cách hay. Bởi giữ trẻ trong phòng kín quá lâu ngày sẽ khiến trẻ ốm yếu và dễ mắc bệnh hơn.
Đối với trẻ sơ sinh, việc cho trẻ được ra ngoài tắm nắng mùa Đông rất có lợi cho quá trình phát triển của trẻ. Vào thời tiết ngày Đông, thời điểm lý tưởng để mẹ cho trẻ ra ngoài đón nhận ánh nắng mặt trời là vào khoảng 9h-10h sáng và thêm khoảng 10-15 phút buổi chiều trong khung từ 15h-17h. Khoảng thời gian từ giữa trưa đến 4h chiều tuyệt đối không nên cho bé ra nắng, bởi lúc này tia cực tím trong ánh nắng mặt trời trở nên mạnh mẽ nhất, rất dễ gây tổn thương cho da.
Đối với các bé lớn tuổi hơn, các mẹ cần cho con ra ngoài để tiếp xúc với không khí và tham gia nhiều trò chơi vận động. Những trò chơi vận động ngoài trời giúp trẻ khỏe mạnh, tăng sức đề kháng phòng tránh được nhiều bệnh dễ lây nhiễm. Khi cho trẻ chơi ngoài trời, cha mẹ cần lưu ý mặc quần áo đủ ấm nhưng vẫn thoáng để khi trẻ ra mồ hồi không thấy quá nóng, dạy trẻ cách tự lau mồ hôi cho mình để tránh cảm lạnh. Nếu thời tiết quá lạnh hoặc có mưa phùn thì không được cho trẻ ra ngoài chơi.
- Rửa tay thường xuyên: Đây là cách đơn giản, hiệu quả nhất để thoát khỏi vi khuẩn, virus gây cảm lạnh và cảm cúm. Vì vậy, hãy rửa tay cho trẻ, đặc biệt là trước khi ăn và khi về nhà (từ lớp học hoặc đi chơi ngoài trời).
- Tăng cường khả năng miễn dịch cho trẻ: Để tăng khả năng miễn dịch tốt nhất, nên cho bé bú sữa mẹ (nếu có thể). Khi bé đã ăn dặm, hãy đảm bảo là bé nhận được tất cả các dưỡng chất cần thiết bằng cách cho bé ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh. Thiết lập giờ đi ngủ, giúp bé ngủ ngon mỗi đêm cũng như cho bé vận động nhiều mỗi ngày.
- Cho trẻ đi tiêm phòng: Để bảo vệ sức khỏe bé khỏi một số loại virus, vi trùng bằng cách cho bé đi tiêm vaccine ngừa cúm hàng năm, khi bé được 6 tháng tuổi.
Cách chọn quần áo theo lớp giữ ấm cho trẻ trong mùa Đông
Đầu, tai, tay, chân là những bộ phân cơ thể thường xuyên tiếp xúc trực tiếp ra ngoài không khí. Trẻ sẽ bị mất nhiệt rất nhanh nếu cha mẹ không mặc đúng cách. Vì vậy, cần chọn loại mũ len, tất tay, tất chân phù hợp để giữ ấm cho trẻ.
Một trong những quy tắc mặc đồ cho trẻ mùa đông mẹ cần biết đó chính là việc mặc vừa đủ ấm cho trẻ.
Chỉ cần giữ vừa đủ ấm là được, không nhất thiết phải mặc quá nhiều quần áo vì như vậy sẽ làm cho trẻ ra nhiều mồ hôi.
Mồ hôi này không thoát được sẽ ngấm vào người trẻ, gây nên tình trạng viêm da, các bệnh về đường hô hấp, cảm lạnh…
Nếu mẹ lo lắng cho con bị lạnh, chỉ cần kiểm tra tay chân con ấm là được, không cần mặc thêm quá nhiều áo ấm nữa để tránh tác dụng ngược lại của việc giữ ấm cho trẻ.
Khi thời tiết chuyển mùa sang bắt đầu lạnh, sẽ có một khoảng thời gian giao mùa để trẻ làm quen và thích nghi.
Chính vì vậy, mẹ không nên mặc quá nhiều quần áo cho con ngay lúc này mà nên ủ ấm dần dần cho con để bé làm quen với nhiệt độ.
Việc mặc quá nhiều quần áo một lúc sẽ giúp bé chưa thích nghi được, dễ gây nên hiện tượng cảm lạnh cho trẻ nhỏ.
Không nên cho con mặc quá 4 lớp quần áo, đó là lời khuyên của các chuyên gia bởi mặc quá nhiều quần áo có thể sẽ gây ra nhiều mồ hôi, làm cho trẻ dễ bị cảm lạnh.
Đối với những trẻ đang trong giai đoạn biết đi, tập bò, các bé hoạt động nhiều nên mẹ có thể chọn những bộ quần áo rộng rãi, thoải mái để con hoạt động.
Trên đây là chia sẻ một số kinh nghiệm cách chăm sóc trẻ vào mùa đông. Bạn có thể ghi nhớ và áp dụng để bảo vệ trẻ qua những tháng nhận cảm với thời tiết lạnh.
Nhân Tâm
Nguồn Tham Khảo: Tổng Hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.