Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Túi sơ cứu khi đi trekking cần có những gì?

Ngày 26/07/2022
Kích thước chữ

Một chuyến du lịch có thuận lợi hay không phụ thuộc rất nhiều vào hành trang bạn chuẩn bị mang bên mình. Bên cạnh việc chuẩn bị những vật dụng cá nhân cho chuyến đi, bạn cũng nên chuẩn bị cho bản thân một túi sơ cứu mang theo để phòng những trường hợp bất ngờ có chấn thương nhỏ không mong muốn xảy xa. 

Hãy cùng nhà thuốc Long Châu điểm qua một số vật dụng cần có trong túi sơ cứu khi đi trekking nhé!

Túi sơ cứu là gì?

Túi sơ cứu là một vật dụng rất quan trọng không thể thiếu trong các hộ gia đình, các chuyến đi du lịch hay trong các lớp học. Chúng được thiết kế tương đối nhỏ gọn, tiện lợi bao gồm nhiều dụng cụ sơ cấp cơ bản. Các dụng cụ trong túi thường được dùng trong các trường hợp bị đứt tay, trầy xước nhẹ, sơ cứu vết thương hoặc trong một số trường hợp khẩn cấp cần xử lý để tránh tình trạng nhiễm trùng trước khi đưa người bị nạn vào bệnh viện gần nhất. 

Một số vật dụng cần có trong túi sơ cứu

Nhóm dụng cụ dùng để băng bó vết thương

Khi đi du lịch hoặc trekking trên các cung đường thì việc va chạm, xảy ra một vài vết thương nhỏ hoàn toàn có thể xảy ra. Do đó, việc trang bị một số vật dụng sơ cứu đơn giản để tự băng bó vết thương khi gặp tình huống khẩn cấp là vô cùng cần thiết. Một số dụng cụ đó bao gồm:

  • Băng cá nhân: Đây là vật dụng dùng để cầm máu, bảo vệ vết thương. Băng cá nhân có nhiều kích thước khác nhau và tương đối nhỏ gọn nên phù hợp cho từng loại vết thương khác nhau. Bạn nên chọn các loại túi băng cá nhân có đủ tất cả các kích thước và hình dáng khác nhau để giúp bạn thuận tiện hơn trong việc băng bó và che chắn vết thương. 
  • Dung dịch sát khuẩn: Trước khi băng bó, bạn cần vệ sinh vết thương bằng dung dịch sát khuẩn để tránh nhiễm trùng. Một số loại sát khuẩn nhỏ gọn bạn có thể bỏ vào túi sơ cứu mang theo là cồn 70 độ, nước muối sinh lý, thuốc đỏ,....
  • Cuộn băng quấn: Đối với những vết thương lớn hoặc những trường hợp cần cố định xương khớp như trật khớp.  
  • Nhíp: Dùng để loại bỏ các mảnh vụn được găm vào da, trước khi sử dụng cần phải sát khuẩn nhíp.

Túi sơ cứu khi đi trekking cần có những gì? 1

Việc trang bị một số vật dụng sơ cứu đơn giản để tự băng bó vết thương là cần thiết

Một số loại thuốc phòng ngừa

Khi đi trekking, để đảm bảo sức khỏe tốt nhất bạn cần mang theo một số loại thuốc trong túi sơ cứu giúp phòng ngừa một số bệnh lý hoặc một số vấn đề sức khỏe không mong muốn xảy ra. 

  • Thuốc chống say xe, say tàu: Nếu bạn thường xuyên bị say tàu, say xe thì nên chuẩn bị một ít thuốc chống say tàu xe để giảm thiểu tình trạng mệt mỏi khi di chuyển, đảm bảo một sức khỏe tốt khi trekking. 
  • Thuốc nhỏ mắt: Khi bạn đi trekking đường dài, mắt bạn có thể bị khô do các hoạt động ngoài trời, do đó, hãy mang theo thuốc nhỏ mắt để đảm bảo mắt bạn luôn bảo vệ. 
  • Kem chống nắng: Việc hoạt động ngoài trời thường xuyên sẽ khiến da bị ảnh hưởng xấu từ tia cực tím. Do đó, hãy lựa chọn kem chống nắng có độ SPF phù hợp để bảo vệ làn da. 
  • Thuốc kháng histamin: Đây là loại thuốc được sử dụng trong một số trường hợp do dị ứng vết côn trùng hoặc dị ứng thức ăn nhẹ, giúp tạm thời ứng phó trước khi đến trung tâm y tế gần nhất. 
  • Kem chống côn trùng, chống muỗi: Khi đi trekking ở trong rừng, nơi có bụi rậm thì đừng quên bôi kem chống muỗi, chống côn trùng bạn nhé.

Nhóm các loại thuốc đặc trị

Một số loại thuốc đặc trị không thể thiếu trong các chuyến trekking đó là:

  • Thuốc hạ sốt, giảm đau: Khi bạn tới một môi trường mới, việc bị cảm, sốt là hoàn toàn có thể xảy ra. Hãy chuẩn bị một số loại thuốc không cần kê đơn và sử dụng phổ biến để giảm đau như: paracetamol, ibuprofen. 
  • Thuốc giảm ngứa do côn trùng đốt: Khi bạn bị muỗi, vắt hay các loại côn trùng khác đốt thì các loại thuốc sẽ giúp giảm viêm, giảm ngứa hiệu quả.
  • Thuốc trị táo bón, tiêu chảy, men tiêu hóa: Nếu ăn phải các đồ ăn không hợp miêng, không đảm bảo vệ sinh, bạn sẽ có nguy cơ bị tiêu chảy, táo bón, ăn không tiêu. Việc chuẩn bị các loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa sẽ giúp tránh được các vấn đề về hệ tiêu hóa. 
  • Thuốc đặc trị riêng: Tùy vào từng tình trạng sức khỏe của bản thân, bạn có thể mang theo bên mình các loại thuốc đã được bác sĩ kê đơn riêng. 

Túi sơ cứu khi đi trekking cần có những gì? 2

Thuốc đặc trị không thể thiếu trong các chuyến trekking

Một số vật dụng y tế khác

Bên cạnh những vật dụng nếu trên, bạn cũng nên mang theo một số vật dụng cần thiết khác như:

  • Nhiệt kế: Nhiệt kế sẽ giúp bạn theo dõi nhiệt độ cơ thể thường xuyên để kịp thời phát hiện các biểu hiện bất thường của cơ thể, kịp thời phòng tránh và can thiệp. 
  • Túi chườm hoặc thuốc xoa bóp: Dùng trong trường hợp khó chịu, cơ thể nhức mỏi khi hoạt động thường xuyên ngoài trời. 

Để tiện lợi đựng tất cả dụng cụ y tế gọn gàng, tránh thất lạc , Túi Y Tế 1Life là một sản phẩm chuyên dụng mà bạn có thể tham khảo. Túi được thiết kế với kích thước nhỏ gọn, nhẹ, thích hợp mang theo khi di chuyển nhưng vẫn đảm bảo không gian có thể đựng hơn 50 dụng cụ sơ cứu cơ bản. 

Khi trang bị đủ dụng cụ, bạn sẽ có thể xử lý nhanh các bước sơ cứu khi bị chảy máu, đứt tay, bỏng, bong gân , gãy xương,... một cách chủ động. Sau mỗi chuyến đi, bạn chỉ cần kiểm tra dụng cụ đã hết để bổ sung mà không mất nhiều thời gian để di dời các thiết bị, dụng cụ cho những chiếc đi tiếp theo. 

Túi có nhiều ngăn, được chia thông minh để dễ dàng sử dụng và sắp xếp các loại thuốc khác nhau theo từng ngăn. Sản phẩm này đã được các bác sĩ kiểm duyệt, đạt tiêu chuẩn thiết bị y tế loại A do sở y tế TPHCM cấp phép. 

Túi sơ cứu khi đi trekking cần có những gì? 3

Túi Y Tế 1Life có thiết kế nhỏ gọn, tiện lợi

Du lịch trekking là một khoảng thời gian tận hưởng, xả stress, khám phá thiên nhiên hoang dã bên cạnh người thân và bạn bè. Do đó, hãy chuẩn bị thật kỹ những vật dụng cần thiết trong túi sơ cứu để chuyến đi trekking được diễn ra suôn sẻ, đảm bảo có một chuyến du lịch ý nghĩ, trọn vẹn và đảm bảo an toàn sức khỏe bạn nhé. 

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin