Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Vào mùa hè, là thời điểm các bé được thả chạy rông chơi đùa, được đi bơi, đi biển với bố mẹ. Vì thế, làm thế nào để con không bị nóng là mối quan tâm của nhiều bậc phụ huynh.
Mách mẹ các tuyệt chiêu chống nắng sẽ làm con tận hưởng trọn vẹn các khoảnh khắc ngày hè sôi động.
Theo bác sĩ Trần Văn Học, Bệnh viện Nhi Trung ương, thời tiết nắng nóng bất thường là một trong những yếu tố bất lợi, dễ khiến trẻ đổ bệnh. Bác sĩ học cho biết, sau khi sinh hệ miễn dịch của trẻ còn yếu nên khó chống đỡ trước các tác nhân bất lợi và kịp thích ứng khi môi trường, thời tiết thay đổi.
Nắng nóng tạo điều kiện cho một số loại vi khuẩn lên men, virus phát triển, thức ăn dễ ôi thiu gây cho trẻ các bệnh về tiêu hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh tay chân miệng phát triển… Ở một số vùng dân trí thấp, nhiều người vẫn giữ thói quen ủ ấm, quấn chặt cho trẻ sơ sinh, kể cả khi trời nóng bức. Hành động này của mẹ dễ làm con bị quá nóng nực mà sinh bệnh, sốt.
Mẹ hãy tìm cách làm cho nhà ở mát mẻ như thả màn gió cửa sổ xuống nếu thấy trời nóng gắt hay đóng cửa trong giờ nắng nóng cao điểm để ngăn chặn ánh nắng trực tiếp xâm nhập vào nhà.
Đồng thời, cũng nhớ mở các cửa sổ khi thấy nhiệt độ ngoài trời đã dịu xuống và có gió như chiều, tối và sáng sớm để không khí lưu thông.
Mẹ cũng không nên băn khoăn nên cho trẻ sơ sinh nằm quạt hay máy lạnh. Máy điều hòa không khí là công cụ lý tưởng để giữ cho nhà mát mẻ trong mùa hè. Tuy nhiên, không nên để máy điều hòa ở nhiệt độ quá chênh với nhiệt độ ngoài trời.
Tốt nhất, mẹ nên để ở nhiệt độ máy lạnh vừa phải, khoảng 28-29 độ C với trẻ 1-2 tháng tuổi, 30 độ C với trẻ đẻ non, 26-27 độ C độ với trẻ 3-4 tháng trở lên. Mẹ nhớ không để con đột ngột vừa ở trong điều hòa lạnh ra ngoài trời nắng nóng.
Nếu gia đình chưa có điều kiện dùng điều hòa thì mẹ vẫn có thể dùng quạt điện để chống nóng mùa hè cho bé. Tuy nhiên, lưu ý là không để quạt quạt thẳng vào mặt để tránh làm bé bị ngạt hơi.
Tất cả các thiết bị điện trong nhà như tivi, máy vi tính… đều có thể sản xuất nhiệt. Do đó, cha mẹ nên giảm lượng nhiệt tỏa ra trong nhà bằng cách sử dụng thiết bị điện ở mức tối thiểu.
Đối với trẻ sơ sinh, mẹ có thể dùng một chiếc khăn ấm lau tắm cho bé ở những khe, nếp gấp của da, bộ phận sinh dục và toàn thân người cho bé để giảm hạ nhiệt mùa hè. Nếu nhiệt độ quá cao, mẹ hãy lặp lại hành động này cho bé sơ sinh nhiều lần.
Nếu tắm cho con thì nên pha nước ấm vì hệ miễn dịch và thân nhiệt bé sơ sinh con thấp nhé. Thời gian tắm cho con không nên quá lâu, thông thường cha mẹ chỉ nên tắm cho bé khoảng 4 – 5 phút.
Mẹ nên tắm cho trẻ sơ sinh vào lúc còn ánh nắng mặt trời khoảng 10 – 11 giờ sáng hoặc 3 – 4 giờ chiều.
Một trong những công cụ hỗ trợ cho giấc ngủ của bé tốt nhất chính là chiếc tã giấy. Nhưng mẹ hẫy chọn loại tã có chức năng thấm hút và chống tràn tốt để hỗ trợ giấc ngủ của bé lâu hơn.
Không nên quấn, ủ quá nhiều cho trẻ sơ sinh vì có thể khiến bé quá nóng, khó chịu, quấy khóc, ngứa ngáy, thậm chí là mệt, sốt. Đồng thời, mẹ phải chọn bề mặt tã phải mềm mại, không chất kích ứng da.
Tiêu chuẩn tã giấy tốt là không chỉ giúp bé ngủ ngon mà còn giúp bảo vệ làn da của bé luôn khô thoáng, không bị hăm tã vào mùa nóng.
Khi thay tã, mẹ cũng hãy dùng khăn ướt lau sạch vùng mặc tã và để mông con tiếp xúc với không khí khoảng 5 phút trước khi mặc tã mới vào nhé.
Trẻ dưới 6 tháng tuổi nên chọn sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chủ yếu. Lúc này người mẹ cũng cần uống nhiều nước và ăn thực phẩm làm mát sữa mẹ để đảm bảo trong thành phần sữa mẹ có nhiều chất dinh dưỡng làm mát cơ thể bé.
Những em bé trên 6 tháng tuổi có thể uống được nước lạnh đun sôi, nước hoa quả giải nhiệt lành tính. Việc cha mẹ cho con uống nước thường xuyên cũng là cách giúp bé chống lại nắng nóng gay gắt.
Hãy luôn giữ bé nơi mát và không để cho con tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Chỉ đưa con đi chơi khi trời mát, tận dụng những nơi có bóng mát và bóng râm để đưa bé đi qua và đưa bé đi bằng xe đẩy có dùng ô (dù) thoáng để che nắng cho bé.
Trường hợp buộc phải đưa bé ra ngoài vào những giờ này thì phải bạn cần thoa kem chống nắng cẩn thận cho bé loại dành cho trẻ con. Con từ 5 tháng tuổi trở lên là có thể dùng kem chống nắng rồi.
Đồng thời, mẹ cũng cần cho bé sử dụng áo khoác chống nắng, kính râm, mũ rộng vành hay ô (dù) để có thể chống nắng nóng cho trẻ một cách tốt nhất nhé.
Có thể thấy những cách chống nóng mùa hè cho bé trên rất đơn giản và dễ thực hiện. Chỉ cần với tình yêu và sự quan tâm của mình, mẹ đã có thể cho bé một mùa hè mát mẻ thoải mái để tránh các bệnh do nhiệt độ tăng cao rồi.
Thanh Hoa
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.