Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

U thần kinh trung ương ở trẻ em: Có những phương pháp điều trị nào?

Ngày 05/09/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

U thần kinh trung ương không phải là một căn bệnh phổ biến ở trẻ em nhưng gây nguy hiểm khi mắc phải. Điều này khiến các bác sĩ cần điều chỉnh phương pháp điều trị thường xuyên để phù hợp với tình trạng bệnh của trẻ.

Nhờ vào sự tiến bộ của y học hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị các căn bệnh nguy hiểm, trong đó có u thần kinh trung ương ở trẻ em. Mỗi phương pháp lại phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, tình trạng sức khỏe của trẻ và khả năng chi trả của gia đình. Vì vậy, trước khi ký quyết định đồng ý điều trị bệnh, cha mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về các phương pháp chữa trị căn bệnh này. 

Những lưu ý khi điều trị u thần kinh trung ương ở trẻ em

U thần kinh trung ương ở trẻ em vẫn luôn được đánh giá là căn bệnh nguy hiểm, có khả năng di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể. Vì vậy, các bác sĩ hoàn toàn có thể kết hợp nhiều phương pháp điều trị với nhau, bao gồm điều trị triệu chứng bệnh, cải thiện tác dụng phụ của thuốc và điều trị đa mô thức. 

Trước hết, với phương pháp điều trị đa mô thức, hay còn gọi là điều trị giảm nhẹ, bệnh nhân và gia đình sẽ được hỗ trợ bởi các chuyên gia tâm lý đến từ các trung tâm ung thư nhi khoa, như chuyên gia về đời sống trẻ em, chuyên gia dinh dưỡng, nhà trị liệu thể chất, nhân viên xã hội và nhân viên tư vấn. Các hoạt động và chương trình đặc biệt cũng được tổ chức thường xuyên và khuyến khích tham gia để giúp trẻ giảm bớt căng thẳng và cải thiện tác dụng phụ về tâm lý.

Tùy từng đối tượng mà bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị khác nhau. Phương pháp điều trị triệu chứng bệnh dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm phân loại khối u thần kinh trung ương, liệu nó có phải là ung thư hay không, giai đoạn và mức độ ác tính của khối u. Tác dụng phụ có thể xảy ra, ưu tiên của gia đình, tuổi của trẻ và tổng trạng sức khỏe của trẻ cũng là vấn đề cần được cân nhắc cẩn thận.

Điều quan trọng không thể bỏ qua là trao đổi với bác sĩ về các mục tiêu của mỗi phương pháp điều trị và những điều gia đình mong đợi trong quá trình điều trị. Bằng cách này, bác sĩ có thể phối hợp hiệu quả với gia đình trong suốt quá trình điều trị và phục hồi.

U thần kinh trung ương ở trẻ em có những phương pháp điều trị nào? 1 U thần kinh trung ương là căn bệnh khó chữa 

Các phương pháp điều trị u thần kinh trung ương 

Mỗi phương pháp điều trị đều có tác dụng hiệu quả ở mức tương đối, tức là hiệu quả với những trẻ mắc u thần kinh trung ương lành tính, hoặc u ác tính nhưng ở giai đoạn mới chớm và hiệu quả tương đối với tùy từng mức độ nghiêm trọng của bệnh. Cha mẹ cũng cần lưu ý rằng, các phương pháp này cũng đi kèm với nhiều rủi ro về tác dụng phụ, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và hệ miễn dịch của trẻ. 

Phẫu thuật

Phẫu thuật nhằm mục đích loại bỏ khối u và một số mô lành xung quanh. Đây là phương pháp luôn được sử dụng sau khi các bác sĩ hội chẩn phân loại khối u qua sinh thiết. Một số bệnh nhi sẽ được chỉ định sử dụng thuốc trong một thời gian để thu nhỏ khối u, sau đó mới phẫu thuật loại bỏ để đảm bảo không xảy ra bất cứ nguy hiểm gì cho não bộ. 

Tuy nhiên, một khi khối u đã bắt đầu di căn hoặc phát triển lớn hơn ở những vị trí mà dụng cụ y khoa khó chạm tới được, việc phẫu thuật sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Nếu chấp nhận phẫu thuật, người bệnh rất có thể sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực đến các phần khác của não nằm gần khối u, ảnh hưởng đến vận động của tay chân, hô hấp, nuốt, vận động mắt hoặc ý thức. Vì vậy, trước khi phẫu thuật, cha mẹ hãy thảo luận với đội ngũ chăm sóc sức khỏe về các tai biến có thể xảy ra do phẫu thuật tại chỗ. Thông thường, trong những trường hợp này, bác sĩ sẽ đề nghị các phương pháp điều trị khác.

U thần kinh trung ương ở trẻ em có những phương pháp điều trị nào? 2 Bác sĩ thường tiến hành cắt bỏ những khối u nhỏ 

Xạ trị

Xạ trị u não là sử dụng tia X chiếu trực tiếp lên khối u để phá hủy mà không làm ảnh hưởng đến mô lành. Loại xạ trị phổ biến là xạ trị ngoài, có nghĩa là tia xạ được chiếu từ một máy nằm bên ngoài cơ thể. Khác với phẫu thuật cắt bỏ ngay lập tức, một liệu trình xạ trị tốn khá nhiều thời gian và thực hiện nhiều lần cho đến khi khối u được loại bỏ hoàn toàn.

Tác dụng phụ của xạ trị bao gồm mệt mỏi, phản ứng da nhẹ, khó chịu ở dạ dày, đau đầu và tiêu chảy. Hầu hết các tác dụng phụ sẽ biến mất ngay sau khi điều trị kết thúc. Tuy nhiên, về lâu dài, xạ trị đôi khi có thể ảnh hưởng tới tăng trưởng và phát triển não của trẻ. 

Hóa trị liệu

Hóa trị là phương pháp sử dụng hóa chất để phá hủy các tế bào khối u bằng cách kìm hãm các tế bào khối u phát triển, phân chia và tạo ra nhiều tế bào hơn. Các đường phổ biến để bác sĩ đưa thuốc hóa trị liệu vào cơ thể là ống truyền tĩnh mạch (IV) được đưa vào tĩnh mạch bằng kim hoặc trong một viên thuốc hoặc viên nang đường uống. Trong một vài trường hợp, hóa trị cũng được đưa trực tiếp vào tủy sống để điều trị các tế bào khối u trên bề mặt não và cột sống.

Tùy thuộc vào phân loại khối u, hóa trị có thể được chỉ định ngay sau khi sinh thiết, phẫu thuật hoặc sau xạ trị. Nếu khối u lớn và phát triển nhanh, hóa trị được sử dụng cùng lúc với xạ trị để tăng hiệu quả chữa trị. 

Tác dụng phụ của hóa trị liệu phụ thuộc vào từng cá nhân, loại thuốc và liều lượng sử dụng, bao gồm mệt mỏi, nguy cơ nhiễm trùng, rụng tóc, chán ăn, buồn nôn và tiêu chảy. Những tác dụng phụ này thường biến mất sau khi điều trị kết thúc.

U thần kinh trung ương ở trẻ em có những phương pháp điều trị nào? 3 Hóa trị liệu có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho bệnh nhi 

Trên đây là những phương pháp điều trị u thần kinh trung ương tiên tiến và hiệu quả nhất hiện nay. Cha mẹ cần lưu ý nên giữ cho trẻ một tinh thần thoải mái, vui vẻ thì quá trình điều trị mới có hiệu quả tuyệt đối. 

Thu Trang 

Nguồn tham khảo: Yhoccongdong.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm