Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Triệu chứng buồn nôn tiêu chảy là bệnh gì? 

Ngày 30/07/2020
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Buồn nôn tiêu chảy là bệnh gì? Đau bụng, chóng mặt có buồn nôn tiêu chảy có phải là triệu chứng của bệnh cấp tính nguy hiểm? Mời bạn theo dõi câu trả lời trong bài viết sau đây.

Buồn nôn tiêu chảy là bệnh gì? Các biểu hiện kèm theo như đau bụng, chóng mặt, sốt... có nguy hiểm không? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để giải thích nguyên nhân và cách xử lý khi gặp phải tình trạng này.

Buồn nôn tiêu chảy là bệnh gì?

Đau bụng buồn nôn đi ngoài, chóng mặt gặp phải ở cả trẻ nhỏ, người lớn, người già. Đa số các trường hợp này do những nguyên nhân sau đây.

Đau bụng buồn nôn đi ngoài do ngộ độc thức ăn

Những thức ăn chứa nhiều độc tố cho ruột như thức ăn thiu, thối, hỏng, tồn dư nhiều hóa chất, chất bảo vệ thực vật. Những độc tố sinh ra từ vi khuẩn, nấm trong thực phẩm làm tổn thương niêm mạc ruột kích thích phản xạ đi ngoài đào thải độc tố.

Trường hợp này, đau bụng thường dữ dội, đau thắt bụng, “miệng nôn trôn tháo” tức là vừa nôn vừa tiêu chảy. Nếu tống hết chất độc thì các triệu chứng cũng giảm.

Triệu chứng buồn nôn tiêu chảy do ngộ độc thức ăn

Triệu chứng buồn nôn tiêu chảy do ngộ độc thức ăn.

Tiêu chảy buồn nôn chóng mặt do dị ứng thức ăn

Có nhiều trường hợp cơ địa dị ứng loại thức ăn nào có thể bị nôn, tiêu chảy. Các món ăn dễ gây dị ứng là thức ăn giàu protein như hải sản, lạc... Dị ứng nặng có thể gây khó thở, tim đập nhanh, choáng, chóng mặt và cần cấp cứu kịp thời tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Dị ứng sữa gây tiêu chảy rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Mẹ có thể đổi sang loại sữa khác cho con nếu thấy con có biểu hiện không tiêu hóa được, tiêu chảy.

Đau bụng buồn nôn tiêu chảy do bệnh đại tràng

Viêm đại tràng hoặc hội chứng ruột kích thích cũng là nguyên nhân thường gặp khi bị tiêu chảy. Đau bụng thường đau quặn dọc theo khung đại tràng. Tiêu chảy trong bệnh đại tràng thường có phân nhày đôi khi có máu. Những người bệnh đại tràng có khi cũng bị táo, lỏng xen kẽ, chướng bụng đầy hơi, ăn không tiêu.

Tiêu chảy cấp tính

Bệnh tiêu chảy cấp do vi khuẩn tả, E.coli, vi rút Rota, Norovirut... Các loại vi khuẩn này lây lan qua đường tiêu hóa gây nên các cơn tiêu chảy cấp tính. Các triệu chứng nhiễm khuẩn có thể xảy ra kèm theo như sốt cao, nôn ói nhiều. Cơ thể dễ rơi vào trạng thái mất nước, mệt mỏi, mê man rất nguy hiểm.

Tiêu chảy cấp hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.

Đau bụng, nôn và tiêu chảy cấp tính do vi rút

Đau bụng, nôn và tiêu chảy cấp tính do vi rút.

Nguyên nhân viêm loét dạ dày

Viêm dạ dày cũng gây nên những triệu chứng đau bụng, tiêu chảy. Kèm theo triệu chứng này là thường xuyên đau vùng thượng vị, ợ chua, đầy hơi, chán ăn, sút cân.

Đau bụng buồn nôn tiêu chảy phải làm sao?

Đánh giá sơ bộ về nguyên nhân khiến bạn gặp phải những triệu chứng nôn, tiêu chảy để có biện pháp chữa trị.

Bù nước, bù dịch khi tiêu chảy

Quan trọng trước hết là phải bù nước, chất điện giải bị mất đi khi tiêu chảy, nôn quá nhiều. Đa số các trường hợp nhẹ có thể bù nước, dịch bằng đường uống với dung dịch oresol. Chú ý nên pha đúng nồng độ theo hướng dẫn và uống từ từ từng chút một để không kích thích nhu động ruột tăng phản xạ đi ngoài.

Bù dịch là biện pháp xử lý đầu tiên khi bị tiêu chảy 3

Bù dịch là biện pháp xử lý đầu tiên khi bị tiêu chảy.

Nếu không uống được hoặc mất nước nhiều thì có thể tiêm truyền tĩnh mạch điện giải tại cơ sở y tế.

Chế độ ăn uống khi bị tiêu chảy

Nên ăn thức ăn lỏng, mềm dễ tiêu hóa vì lúc này niêm mạc ruột đang bị tổn thương chưa tiêu hóa tốt được thức ăn. Ban đầu có thể cho ăn vừa cháo loãng, ít thức ăn sau đó bồi dưỡng cơ thể với thức ăn giàu dưỡng chất để cơ thể nhanh hồi phục.

Tạm thời chưa uống sữa nhất là sữa tươi. Đa phần người lớn không còn enzym tiêu hóa được đường lactose trong sữa nên hay bị tiêu chảy khi uống sữa.

Bị tiêu chảy uống thuốc gì?

Đa phần các triệu chứng tiêu chảy sẽ giảm nhẹ khi được bù dịch kịp thời mà không cần dùng thuốc. Để giảm nhanh, bạn có thể bổ sung các loại thuốc:

  • Men vi sinh: tiêu chảy làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Bổ sung men vi sinh sẽ giúp giảm triệu chứng đi ngoài nhanh hơn.
  • Kẽm: Kẽm có vai trò làm nhanh lành tổn thương niêm mạc ruột khi bị tiêu chảy.
  • Thuốc cầm tiêu chảy: Trừ trường hợp tiêu chảy do ngộ độc cần tăng thải độc tố nếu tiêu chảy quá nhiều gây mất nước có thể sử dụng các thuốc giảm nhu động ruột, cầm tiêu chảy kịp thời.

Hy vọng với bài viết trên bạn đã biết buồn nôn tiêu chảy là bệnh gì? Cũng như cách xử lý khi gặp phải trường hợp này rồi. Chúc bạn luôn nhiều sức khỏe!

Lâm Khuê

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm