Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Ung thư đường mật di căn: Sự thuyên giảm và khả năng tái phát

Ngày 31/05/2022
Kích thước chữ

90% các trường hợp phát hiện ung thu đường mật muộn, khối u đã xâm lấn và di căn nên không thể áp dụng được các biện pháp điều trị triệt để (như phẫu thuật cắt bỏ khối u).

Khác với ung thư túi mật, ung thư đường mật là ung thư hình thành trong hệ thống các ống dẫn đưa mật từ gan xuống ruột non. Mặc dù hiện đã có rất nhiều những tiến bộ trong y học nhưng tiên lượng về bệnh ung thư đường mật vẫn còn rất hạn chế.

Theo nghiên cứu, tại thời điểm phát hiện bệnh có khoảng 90% các trường hợp phát hiện muộn, khối u đã xâm lấn và di căn nên không thể áp dụng được các biện pháp điều trị triệt để (như phẫu thuật cắt bỏ khối u).

Ung thư đường mật di căn

Ung thư di căn nếu ung thư lan tới các phần khác của cơ thể. Nếu điều này xảy ra, bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ có kinh nghiệm điều trị. Các bác sĩ có thể có các lựa chọn và kế hoạch điều trị tiêu chuẩn. Thử nghiệm lâm sàng có thể là một lựa chọn.

Kế hoạch điều trị thường là hóa trị (điều trị toàn thân), thỉnh thoảng kết hợp phẫu thuật hoặc xạ trị để xử trí các vấn đề tại chỗ. Chăm sóc giảm nhẹ cũng là một phần quan trọng để giảm các triệu chứng và các tác dụng không mong muốn.

Kế hoạch điều trị thường là hóa trị (điều trị toàn thân) kết hợp với xạ trị

Sự thuyên giảm và khả năng tái phát

Thuyên giảm hoàn toàn là khi u lympho không còn được phát hiện trong cơ thể và không còn triệu chứng. Điều này cũng có thể được gọi là “không có bằng chứng về bệnh tật” (non evidence of disease) hoặc NED.

Thuyên giảm có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn. Sự không chắc chắn này khiến nhiều người lo lắng rằng ung thư sẽ trở lại. Mặc dù đa số sự thuyên giảm là vĩnh viễn, nhưng việc trao đổi với bác sĩ về khả năng bệnh trở lại vẫn rất quan trọng. Hiểu rõ về những nguy cơ tái phát của bệnh và các lựa chọn điều trị sẽ giúp bạn cảm thấy sẵn sàng hơn nếu ung thư hạch trở lại. Tìm hiểu thêm về đối phó với nỗi sợ tái phát.

Nếu ung thư trở lại sau khi điều trị ban đầu, nó được gọi là ung thư tái phát. Nó có thể trở lại trong cùng một vị trí (được gọi là tái phát tại chỗ), gần đó (tái phát tại vùng), hoặc ở một nơi khác (tái phát xa).

Hình ảnh ung thư đường mật

Khi điều này xảy ra, một chu trình kiểm tra mới sẽ bắt đầu lại để tìm hiểu càng nhiều càng tốt về sự tái phát. Trong hầu hết các trường hợp, sinh thiết mô tái phát là cần thiết để chứng minh rằng u lympho không thay đổi hoặc chuyển thành một dạng khác ác tính hơn. Sau khi thử nghiệm này được thực hiện, bạn và bác sĩ sẽ trao đổi về những phương pháp điều trị. Thông thường kế hoạch điều trị sẽ bao gồm các điều trị đã mô tả ở trên như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị nhưng chúng được sử dụng với các sự phối hợp khác nhau hoặc với tiến độ khác.

Bác sĩ có thể đề nghị các thử nghiệm lâm sàng mà đang nghiên cứu cách mới để điều trị loại ung thư tái phát này. Bất cứ sự lựa chọn điều trị nào của bạn thì chăm sóc giảm nhẹ là rất quan trọng để giảm các triệu chứng và các tác dụng không mong muốn. Mọi người bị ung thư tái phát thường trải qua các cảm xúc như hoài nghi hay lo sợ. Bệnh nhân được khuyến khích nên trao đổi với nhóm chăm sóc sức khỏe về những suy nghĩ của họ và hỏi về các dịch vụ hỗ trợ để giúp họ đấu tranh với bệnh.

Nếu điều trị không hiệu quả

Việc phục hồi sau ung thư không phải lúc nào cũng có thể. Nếu ung thư không thể chữa khỏi hoặc không kiểm soát được, bệnh có thể được gọi là giai đoạn cuối.

Vì chẩn đoán này rất khó đối mặt nên một số người gần như không thể thảo luận về ung thư giai đoạn cuối. Tuy nhiên, một điều quan trọng là phải có các cuộc trao đổi cởi mở và trung thực với bác sĩ và nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn để nói lên cảm xúc, sở thích và những mối quan tâm khác. Đội ngũ chăm sóc sức khỏe luôn sẵn sàng trợ giúp bạn. Nhiều thành viên trong nhóm có kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức đặc biệt để hỗ trợ bệnh nhân và gia đình họ. Việc đảm bảo cho người bệnh thoải mái và không còn cảm thấy đau đớn là một việc quan trọng.

Việc đảm bảo cho người bệnh thoải mái và không còn cảm thấy đau đớn là một việc quan trọng

Những bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn cuối hay khả năng sống còn dưới 6 tháng có thể sẽ muốn xem xét về một loại chăm sóc giảm nhẹ gọi là trạm chăm sóc đặc biệt (Hospice). Trạm chăm sóc đặc biệt được thiết kế để cung cấp chất lượng cuộc sống tốt nhất có thể cho những người gần cuối đời. Bệnh nhân và gia đình được khuyến khích trao đổi với nhóm chăm sóc sức khỏe về các lựa chọn, bao gồm chăm sóc tại nhà, một trung tâm chăm sóc sức khỏe đặc biệt hoặc các địa điểm chăm sóc sức khỏe khác. Dịch vụ chăm sóc điều dưỡng và thiết bị đặc biệt có thể làm cho việc ở nhà trở thành một lựa chọn khả thi đối với nhiều gia đình.

Sau cái chết của một người thân yêu, nhiều người cần sự hỗ trợ để giúp họ đối phó với sự mất mát. Tìm hiểu thêm về đau buồn và mất mát.

Thủy Phan

Nguồn tham khảo: yhoccongdong.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin