Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bạn sẽ tìm hiểu về các phương pháp điều trị khác nhau mà các bác sĩ chỉ định điều trị ung thư mũi hầu (Nasopharyngeal cancer – NPC).
Phần này giải thích các phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho việc chăm sóc bệnh nhân ung thư mũi hầu. Điều trị tiêu chuẩn có nghĩa là các phương pháp điều trị tốt nhất được biết đến. Khi đưa ra quyết định về kế hoạch điều trị, bạn có thể sẽ được khuyến khích với một lựa chọn khác là tham gia vào các thử nghiệm lâm sàng nếu bạn có thể. Một thử nghiệm lâm sàng là một nghiên cứu thử nghiệm một phương pháp điều trị mới.
Các bác sĩ muốn tìm hiểu liệu phương pháp điều trị mới này có an toàn, hiệu quả và có thể tốt hơn phương pháp điều trị tiêu chuẩn hay không. Các thử nghiệm lâm sàng cũng có thể thử nghiệm một loại thuốc mới, sự kết hợp mới của các phương pháp điều trị tiêu chuẩn khác nhau hoặc chỉ định các liều điều trị khác nhau của thuốc hoặc các phương pháp điều trị khác.
Các thử nghiệm lâm sàng là một lựa chọn nên được cân nhắc trong điều trị và chăm sóc cho tất cả các giai đoạn của ung thư. Bác sĩ là người có thể giúp bạn xem xét tất cả các phương pháp điều trị phù hợp.
Trong điều trị ung thư, các bác sĩ đến từ các chuyên khoa khác nhau thường làm việc cùng nhau để đưa ra một phác đồ điều trị tổng thể cho một bệnh nhân, bằng cách kết hợp các phương pháp điều trị khác nhau. Đây được gọi là một nhóm các bác sĩ đa chuyên khoa. Nhóm này có thể bao gồm:
Các nhóm chăm sóc ung thư bao gồm nhiều chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác, chẳng hạn trợ lý bác sĩ, điều dưỡng chuyên ngành ung thư, nhân viên xã hội, dược sĩ, cố vấn, chuyên gia dinh dưỡng và một số chuyên gia khác.
Nhiều bệnh ung thư mũi hầu có thể được chữa khỏi, đặc biệt là nếu chúng được phát hiện sớm. Các đặc điểm của các loại phương pháp điều trị phổ biến được chỉ định cho ung thư mũi hầu được liệt kê dưới đây. Phác đồ điều trị của bạn cũng có thể bao gồm điều trị các triệu chứng và tác dụng phụ, một phần quan trọng của điều trị ung thư.
Phương pháp điều trị chính cho ung thư mũi hầu là xạ trị và thường kết hợp với hóa trị, theo nhiều cách khác nhau. Phẫu thuật trong ung thư mũi hầu được chỉ định trong một số trường hợp, chủ yếu để loại bỏ các hạch bạch huyết sau khi hóa trị hoặc để điều trị ung thư mũi hầu tái phát sau khi điều trị ban đầu.
Mặc dù chữa khỏi ung thư là mục tiêu chính của điều trị, việc bảo tồn chức năng của các cơ quan và mô gần đó cũng rất quan trọng. Một khi lên kế hoạch điều trị, các bác sĩ sẽ đánh giá xem kế hoạch đó có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân như thế nào, bao gồm cả những vấn đề thể chất và tinh thần, cảm xúc.
Các lựa chọn và khuyến cáo điều trị cần cá thể hóa trên từng bệnh nhân, phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm phân loại bệnh và giai đoạn ung thư, các tác dụng phụ có thể xảy ra, mong muốn cũng như tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. Bệnh nhân nên dành thời gian để tìm hiểu về tất cả các lựa chọn điều trị và mạnh dạn đặt câu hỏi nếu vẫn còn những khúc mắc. Bệnh nhân cũng cần thảo luận với nhóm chăm sóc sức khỏe của mình về các mục tiêu của mỗi phương pháp điều trị và những mong đợi trong khi điều trị. Các thảo luận này sẽ giúp bệnh nhân và bác sĩ cùng nhau đưa ra quyết định cuối cùng. Việc thống nhất đưa ra quyết định chung là đặc biệt quan trọng đối với ung thư mũi hầu vì hiện nay có nhiều lựa chọn điều trị khác nhau.
Xạ trị là sử dụng tia X năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Một phác đồ xạ trị, hay còn gọi là kế hoạch xạ trị, thường bao gồm một số phương pháp xạ trị cụ thể được đưa ra trong một khoảng thời gian định sẵn.
Có nhiều loại xạ trị khác nhau mà bác sĩ có thể khuyên dùng cho ung thư mũi hầu.
Trước khi bắt đầu xạ trị ung thư đầu cổ, tất cả bệnh nhân cần được kiểm tra răng miệng kỹ lưỡng. Nha sĩ ung thư, một chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe răng miệng cho những người bị ung thư, sẽ đánh giá và chỉ định điều trị dự phòng sâu răng bằng các phương pháp thích hợp bao gồm cả nhổ răng.
Các tác dụng phụ khác của xạ trị lên vùng đầu – cổ bao gồm đỏ hoặc kích ứng da ở vùng được điều trị, khô miệng hoặc nước bọt đặc do tổn thương tuyến nước bọt, đau xương, buồn nôn, mệt mỏi, lở miệng, đau họng, đau hoặc khó nuốt, sưng, phù bạch huyết, mất cảm giác ngon miệng vì thay đổi khẩu vị, mất thính giác do chất lỏng tích tụ trong tai giữa và tích tụ ráy tai do tác dụng của xạ trị trên ống tai.
Xạ trị cũng có thể gây suy giáp (giảm chức năng tuyến giáp). Tình trạng suy giáp khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi và có thể gây tăng cân. Do đó, bệnh nhân cần được kiểm tra tuyến giáp thường xuyên.
Có rất nhiều nghiên cứu đang được tiến hành để tìm cách giảm thiểu hoặc làm dịu bớt các độc tính của xạ trị. Bệnh nhân cần thảo luận với bác sĩ về cách phòng ngừa hoặc xử trí các tác dụng phụ.
Là liệu pháp toàn thân, chỉ định dùng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư. Các thuốc này được cung cấp qua đường máu để đến các tế bào ung thư trên toàn cơ thể. Phương pháp điều trị toàn thân này thường được chỉ định bởi bác sĩ ung thư nội khoa.
Hóa trị có thể là một phác đồ đơn độc hoặc kết hợp đồng thời với một liệu pháp toàn thân khác. Hóa trị cũng có thể kết hợp với phẫu thuật và/hoặc xạ trị như là một phần của kế hoạch điều trị đa mô thức.
Những đường dùng phổ biến cho hóa trị liệu bao gồm: đường truyền tĩnh mạch, đường tiêm bắp hoặc tiêm dưới da, và đường uống.
Một phác đồ hóa trị, hay lịch trình, sẽ bao gồm một số chu kỳ điều trị cụ thể được đưa ra trong một khoảng thời gian định sẵn. Sự kết hợp đồng thời giữa hóa trị và xạ trị thường được chỉ định để điều trị ung thư mũi hầu. Trong một số trường hợp, hóa trị được chỉ định trước khi xạ trị.
Hóa trị gây ra nhiều tác dụng phụ, bao gồm mệt mỏi, buồn nôn, nôn, rụng tóc, khô miệng, tiêu chảy, táo bón và chán ăn, thường là do sự thay đổi khẩu vị của một người. Tương tự như vậy, bệnh nhân cần thảo luận với bác sĩ về cách phòng ngừa hoặc xử trí các tác dụng phụ.
Ngoài ra, hóa trị cũng có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch và gây ra vết loét trong miệng, có thể dẫn đến nhiễm trùng. Hơn nữa, hóa trị kết hợp với xạ trị làm tăng các tác dụng phụ này. Bệnh nhân cần được tư vấn và hỗ trợ dinh dưỡng phù hợp.
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân có thể được kê đơn thêm nhiều loại thuốc khác, kể cả các loại thảo mộc, thuốc bổ sung,… chúng cũng có những tác dụng phụ tiềm ẩn hoặc tương tác với thuốc hóa trị. Bệnh nhân cần được tư vấn kỹ trước khi dùng.
Phẫu thuật là thủ thuật cắt bỏ khối u và kèm theo đó là một ít mô lành xung quanh khối u. Đối với ung thư mũi hầu, phẫu thuật không phải là lựa chọn điều trị phổ biến vì khu vực này khó tiếp cận và nằm gần các dây thần kinh sọ và mạch máu.
Phẫu thuật chủ yếu trong ung thư mũi hầu là bóc tách hoặc nạo vét hạch bạch huyết vùng cổ.
Bóc tách cổ có thể gây tê tai, yếu khi nâng cánh tay lên trên đầu và yếu môi dưới. Những tác dụng phụ này là do tổn thương dây thần kinh trong khu vực. Tùy thuộc vào loại bóc tách cổ, các tác dụng phụ tại môi dưới và cánh tay có thể biến mất sau một vài tháng. Tuy nhiên, có thể tác dụng phụ sẽ là vĩnh viễn nếu một dây thần kinh bị cắt bỏ hoặc bị tổn thương như là một phần của việc mổ xẻ. Sưng phù bạch huyết cũng có thể xảy ra. Biến dạng khuôn mặt có thể cần được giải quyết bằng phẫu thuật tái tạo hoặc phẫu thuật thẩm mỹ.
Tương tự như đối với xạ trị và hóa trị, trước khi phẫu thuật bệnh nhân cần được tư vấn kỹ về tất cả các tác dụng không mong muốn và cách xử trí.
Thủy Phan
Nguồn Tham Khảo: yhoccongdong.com
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.