Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trái cây là loại thực phẩm vô cùng tuyệt vời cho cơ thể. Đây là nguồn cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ và các chất chống oxy hoá khác nhau. Vậy, uống nước ép và ăn trái cây, cái nào sẽ tốt hơn cho cơ thể? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu ngay nhé!
Rất nhiều người tưởng nhầm rằng ăn trái cây nguyên quả hay uống nước ép trái cây đều đem lại nguồn dưỡng chất giống nhau. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn sai khi nước ép có thể đánh mất đi một số thành phần dinh dưỡng vốn có ở trái cây.
Uống nước ép và ăn trái cây đều thuộc chế độ ăn uống lành mạnh. Nước ép và trái cây cung cấp rất nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Vậy, cái nào tốt hơn cho cơ thể?
Thực tế, ăn trái cây được xem là một lựa chọn tốt hơn. Bởi trong quá trình chế biến nước ép, một số thành phần dinh dưỡng tuyệt vời của trái cây sẽ bị biến mất. Trái cây mang đến nhiều lợi ích cho hệ tiêu hoá bởi sở hữu hàm lượng lớn chất xơ. Song, nước ép trái cây lại làm mất đi gần như toàn bộ lượng chất xơ dồi dào này. Ngoài ra, ăn trái cây nguyên quả cũng giúp tạo ra cảm giác no bụng hơn so với uống nước ép trái cây.
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ khuyến khích người trưởng thành nên hấp thụ khoảng 2 cốc trái cây hàng ngày. Một cốc trái cây có thể được ước lượng với một quả chuối lớn hay một quả cam, một quả táo hay 8 quả dâu tây. Trong khi đó, một cốc trái cây sẽ cho ra 240ml nước ép. Lượng nước ép này có thể chứa nhiều calo và đường bổ sung, đặc biệt trong nước trái cây đóng gói. Điều này không có nghĩa nước ép trái cây không đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Nếu lựa chọn nước ép trái cây, bạn cần đảm bảo không sử dụng đường và chọn nguồn trái cây tươi. Tốt hơn hết hãy ép hoặc vắt trái cây tại nhà để có thể giữ lại một ít chất xơ khi có thể.
Nếu không thích trái cây nguyên quả, bạn vẫn có thể uống nước ép và bổ sung thêm các loại rau củ quả cần thiết khác. Một lưu ý rằng hãy hạn chế uống nước ép trái cây khi đói bụng, đặc biệt với những ai gặp vấn đề về đường tiêu hoá. Theo đó, lượng hoa quả sử dụng cũng phải phù hợp với độ tuổi và thể trạng của mỗi người. Nước ép trái cây không thể thay thế hoàn toàn rau củ quả. Chính vì vậy, ngoài việc uống nước ép, bạn cũng nên bổ sung chất xơ thông qua chế độ ăn uống thường ngày.
Trái cây mang nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khoẻ con người. Ăn trái cây nguyên quả giúp bổ sung nguồn chất xơ chất lượng cho cơ thể. Thông qua đó, hệ tiêu hoá dược cải thiện, góp phần kiểm soát lượng đường huyết cũng như cân nặng của cơ thể.
Trái cây tươi nguyên trái giúp nuôi dưỡng cơ thể với nhiều vitamin và khoáng chất, các chất chống oxy hoá, hoá chất thực vật. Các thành phần dưỡng chất này góp phần cải thiện sức khoẻ tổng thể rất tốt. Ngoài ra, trái cây nguyên quả còn giúp hạn chế khả năng mắc các bệnh nguy hiểm như béo phì, huyết áp, bệnh mạn tính.
Một chế độ ăn uống với nhiều trái cây sẽ hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Các loại trái cây có thể kiểm soát trọng lượng cơ thể có thể kể đến như táo, quả mọng, cam, quýt, bưởi, lê, nho,... Hãy thiết lập chế độ ăn uống cân bằng với nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và lượng protein nạc chất lượng.
Mặt khác, dù các loại thực phẩm có tốt đến đâu nếu tiêu thụ quá nhiều cũng có thể gây ra tác dụng phụ, kể cả trái cây nguyên quả và nước ép trái cây. Do đó, bạn cần hấp thụ ở lượng vừa phải. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích tiêu thụ 400 gram trái cây tươi mỗi ngày. Nếu thay thế bằng nước ép, bạn chỉ nên uống tối đa 1 - 2 ly mỗi ngày. Theo đó, cần kết hợp đa dạng các loại trái cây để giúp cơ thể có thể hấp thụ nhiều vitamin và khoáng chất hơn.
Hy vọng với những thông tin cung cấp trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Uống nước ép và ăn trái cây: Cái nào tốt hơn cho cơ thể?”. Việc quan tâm đến chế độ ăn uống là điều hết sức cần thiết nhằm nâng cao sức khoẻ tổng thể của cơ thể.
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.