Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh viêm não Nhật Bản là một căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt là đối với trẻ em. Vắc xin JEEV (Ấn Độ) đã ra đời giúp ngăn ngừa căn bệnh này một cách an toàn và hiệu quả. Cùng Long Châu tìm hiểu thông tin về vắc xin JEEV 3MCG 0.5ML trong bài viết dưới đây.
Bệnh viêm não Nhật Bản là một căn bệnh nguy hiểm, có thể gây ra những biến chứng nặng nề, thậm chí tử vong, đặc biệt là ở trẻ em. Vắc xin JEEV được sản xuất bởi hãng dược phẩm Biological E. Limited của Ấn Độ, là một lựa chọn hiệu quả để bảo vệ trẻ em khỏi căn bệnh này.
Vắc xin JEEV (Ấn Độ) là loại vắc xin tinh khiết được sản xuất bằng cách bất hoạt virus viêm não Nhật Bản nuôi cấy từ tế bào Vero. Khi tiêm vắc xin JEEV, cơ thể sẽ tạo ra miễn dịch chủ động, giúp bảo vệ bản thân khỏi căn bệnh viêm não Nhật Bản nguy hiểm.
Vắc xin JEEV được nghiên cứu, phát triển và sản xuất bởi Biological E. Limited, một hãng dược phẩm hàng đầu tại Ấn Độ. Biological E. Limited nổi tiếng với uy tín và chất lượng sản phẩm trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất vắc xin.
Vắc xin JEEV chỉ được tiêm bắp. Tuyệt đối không tiêm vào tĩnh mạch trong mọi trường hợp.
Không trộn lẫn vắc xin JEEV với các loại vắc xin hay bất kỳ dung dịch nào khác trong cùng một lọ hoặc một ống tiêm.
Vắc xin JEEV chống chỉ định trong các trường hợp:
Sau khi tiêm vắc xin JEEV, giống như các loại vắc xin khác, bạn cần theo dõi các phản ứng bất lợi, đặc biệt là các triệu chứng của phản ứng phản vệ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Việc tiêm chủng cho người đang sốt nặng cấp tính có thể tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của người được tiêm. Do đó, nên tạm hoãn tiêm chủng cho các đối tượng đang gặp tình trạng sốt nặng cấp tính.
Vắc xin JEEV là một loại vắc xin quan trọng giúp bảo vệ cơ thể khỏi virus viêm não Nhật Bản. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng vắc xin JEEV chỉ có tác dụng dự phòng, không có khả năng điều trị các bệnh lý và triệu chứng do virus viêm não Nhật Bản gây ra như hôn mê, co giật, các biến chứng thần về vận động và kinh khác.
Vắc xin JEEV là một lựa chọn hiệu quả để phòng ngừa viêm não Nhật Bản. Tuy nhiên, cần thận trọng khi sử dụng cho các đối tượng có các chứng rối loạn chảy máu và giảm tiểu cầu do nguy cơ chảy máu sau khi tiêm bắp.
Trong một số trường hợp đặc biệt, việc chuyển đổi từ loại vắc xin viêm não Nhật Bản này sang loại khác có thể xảy ra. Tuy nhiên, quyết định này cần được bác sĩ đánh giá và chỉ định dựa trên tình trạng sức khỏe và lịch sử tiêm chủng của bạn.
Phụ nữ có thai và cho con bú: Hiện tại, không có đủ dữ liệu khoa học để xác định tính an toàn và hiệu quả của vắc xin JEEV đối với phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Do đó, việc sử dụng vắc xin JEEV cho các đối tượng này không được chỉ định.
Khả năng sinh sản: Hiện nay, không có bằng chứng khoa học nào cho thấy vắc xin JEEV có tác động tiêu cực đến khả năng sinh sản ở con người.
Xem thêm: Tiêm vacxin cho bà bầu vào tháng thứ mấy?
Vắc xin JEEV có thể được tiêm đồng thời với các vắc xin phòng bệnh khác, giúp tối ưu hóa hiệu quả bảo vệ cơ thể khỏi nhiều căn bệnh. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, cần lưu ý tiêm vắc xin JEEV tại các vị trí chi khác nhau so với các vắc xin khác.
Hiện nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh sự tương hợp, việc trộn lẫn thuốc này với các thuốc khác là không nên.
Sau khi tiêm vắc xin, cơ thể có thể xuất hiện một số phản ứng để thích nghi với các thành phần trong vắc xin. Các phản ứng sau tiêm viêm não Nhật Bản này thường nhẹ và tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý theo dõi và báo cáo cho bác sĩ nếu gặp bất kỳ phản ứng nào bất thường.
Để đảm bảo vắc xin JEEV giữ được chất lượng tốt nhất và mang lại hiệu quả bảo vệ cao nhất, bạn cần lưu ý những điều sau khi bảo quản:
Xem thêm: Nhiệt độ thích hợp bảo quản vắc xin là bao nhiêu?
Vắc xin JEEV được khuyến nghị tiêm cho trẻ em và người lớn trong độ tuổi từ 12 tháng tuổi đến 49 tuổi.
Phác đồ tiêm vắc xin JEEV:
Liều dùng:
Xem thêm: Lịch tiêm viêm não Nhật Bản và những thông tin cần nắm
Sau khi tiêm vắc xin JEEV, một số người có thể xuất hiện các phản ứng nhẹ tại chỗ tiêm. Tuy nhiên, đây là điều hoàn toàn bình thường và không cần quá lo lắng. Phản ứng thường gặp như ban đỏ, sưng, đau, ngứa vị trí tiêm.
Hiện nay, vắc xin JEEV đã có mặt tại tất cả các chi nhánh của Trung tâm Tiêm chủng Long Châu. Bạn có thể tham khảo thông tin và nhận sự tư vấn về vắc xin JEEV thông qua Hotline miễn phí: 1800 6928.
Khi nào cần báo cho bác sĩ về những phản ứng sau khi tiêm vắc xin JEEV?
Hãy báo cho bác sĩ nếu bạn gặp bất kỳ phản ứng phụ nào sau khi tiêm vắc xin JEEV, đặc biệt là các phản ứng nghiêm trọng như: Sốt cao, khó thở, phát ban lan rộng, phản ứng dị ứng nặng.
Làm thế nào để giảm thiểu các phản ứng sau khi tiêm vắc xin JEEV?
Có thể chuyển đổi vắc xin JEEV sang Imojev theo hướng dẫn sau:
Bạn có thể áp dụng một số biện pháp để giảm thiểu các phản ứng sau khi tiêm vắc xin như:
Có thể chuyển đổi vắc xin JEEV được không?
Có thể chuyển đổi vắc xin JEEV sang Imojev theo hướng dẫn sau:
Đăng ký tiêm chủng vắc xin JEEV phòng viêm não Nhật Bản ở đâu?
Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là một gợi ý uy tín để bạn tiêm chủng vắc xin JEEV phòng viêm não Nhật Bản. Chúng tôi tự hào là đơn vị tiêm chủng sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội:
Giá gói tiêm vắc xin JEEV tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là bao nhiêu?
Vắc xin JEEV 3MCG 0.5ML được nhập khẩu trực tiếp từ Ấn Độ và bảo quản trong điều kiện nhiệt độ phù hợp, đảm bảo chất lượng và hiệu quả. Hiện nay, giá của vắc xin JEEV tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu khoảng 389.000 VND/lọ, lưu ý rằng giá có thể thay đổi theo thời điểm. Do đó, để có thông tin chính xác nhất, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số Hotline 18006928 (miễn phí) hoặc đến trực tiếp các Trung tâm Tiêm chủng Long Châu gần nhất để được tư vấn.
Bệnh viêm não Nhật Bản là một căn bệnh nguy hiểm có thể gây ra những biến chứng nặng nề, thậm chí tử vong. Do đó, tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch vắc xin JEEV là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe của trẻ. Hy vọng những thông tin chi tiết về vắc xin JEEV 3MCG 0.5ML (Ấn Độ) trong bài viết trên hữu ích với bạn đọc.
Xem thêm: Vắc xin viêm não nhật bản giá bao nhiêu? Lưu ý gì khi tiêm?
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.