Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Tiêm chủng

Vắc xin đơn sởi MVVAC: Chỉ định, liều dùng và tác dụng phụ

Ngày 08/06/2024
Kích thước chữ

Sởi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể gây ra các biến chứng nặng nề như viêm phổi, viêm não, thậm chí tử vong. Vắc xin MVVAC (Việt Nam) được ra đời như một giải pháp hiệu quả để phòng ngừa căn bệnh này, góp phần bảo vệ sức khỏe cho người dân Việt Nam. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm những thông tin hữu ích về vắc xin MVVAC (Việt Nam).

Bệnh sởi là bệnh lây nhiễm nguy hiểm. Trước đây, khi chưa có vắc xin, tỷ lệ mắc bệnh sởi lên đến 90%, và hầu như ai cũng sẽ gặp phải trong đời. Tuy hiện nay chưa có thuốc đặc trị, nhưng con người đã thành công trong việc kiểm soát căn bệnh này bằng vắc xin. Hiện nay, Việt Nam đã sản xuất thành công vắc xin sởi đơn MVVAC. Vắc xin này được cấp phép sử dụng từ cuối năm 2009. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về những thông tin MVVAC trong bài viết dưới đây nhé!

Thông tin vắc xin đơn sởi MVVAC

Vắc xin MVVAC có tác dụng tạo miễn dịch chủ động giúp phòng ngừa bệnh sởi trên đối tượng là trẻ em từ 9 tháng tuổi trở lên và ở người chưa có kháng thể sởi.

Thông tin vắc xin đơn sởi MVVAC
Vắc xin MVVAC được sản xuất tại Việt Nam

Nguồn gốc

Vắc xin MVVAC là sản phẩm do công ty Polyvac Việt Nam nghiên cứu và sản xuất.

Đường tiêm

Đường tiêm vắc xin MVVAC là tiêm dưới da. Lưu ý tránh tiêm tĩnh mạch.

Chống chỉ định

Vắc xin MVVAC chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của vắc xin MVVAC.
  • Người bị suy giảm miễn dịch hoặc bệnh lý ác tính.
  • Phụ nữ mang thai.
  • Người bị nhiễm trùng cấp tính đường hô hấp hoặc mắc bệnh lao tiến triển chưa được điều trị.

Thận trọng khi sử dụng

Cần cẩn trọng trên những người có tiền sử sốt cao, dị ứng, co giật, tổn thương não, giảm tiểu cầu khi sử dụng.

Nên hoãn tiêm vắc xin khi trẻ đang sốt hoặc đang trong quá trình điều trị ảnh hưởng đến hệ miễn dịch như truyền máu, các chế phẩm từ máu hoặc dùng thuốc. Trẻ chỉ nên được tiêm vắc xin sau khi hết sốt ít nhất 3 ngày và sau khi kết thúc điều trị tối thiểu 4 tuần.

Khả năng mang thai, phụ nữ có thai và nuôi con bú

Phụ nữ mang thai: Không chỉ định. Chỉ có thai sau 01 tháng tiêm vắc xin.

Phụ nữ cho con bú: Chưa có dữ liệu nên không chỉ định.

Chống chỉ định tiêm Vắc xin MVVAC (Việt Nam) cho người đang mang thai
Không chỉ định vắc xin MVVAC cho phụ nữ mang thai

Tương tác thuốc

Có thể tiêm đồng thời với các vắc xin khác ở các chi khác nhau.

Đối với vắc xin sống giảm độc lực khác, tiêm cùng ngày hoặc phải cách ít nhất 28 ngày.

Trường hợp sử dụng immunoglobulin hoặc truyền máu/các sản phẩm chứa kháng thể trước đó: Cần phải cách 03 tháng (trừ người có nguy cơ cao hoặc đang có dịch).

Cần trì hoãn ít nhất 6 tháng vắc xin đang dùng thuốc gây ức chế miễn dịch. Trong tình huống này nên chuyển sang tiêm vắc xin Priorix.

Tác dụng không mong muốn

Theo ghi nhận đến hiện nay chưa có trường hợp xảy ra phản ứng phụ nào nghiêm trọng sau khi tiêm vắc xin MVVAC.

Sau khi tiêm vắc xin, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ thông thường như đau, sưng và đỏ tại chỗ tiêm. Tuy nhiên, những phản ứng này thường nhẹ và sẽ tự hết sau 1 - 2 ngày.

Sau khi tiêm vắc xin, một số trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng như sốt, ban, ho và sổ mũi. Tuy nhiên, đây là phản ứng phụ phổ biến và thường tự hết trong vòng 1 - 3 ngày.

Mặc dù có một số trường hợp bị tiêu chảy nhẹ sau khi tiêm vắc xin, nhưng chưa có đủ bằng chứng để xác nhận rằng vắc xin là nguyên nhân.

Liên hệ với bác sĩ nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau khi tiêm vắc xin.

Xem thêm: Giải đáp: Tiêm vắc xin sởi có sốt không?

Tác dụng không mong muốn sau tiêm vắc xin MVVAC (Việt Nam)
Sau tiêm vắc xin MVVAC, trẻ có thể bị sốt

Bảo quản

Vắc xin sởi dạng đông khô cần được lưu trữ ở nhiệt độ dưới 8 độ C và tránh ánh sáng trực tiếp.

Bảo quản lọ nước pha tiêm ở môi trường mát mẻ, không quá 30 độ C và tuyệt đối không để đông băng.

Đối tượng

Vắc xin MVVAC có tác dụng tạo miễn dịch chủ động giúp phòng ngừa bệnh sởi trên đối tượng là trẻ em từ 9 tháng tuổi trở lên và ở người chưa có kháng thể sởi.

Xem thêm: Bé 10 tháng tiêm sởi được không?

Phác đồ, lịch tiêm vắc xin MVVAC phòng bệnh Sởi

Lịch tiêm trẻ tròn 09 tháng tuổi đến < 12 tháng tuổi chưa tiêm vắc xin sởi:

  • Mũi 1: Lần đầu tiên trong độ tuổi.
  • Hẹn tiêm sởi - quai bị - Rubella: Khi trẻ ≥ 12 tháng tuổi và phải cách MVVAC tối thiểu 1 tháng.

Phản ứng sau tiêm chủng vắc xin MVVAC

Sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh sởi, trẻ có thể xuất hiện một số phản ứng nhẹ, thường tự khỏi sau vài ngày. Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang hình thành miễn dịch chống lại virus sởi. Các phản ứng này có thể bao gồm:

  • Tại chỗ tiêm: Đau, đỏ, sưng.
  • Toàn thân: Sốt nhẹ, phát ban, ho, sổ mũi.

Hầu hết các triệu chứng này không cần điều trị đặc biệt và sẽ tự khỏi trong vòng 1 đến 3 ngày. Tuy nhiên, nếu bạn lo lắng về tình trạng của trẻ, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn.

Tình trạng vắc xin đơn sởi MVVAC

Trung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị cung cấp vắc xin MVVAC chính hãng, uy tín với quy trình bảo quản đạt chuẩn theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Để tham khảo thông tin về tình trạng vắc xin MVVAC tại Nhà thuốc Long Châu, Quý khách vui lòng liên hệ qua Hotline miễn phí: 1800 6928. Để tiết kiệm thời gian, Quý khách có thể đăng ký và đặt lịch tiêm chủng online tại đây.

Tình trạng vắc xin đơn sởi MVVAC tại Long Châu
Trung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị cung cấp vắc xin MVVAC chính hãng

Một số câu hỏi thường gặp

Vì sao cần lo lắng về bệnh sởi?

Sởi do virus gây ra và lây truyền qua đường hô hấp, nhanh chóng tạo thành dịch bệnh nghiêm trọng. Một người nhiễm sởi có thể lây cho 20 người chưa có miễn dịch, khiến cho dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ.

Lịch sử ghi nhận các vụ dịch sởi lớn, điển hình như năm 2019 với hơn 860.000 ca mắc và 207.000 ca tử vong trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, sởi thường xuất hiện theo chu kỳ 4 - 5 năm một lần, và hai đợt dịch gần đây nhất vào năm 2019 và 2014. Riêng năm 2014, dịch sởi đã cướp đi sinh mạng của hơn 110 trẻ em.

Mặc dù sởi thường biểu hiện với các triệu chứng phổ biến như phát ban, ho, sốt và chảy nước mũi, nhưng ẩn sâu bên trong là những biến chứng nguy hiểm, gây tổn thương nghiêm trọng đến các cơ quan trong cơ thể.

Biến chứng đường hô hấp thường gặp là viêm thanh quản, viêm phổi hay viêm phế quản. Biến chứng thần kinh tuy có tỷ lệ thấp nhưng thường gặp ở nhóm tuổi học đường như viêm màng não, viêm não,... Virus còn có thể gây mất trí nhớ miễn dịch (immune amnesia), làm sức đề kháng giảm sút từ khoảng 20 - 70%, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm khác.

Vắc xin MVVAC (Việt Nam) 5
Mắc bệnh sởi có thể gây biến chứng hô hấp như viêm phổi

Những ai có nguy cơ mắc bệnh sởi?

Sởi là căn bệnh nguy hiểm có thể tấn công bất kỳ ai chưa có khả năng miễn dịch. Những nhóm người được coi là có nguy cơ mắc bệnh sởi cao hơn tại Việt Nam:

  • Trẻ nhỏ dưới 9 tháng tuổi chưa nhận được kháng thể từ mẹ và chưa đến tuổi tiêm vắc xin.
  • Trẻ đã tiêm vắc xin nhưng hệ miễn dịch chưa tạo được kháng thể đầy đủ.
  • Thanh thiếu niên và người lớn chưa từng mắc sởi hoặc chưa được tiêm vắc xin.

Cách nào để phòng bệnh sởi?

Tiêm vắc xin sởi là biện pháp chủ động và hiệu quả nhất để bảo vệ bản thân khỏi căn bệnh nguy hiểm này. Vắc xin sởi an toàn và giúp tạo ra hệ miễn dịch mạnh mẽ, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh và biến chứng.

Bên cạnh việc tiêm chủng vắc xin, việc thực hiện các biện pháp phòng dịch là vô cùng quan trọng để kiểm soát hiệu quả sự lan rộng của bệnh sởi, nhất là ở giai đoạn bùng phát dịch:

  • Cách ly bệnh nhân: Người mắc sởi cần được cách ly trong vòng 4 ngày sau khi phát ban để tránh lây lan cho người khác.
  • Hạn chế tiếp xúc: Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người mắc sởi. Nếu có tiếp xúc, cần đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên.
  • Khử trùng và đảm bảo thông gió: Thực hiện khử trùng và đảm bảo lưu thông khí tốt tại nơi ở, nơi làm việc và các khu vực công cộng để phòng ngừa virus sởi. Giữ cho không gian sống và làm việc thông thoáng để hạn chế sự lây lan của virus.
  • Hạn chế tập trung đông người: Khi có dịch sởi, cần hạn chế tập trung đông người để giảm nguy cơ lây nhiễm.
Vắc xin MVVAC (Việt Nam) 6
Hạn chế tập trung đông người và luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài nhất là khi bùng dịch sởi

Nhiễm virus sởi thì sẽ mắc bệnh sởi?

Nhiều người thắc mắc liệu việc nhiễm virus sởi có đồng nghĩa với việc mắc bệnh sởi hay không. Câu trả lời là không hoàn toàn. Sẽ xuất hiện hai trường hợp:

  • Mắc bệnh sởi: Khi một người chưa có miễn dịch với virus sởi bị nhiễm virus, họ sẽ phát triển các triệu chứng của bệnh sởi như sốt, phát ban, ho và sổ mũi.
  • Không mắc bệnh sởi: Người đã có miễn dịch với virus sởi sẽ không phát triển thành bệnh. Miễn dịch có thể do tiêm vắc xin hoặc từng mắc sởi trong quá khứ.

Do đó, không phải ai nhiễm virus sởi cũng sẽ mắc bệnh sởi.

Trẻ từ 6 tháng tuổi có thể tiêm vắc xin MVVAC không?

Có thể tiêm vắc xin sởi đơn MVVAC cho trẻ lúc 06 tháng tuổi liều đầu tiên khi ở vùng có dịch sởi hoặc nguy cơ bùng phát dịch sởi.

Người lớn có thể tiêm vắc xin MVVAC không?

Vắc xin MVVAC là vắc xin đơn giá phòng bệnh sởi sử dụng được cho người lớn chưa có miễn dịch.

Như vậy, bài viết về vắc xin MVVAC đã khép lại. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ hữu ích với bạn đọc. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là đơn vị hàng đầu cung cấp đa dạng các dịch vụ tiêm chủng như: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin online… Với những ưu điểm như tiêm nhẹ - ít đau, vắc xin chính hãng - đa chủng loại, giá tốt, hệ thống lưu trữ đạt chuẩn GSP, Long Châu là điểm đến đáng tin cậy cho quý khách hàng mỗi khi có nhu cầu về tiêm chủng. Liên hệ với Tiêm chủng Long Châu qua Hotline 1800 6928 để được tư vấn, hẹn lịch miễn phí.

Xem thêm: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Tiêm chủng