Vắc xin Rota nên uống khi nào? Uống Rota muộn có sao không?
Thị Diểm
07/11/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Rota là một loại vắc xin được sử dụng rộng rãi để bảo vệ trẻ em khỏi bệnh tiêu chảy do virus Rota. Tuy nhiên, có những trường hợp bố mẹ cho con uống vắc xin này trễ hơn so với quy định hoặc hướng dẫn. Việc uống Rota muộn có sao không? Cùng tìm hiểu ngay.
Khi nói đến việc tiêm phòng bệnh tiêu chảy Rota cho trẻ em, độ tuổi cụ thể theo khuyến nghị là từ 6 tuần đến 6 tháng. Tuy nhiên, có lẽ bạn đang tự hỏi liệu uống vắc xin phòng tiêu chảy Rota muộn có ảnh hưởng gì không? Hãy cùng tìm hiểu xem việc uống Rota muộn có sao không trong bài viết dưới đây.
Vắc xin Rota nên uống khi nào?
Vắc xin phòng virus Rota được cung cấp qua đường uống, khác biệt hoàn toàn so với cách tiêm mà nhiều loại vắc xin khác sử dụng.
Để bảo vệ cơ thể, việc bắt đầu chương trình sử dụng vắc xin Rota cho trẻ nhỏ từ 6 tuần tuổi và hoàn thành chương trình trước khi trẻ đạt 6 tháng tuổi là quan trọng để kích thích sản xuất kháng thể. Uống vắc xin Rota có thể bao gồm 2 hoặc 3 liều, tùy thuộc vào từng loại vắc xin.
Vai trò của việc sử dụng vắc xin Rota trong 6 tháng đầu đời là vô cùng quan trọng. Là giai đoạn cơ thể trẻ còn non yếu và chưa phát triển đủ kháng thể để đối phó với virus Rota, do đó bảo vệ trẻ nhỏ bằng vắc xin là biện pháp quan trọng.
Vắc xin phòng virus Rota dùng cho trẻ 6 tháng đến 5 tuổi
Hiện tại có ba loại vắc xin phòng virus Rota, đó là Rotarix (Bỉ), Rotavin (Việt Nam) và Rotateq (Mỹ), mỗi loại có phương pháp uống và lịch trình khác nhau.
Vắc xin Rotarix (Bỉ)
Vắc xin Rotarix (Bỉ) phòng tiêu chảy cấp do Rotavirus là vắc xin sống, giảm độc lực chủng từ người, được chỉ định cho trẻ từ 6 tuần tuổi. Phác đồ tiêm như sau:
Liều đầu tiên nên được uống khi trẻ được 6 tuần tuổi.
Liều thứ hai được uống cách liều đầu tiên 1 tháng và không cho trẻ uống liều 2 Rotarix khi trẻ > 24 tuần tuổi.
Việc tuân thủ đúng phác đồ tiêm chủng này sẽ giúp tăng cường hiệu quả bảo vệ cho trẻ trước nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy do Rotavirus.
Vắc xin Rotavin (Việt Nam)
Tương tự như Rotarix, phác đồ vắc xin Rotavin gồm hai liều, liều đầu tiên thường được khuyến nghị cho trẻ từ 6 tuần tuổi và liều thứ hai cách nhau 4 tuần. Việc hoàn thành 2 liều này cần được thực hiện trước khi trẻ đạt 6 tháng tuổi.
Vắc xin Rotateq (Mỹ)
Được chỉ định dành cho trẻ em tròn 6 tuần tuổi đến trước 32 tuần tuổi, không sử dụng cho người lớn, bao gồm 3 liều:
Liều đầu tiên: Khi trẻ được 6 - 12 tuần tuổi.
Liều thứ hai: Sau liều thứ nhất 1 tháng.
Liều thứ ba: Sau liều thứ nhất 1 tháng.
Chương trình uống vắc xin Rotateq phải kết thúc trước khi trẻ đạt 32 tuần tuổi. Trong trường hợp nôn mửa sau khi uống, không cần uống liều thay thế. Việc uống các liều tiếp theo cần tiếp tục theo lịch trình đề ra.
Uống Rota muộn có sao không?
Việc uống vắc xin phòng virus Rota đúng thời điểm rất quan trọng. Thực tế, nhiều phụ huynh nhớ ra việc cần cho con uống vắc xin phòng virus Rota khi trẻ đã vượt qua 6 tháng tuổi, dẫn đến việc trẻ không thể sử dụng vắc xin được nữa. Dùng vắc xin sau khoảng thời gian này có thể làm giảm hoặc làm mất đi hiệu quả của vắc xin. Chính vì thế, cha mẹ cần chú ý và không bỏ lỡ cơ hội quý báu để bảo vệ con trước virus này.
Uống Rota muộn có sao không là câu hỏi của nhiều người
Chuẩn bị gì khi dùng vắc xin Rotavirus?
Khi phụ huynh cho trẻ uống vắc xin Rotavirus, cần chú ý những điều sau:
Trẻ không nên ăn quá no hoặc bú quá nhiều sữa để tránh nôn ói khi uống vắc xin.
Quan sát trẻ ít nhất 30 phút tại cơ sở tiêm chủng để kiểm tra phản ứng sau khi uống vắc xin.
Thực hiện theo dõi kỹ lưỡng trong vòng 2 - 3 ngày sau khi uống vắc xin.
Nếu trẻ có các tác dụng phụ như tiêu chảy, nôn mửa, hoặc đau bụng kéo dài, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và xử lý các phản ứng kịp thời.
Thông báo cho bác sĩ nếu trẻ đang sử dụng thuốc điều trị bệnh để ngăn ngừa tương tác với vắc xin.
Các trường hợp cần xem xét khi sử dụng vắc xin:
Trẻ đang mắc bệnh nặng hoặc có tình trạng suy giảm miễn dịch/đang trong quá trình điều trị bệnh.
Do vắc xin có thể tăng nguy cơ lồng ruột ở trẻ, cần quan sát kỹ lưỡng trong vòng 7 giờ sau khi uống.
Khi dùng loại vắc xin này cho trẻ sinh non hoặc có trọng lượng nhẹ, cần tìm kiếm ý kiến từ chuyên gia y tế.
Một vài lưu ý khi sử dụng vắc xin Rota
Việc tuân thủ lịch uống vắc xin là điều cần thiết để bảo vệ hệ miễn dịch của trẻ hiệu quả. Tuy nhiên, khi sử dụng vắc xin ngừa virus Rota, một số trường hợp cần lưu ý:
Trẻ nhỏ có dấu hiệu mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong vắc xin thì không nên sử dụng.
Nếu trẻ phản ứng nặng sau khi tiêm liều đầu, không nên tiếp tục uống liều 2 và 3.
Trẻ có tiền sử về các vấn đề lồng ruột không nên sử dụng vắc xin này.
Không nên sử dụng vắc xin cho trẻ bị các bệnh về đường tiêu hóa.
Trường hợp trẻ có rối loạn miễn dịch cần hạn chế sử dụng vắc xin.
Trẻ đang có các triệu chứng như sốt, nôn mửa hoặc tiêu chảy cũng không nên sử dụng vắc xin.
Trẻ đang có các triệu chứng sốt không nên sử dụng vắc xin
Thắc mắc uống Rota muộn có sao không đã được giải đáp bên trên. Vắc xin Rota là biện pháp hiệu quả để phòng ngừa bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota ở trẻ. Vắc xin được khuyến nghị cho trẻ bắt đầu uống từ 6 tuần tuổi và cần hoàn thành lịch uống trước khi trẻ đạt 6 tháng tuổi. Bố mẹ cần chú ý cho trẻ uống Rota kịp thời điểm bảo vệ sức khỏe của con tuyệt đối nhé.
Hiện nay, Trung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ tiêm chủng chất lượng, với vắc xin được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất uy tín trên thế giới. Khi đến tiêm chủng tại Long Châu, khách hàng sẽ được khám sàng lọc bởi bác sĩ, tư vấn gói vắc xin phù hợp, theo dõi trong và sau khi tiêm để đảm bảo an toàn. Liên hệ với Tiêm chủng Long Châu qua Hotline 1800 6928 để được tư vấn, hẹn lịch miễn phí hoặc đặt lịch online tại đây.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Tốt nghiệp Bác sĩ Y học cổ truyền từ Đại học Y Hà Nội năm 2018, bác sĩ đã có thời gian tích lũy kinh nghiệm tại Khoa Nội Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Vĩnh Phúc. Tháng 4/2020, bác sĩ chuyển sang công tác trong lĩnh vực tiêm chủng. Đến nay, bác sĩ đã có hơn 4 năm kinh nghiệm tiêm chủng và hiện đang công tác tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.