Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Lồng ruột là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Lồng ruột là một tình trạng phổ biến gây tắc nghẽn đường ruột và là giảm lượng máu tới cung cấp các phần của ruột có liên quan. Bệnh thì thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Lồng ruột nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Vậy đâu là nguyên nhân gây lồng ruột và điều trị như thế nào? Hãy tham khảo bài viết sau đây.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Lồng ruột là gì? 

Lồng ruột là hiện tượng một đoạn ruột bị lồng vào bên trong của một đoạn ruột kế cận hình thính nếp gấp trong ruột. Lồng ruột đa số gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên người trưởng thành vẫn có nguy cơ bị bệnh. 

Lồng ruột có thể xảy ra ở bất kỳ đâu trong đường tiêu hóa, những bệnh thường xảy ra ở đoạn tiếp giáp của ruột non và ruột già.

Bệnh ở trẻ em thường diễn tiến rất nhanh, nếu không kịp thời phát hiện và điều trị có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là đe dọa tới tính mạng. Ở những trường hợp nhẹ, bệnh có thể tự khỏi mà không cần phải điều trị nhưng có thể tái phát trở lại. Tuy nhiên tình trạng này sẽ giảm khi trẻ lớn lên.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của lồng ruột

Lồng ruột xảy ra phổ biến ở trẻ em, nhất là trẻ nhỏ dưới 3 tuổi nên việc mô tả cũng như nhận biết các triệu chứng thường trở nên khó khăn.

Triệu chứng dễ nhận biết nhất của lồng ruột là đau bụng quằn quại và xen kẽ. Những cơn đau có thể kéo dài khoảng 10 tới 15 phút hoặc lâu hơn, tiếp đó người bệnh sẽ không cảm nhận đau khoảng 20 tới 30 phút. Sau đó cơn đau bụng lại tái diễn trở lại. Ngoài ra, người bệnh còn bị chuột rút ở những khoảng thời gian không đau.

Những dấu hiệu khác của lồng ruột là: 

  • Buồn nôn, nôn mửa;

  • Sốt;

  • Tiêu chảy;

  • Máu có lẫn trong phân;

  • Cảm nhận thấy một khối u trong bụng;

  • Người mệt mỏi, không có năng lượng.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh lồng ruột

Lồng ruột ở trường hợp nhẹ có thể tự khỏi mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên ở một số trường hợp, nếu không điều trị kịp thời sẽ ngăn cản máu cung cấp tới đoạn ruột bị ảnh hưởng. Khi các mô thành ruột bị thiếu máu sẽ dẫn tới hoại tử thành ruột gây ra một số biến chứng sau:

  • Xuất hiện lỗ thủng trong thành ruột;

  • Viêm phúc mạc;

  • Nhiễm trùng khoang bụng;

  • Tử vong.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra đặc biệt là trẻ nhỏ, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến lồng ruột

Hiện nay, nguyên nhân dẫn tới lồng ruột vẫn chưa xác định được. Hầu như, lồng ruột xảy ra do nhiễm trùng dẫn tới niêm mạc ruột bị sưng lên, sau đó những đoạn ruột bị sưng sẽ luồn xuống dưới phần ruột kế cận.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải (bị) lồng ruột?

Lồng ruột là một bệnh phổ biến, có thể xảy ra ở bất cứ ai. Tuy nhiên, trẻ em dưới 3 tuổi nhất là bé trai thì có nguy cơ bị lồng ruột cao hơn.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc (bị) lồng ruột

Các yếu tố làm tăng nguy cơ lồng ruột: 

  • Có tiền sử bị lồng ruột trước đó;

  • Gia đình anh chị em ruột đã từng bị lồng ruột;

  • Cấu tạo ruột bất thường;

  • Bị polyp hay một khối u ung thư trong ruột;

  • Bị viêm do bệnh Crohn;

  • Đã từng phẫu thuật trên đường ruột.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán lồng ruột

Khi có những triệu chứng lồng ruột. Bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và hỏi tình trạng bệnh sử của bệnh nhân. Bác sĩ có thể ấn nhẹ vào bụng để cảm nhận khối u hay những yếu tố khác để xác định nguyên nhân gây ra những triệu chứng của người bệnh.

Sau đó, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán chính xác xem người bệnh có bị lồng ruột không. 

Các xét nghiệm đó là: 

  • Siêu âm bụng: Đây là xét nghiệm thường dùng để chẩn đoán lồng ruột. 

  • X-quang và CT: Cũng được sử dụng để phát hiện lồng ruột trong quá trình xét nghiệm những nguyên nhân khác gây đau bụng.

  • Một vài trường hợp, bác sĩ sẽ tiến hành đưa một chất lỏng chứa bari vào ruột non, tiếp đo bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang để chẩn đoán bệnh. Ngoài ra chất lỏng chứa bari sẽ tạo áp lực làm giãn thành ruột giúp các mô gấp trở lại vị trí ban đầu.

Phương pháp điều trị lồng ruột hiệu quả

Một vài trường hợp, lồng ruột có thể tự hết mà không cần phải điều trị hay thay đổi lối sống. Tuy nhiên nếu tình trạng trở nặng thì bác sĩ sẽ cần phải tháo đoạn ruột bị lồng ra.

Tháo lồng ruột bằng hơi: Bác sĩ đặt một ống thông nhỏ dẫn vào lòng trực tràng, sau đó bác sĩ sẽ bơm hơi vào ruột già với áp lực vừa đủ để tháo đoạn ruột bị lồng ra. Phương pháp này thường được sử dụng vì tỷ lệ thành công cao và không gây đau đớn cho người bệnh. Bác sĩ có thể đặt ống thông mũi – dạ dày để làm giảm áp lực bên trong ruột non.

Trong trường hợp lồng ruột nặng hay tháo lồng ruột bằng hơi thất bại, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật để tháo đoạn ruột bị lồng. Bác sĩ sẽ kê thêm kháng sinh để tránh nhiễm trùng trong quá trình phẫu thuật.

Nếu lồng ruột gây hoại tử ruột, người bệnh cần phải được phẫu thuật để cắt đoạn ruột bị hoại tử. 

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của lồng ruột

Chế độ dinh dưỡng:

  • Ăn thực phẩm lỏng dễ tiêu hóa;

  • Chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng các chất dinh dưỡng;

  • Thực phẩm có nhiều protein, vitamin, khoáng chất,…

  • Hạn chế ăn nhiều thức ăn dầu mỡ và thức ăn có chứa đường phụ gia.

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. 

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Phương pháp phòng ngừa lồng ruột hiệu quả

Hiện này, bệnh lồng ruột vẫn chưa có phương pháp phòng ngừa hiệu quả. 

Đối với những bệnh lý liên quan tới lòng ruột, cần phải được điều trị dứt điểm để tránh tình trạng bệnh xảy ra. Ngoài ra, khi trẻ có dấu hiệu bị lồng ruột, hay đưa trẻ tới cơ sở ý tế sớm nhất để chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.

Nguồn tham khảo
  1. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/10793-intussusception

  2. https://www.healthline.com/health/intussusception#takeaway

  3. https://kidshealth.org/en/parents/intussusception.html

Các bệnh liên quan

  1. Polyp dạ dày

  2. Ợ chua

  3. Nhiễm ký sinh trùng

  4. Đau Dạ Dày

  5. Thoát vị bẹn

  6. U nhầy ruột thừa

  7. Viêm gan cấp

  8. Tiêu chảy do kháng sinh

  9. Polyp trực tràng

  10. Gan nhiễm mỡ