Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Tiêm chủng

Uống Rota bao lâu thì ngấm thuốc? Có mấy loại vắc xin ngừa virus Rota?

Ngày 17/12/2023
Kích thước chữ

Vắc xin Rota là một trong những loại vắc xin được khuyến khích nên cho trẻ sử dụng càng sớm càng tốt ngay khi vừa đủ 6 tuần tuổi. Vậy uống Rota bao lâu thì ngấm thuốc?

Uống vắc xin Rota có khả năng phòng ngừa hiệu quả các triệu chứng của bệnh tiêu chảy cấp do loại virus này gây ra. Tuy nhiên, vẫn có không ít phụ huynh còn băn khoăn liệu uống Rota bao lâu thì ngấm thuốc. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Long Châu tìm hiểu về các loại vắc xin Rota cũng như thời gian mà loại vắc xin này phát huy được tối đa tác dụng nhé!

Cơ chế phát bệnh của virus Rota

Trước khi giải đáp câu hỏi: “Uống Rota bao lâu thì ngấm thuốc?”, người đọc cần hiểu rõ được cơ chế xâm nhập và phát bệnh của loại virus này. Theo các bác sĩ chuyên khoa, Rota là loại virus tiêu biểu gây nên căn bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, hay còn được biết đến là bệnh tiêu chảy Rota.

Virus Rota phát tán rất nhanh ngoài môi trường, đặc biệt là khi thời tiết nồm, ẩm và có thể tạo thành các đợt dịch tại trường học, bệnh viện,... Chúng thường xâm nhập vào cơ thể của người bệnh theo một số con đường phổ biến là:

  • Đường hô hấp;
  • Đường tiêu hoá;
  • Mút tay/ngậm đồ chơi,...

Khi nhiễm bệnh, cơ thể trẻ sẽ xuất hiện nhiều biểu hiện bất thường như:

  • Tiêu chảy nặng, khoảng 20 lần/ngày đối với trẻ sơ sinh và 10 lần/ngày đối với trẻ từ 1 - 5 tuổi.
  • Phân có màu xanh, nhiều nước và kèm theo nhớt.
  • Mất nước, môi khô, lưỡi khô, da khô, trẻ khát nước liên tục.
  • Rối loạn điện giải gây thiếu hụt muối bên trong cơ thể.
  • Trẻ mệt mỏi, kiệt sức, kém ăn, dẫn đến suy dinh dưỡng.

Nếu không được điều trị kịp thời, các triệu chứng này sẽ chuyển biến nghiêm trọng một cách nhanh chóng. Từ đó, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ, thậm chí là gây tử vong.

Có mấy loại vắc - xin Rota? Uống Rota bao lâu thì ngấm thuốc? 1
Virus Rota là nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em 

Có mấy loại vắc xin ngừa virus Rota?

Hiện nay, có nhiều loại vắc xin phòng ngừa virus Rota. Từ tháng 01/2006, WHO đã chính thức phê duyệt 2 loại chính giúp bảo vệ trẻ khỏi căn bệnh tiêu chảy Rota là RotaTeq và Rotarix. Bên cạnh đó, vắc xin Rotavin được sản xuất tại Việt Nam cũng được đánh giá là có hiệu quả rất cao mà vẫn an toàn với sức khỏe của trẻ nhỏ. Các loại vắc xin này đều được dùng trực tiếp qua đường uống.

Vắc xin Rotateq 2ml

Vắc xin Rotateq 2ml được sản xuất bởi hãng Merck tại Mỹ. Đây là loại vắc xin sống giảm động lực, bao gồm các loại kháng nguyên khác nhau là: G1, G2, G3, G4 và các tuýp virus G có chứa P1A8 như G9. Lịch uống được chia thành 3 lần, mỗi lần 2ml. Cụ thể:

  • Liều đầu được áp dụng trong giai đoạn từ 7.5 - 12 tuần tuổi;
  • Liều 2 và 3 cách liều đầu tối thiểu 1 tháng;

Các bác sĩ khuyến nghị rằng thời gian tiêm chủng tốt nhất để vắc xin phát huy được tối đa tác dụng là trước khi trẻ được 32 tuần tuổi.

Vắc xin Rotarix

Vắc xin Rotarix được sản xuất bởi hãng Glaxo Smith Kline của Bỉ. Điểm khác biệt của loại vắc xin này là vắc xin giảm độc lực có nguồn gốc từ chủng Rotta G1P8 ở người. Với vắc xin Rotarix, trẻ chỉ cần uống 2 liều, mỗi liều 1.5ml.

  • Liều 1: Bé đã có thể sử dụng ngay khi đạt 6 tuần tuổi.
  • Liều 2: Uống cách liều 1 tối thiểu 4 tuần.

Cha mẹ lưu ý nên cho trẻ sử dụng đủ 2 liều vắc xin Rotarix trước khi trẻ được 24 tuần tuổi.

Có mấy loại vắc - xin Rota? Uống Rota bao lâu thì ngấm thuốc? 2
Rotarix là 1 trong 3 loại vắc xin Rota phổ biến nhất tại Việt Nam 

Vắc xin Rotavin

Việt Nam là một trong 4 nước sản xuất được vắc xin phòng ngừa virus Rota chỉ sau Mỹ, Bỉ và Trung Quốc. Vắc xin Rotavin của Việt Nam là loại vắc xin sống giảm độc lực được sản xuất trên tế bào thận khỉ, có chứa chủng virus rota G1P8. Cũng giống như vắc xin Rotarix, bé cần sử dụng đủ 2 liều vắc xin Rotavin trước khi bé đạt 6 tháng tuổi. Đó là:

  • Liều 1: Bé có thể uống Rota lúc 6 tuần tuổi trở lên;
  • Liều 2: Uống sau liều đầu 1 tháng.

Nên cho trẻ sử dụng cùng một loại vắc xin cho tất cả các liều uống chủng ngừa virus Rota. Tuy nhiên, trong trường hợp bất khả kháng, có thể chuyển đổi giữa các loại vắc xin gồm Rotavin, Rotarix và Rotateq theo chỉ định của bác sĩ. 

Uống Rota bao lâu thì ngấm thuốc?

“Uống Rota bao lâu thì ngấm thuốc?” là thắc mắc chung của các ông bố, bà mẹ. Nguyên nhân là do có rất nhiều em bé ngay sau khi uống đã gặp phải các phản ứng bất thường như: Buồn nôn, nôn ói, sốt,...

Theo đó, chỉ cần một lượng nhỏ vắc xin đi vào dạ dày là đã có thể phát huy được công dụng phòng ngừa virus Rota. Như vậy, sau cần uống vắc xin lần đầu tiên thì cơ thể trẻ đã có thể sinh ra miễn dịch để phòng bệnh. Tuy nhiên, trẻ vẫn cần uống đủ 2 - 3 liều Rota thì mới đạt hiệu quả ngừa bệnh tối đa.

Trong trường hợp bé uống Rota nhưng nôn trớ ngay sau đó thì cha mẹ cũng không cần quá lo lắng vì đây chỉ là một tác dụng phụ thông thường của loại vắc xin này. Hơn nữa, triệu chứng này cũng sẽ tự biến mất chỉ sau vài giờ đồng hồ.

Có mấy loại vắc - xin Rota? Uống Rota bao lâu thì ngấm thuốc? 3
Trẻ uống Rota bao lâu thì ngấm thuốc là thắc mắc của nhiều phụ huynh

Trên đây là một số giải đáp về thắc mắc: “Uống Rota bao lâu thì ngấm thuốc?”. Cha mẹ hãy chủ động cho trẻ thăm khám và sử dụng vắc xin Rota tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu khi đạt đủ tuổi để bảo vệ sức khỏe toàn diện của trẻ nhé!

Để đảm bảo hơn khi cho bé uống vắc xin Rota, cha mẹ có thể đưa con đến Trung tâm Tiêm chủng Long Châu để được các bác sĩ khám sàng lọc trước khi dùng vắc xin. Sau đó, bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra lời khuyên về loại vắc xin phù hợp nhất với bé. Sau khi dùng vắc xin, bé sẽ được theo dõi trong khoảng thời gian nhất định để hạn chế các tác dụng phụ trước khi được cho về nhà.

Xem thêm: Những lưu ý khi cho trẻ uống Rota cha mẹ cần biết

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Tiêm chủng