Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Vắc xin Shingrix (Bỉ) phòng ngừa bệnh Zona thần kinh

Ngày 08/10/2024
Kích thước chữ

Bước chuyển mình trong công cuộc phòng ngừa và điều trị cho một trong những bệnh lý lây truyền có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đối với sức khỏe con người - bệnh lý Zona thần kinh - đó là vắc xin Shingrix. Bên cạnh việc phòng ngừa bệnh cho các đối tượng cụ thể, việc tiêm vắc xin có thể giúp tăng cường lá chắn miễn dịch, hạn chế biến chứng nghiêm trọng và tình trạng tái phát của bệnh.

Vắc xin Shingrix (Bỉ) là vắc xin tái tổ hợp được cải tiến công nghệ và mở ra hướng đi mới trong phòng ngừa và điều trị bệnh lý Zona thần kinh. Vậy việc vắc xin Shingrix được tiêm như thế nào, liều dùng và các phản ứng hay gặp sau tiêm ra sao, bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin xoay quanh vắc xin này.

Thông tin về vắc xin Shingrix

Vắc xin Shingrix là vắc xin được khuyến cáo và chỉ định trong phòng ngừa và điều trị bệnh lý Zona thần kinh do chủng Herpes Zoster gây nên. Bên cạnh đó, Shingrix còn được sử dụng trong việc ngăn ngừa các trình trạng thường gặp do bệnh gây nên như đau thần kinh do Zona và các biến chứng khác. Đối tượng được khuyến cáo tiêm vắc xin là từ 50 tuổi trở lên và các đối tượng từ 18 tuổi trở lên có nguy cơ cao mắc bệnh.

Nguồn gốc của vắc xin

Vắc xin Shingrix là loại vắc xin được nghiên cứu, sản xuất bởi công ty Glaxosmithkline (GSK) - một trong những công ty tiên phong trong lĩnh vực dược phẩm và chế phẩm sinh học.

Vắc xin Shingrix được bào chế dưới dạng hỗn dịch tiêm đơn liều và là một loại vắc xin tái tổ hợp có chứa kháng nguyên glycoprotein E (gE) của virus Lyophilized Varicella Zoster được đông khô. Đi kèm với bột đông khô bao gồm lọ dung dịch bổ trợ hỗn dịch dùng để hoàn nguyên tạo thành thành phẩm là AS01.

Đường tiêm vắc xin Shingrix

Vắc xin zona thần kinh Shingrix được chỉ định dưới dạng tiêm bắp dưới cánh tay, và vị trí tối ưu nhất để tiêm là tại vị trí cơ delta.

Chống chỉ định

Vắc xin chống chỉ định cho bất kỳ đối tượng nào có tiền sử nhạy cảm với các thành phần của thuốc hoặc sau khi có phản ứng nghiêm trọng với liều tiêm vắc xin đầu tiên, chẳng hạn như sốc phản vệ.

Vắc xin Shingrix (Bỉ) phòng ngừa bệnh Zona thần kinh 1
Vắc xin Shingrix (Bỉ) là vắc xin tái tổ hợp

Thận trọng khi sử dụng vắc xin Shingrix

Dưới đây là một số điều cần lưu ý và thận trọng khi sử dụng vắc xin Shingrix:

Phụ nữ có thai

Dữ liệu an toàn của vắc xin trên các đối tượng đặc biệt như phụ nữ có thai tương đối hạn chế và chưa có nhiều kết quả lâm sàng. Cập nhật theo kết quả tiền lâm sàng cho thấy việc tiêm vắc xin chưa ghi nhận các phản ứng nghiêm trọng trong quá trình thử nghiệm.

Phụ nữ cho con bú

Hiện tại, các dữ liệu lâm sàng về vấn đề tiêm vắc xin có ảnh hưởng đến quá trình cho con bú hay có sự bài tiết qua sữa mẹ hay không còn tương đối hạn chế.

Trẻ em

Các bằng chứng khoa học cũng còn hạn chế và cũng chưa ghi nhận các khuyến cáo nào về việc tiêm vắc xin cho trẻ em dưới 18 tuổi.

Ngất

Phản ứng ngất là một phản ứng phổ biến trong quá trình tiêm đặc biệt là các bệnh nhân có vấn đề tâm lý. Khi xuất hiện dấu hiệu ngất xỉu cần có phương thức xử trí kịp thời để hạn chế những rủi ro sức khỏe cho người bệnh.

Vắc xin Shingrix (Bỉ) phòng ngừa bệnh Zona thần kinh 2
Ngất xỉu là phản ứng có thể gặp khi tiêm vắc xin Shingrix

Khả năng tương tác thuốc

Đối với các loại vắc xin như vắc xin uốn ván, bạch hầu và ho gà, vắc xin cúm, vắc xin phế cầu,... thì việc sử dụng vắc xin Shingrix có tiến hành đồng thời nhưng cần theo dõi sát sao các phản ứng sau tiêm để vừa an toàn cũng như xử trí nhanh các mối nguy hại đến sức khỏe người bệnh. Để tối ưu hóa hiệu quả, nên tiêm tại nhiều vị trí khác nhau nếu dùng Shingrix đồng thời với các vắc xin đường tiêm khác.

Tác dụng không mong muốn

Trong quá trình thực hiện các thử nghiệm về lâm sàng cũng như nghiên cứu về độ an toàn và hiệu quả của vắc xin Shingrix, cũng đã ghi nhận các tác dụng không mong muốn như:

  • Đối với bệnh nhân trên 50 tuổi: Phản ứng tại chỗ tiêm như đau, viêm, sưng đỏ, có thể diễn ra. Các phản ứng khác có thể gặp trên toàn cơ thể như mệt mỏi, đau nhức mỏi, chức năng tiêu hóa bị rối loạn, sốt, ớn lạnh,...;
  • Đối với bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên nhận ghép tế bào gốc tạo máu: Bên cạnh các phản ứng như sưng đỏ, viêm đau khu vực tiêm thì một số phản ứng toàn thân khác như ớn lạnh, run rẩy, yếu cơ, mệt mỏi và sốt có thể xảy ra.
Vắc xin Shingrix (Bỉ) phòng ngừa bệnh Zona thần kinh 3
Phản ứng nổi mẩn đỏ là phản ứng thường gặp sau khi tiêm vắc xin

Phương thức bảo quản

Nhiệt độ tối ưu để bảo quản vắc xin là trong khoảng từ 2 - 8oC. Khi sử dụng vắc xin cần tiến hành hoàn nguyên và tiến hành sử dụng ngay khi hoàn nguyên. Nếu chưa đến lúc sử dụng cần được bảo quản ở nhiệt độ từ 2 - 8oC và chỉ dùng trong thời gian 6 giờ kể từ lúc pha dung dịch hoàn nguyên. Sau 6 giờ nếu chưa sử dụng hết thì nên tiến hành loại bỏ dung dịch. Bên cạnh đó nếu dung dịch hoàn nguyên hoặc bột đông khô bị đông cứng thì cũng không được sử dụng.

Đối tượng tiêm phòng vắc xin Shingrix

Theo khuyến cáo thì đối tượng tiêm vắc xin Shingrix bao gồm:

  • Người lớn từ 50 tuổi trở lên;
  • Người từ 18 tuổi trở lên có nguy cơ mắc bệnh cao hơn do hệ thống miễn dịch suy giảm hoặc trong quá trình điều trị bệnh.

Lịch tiêm phòng vắc xin Shingrix

Lịch tiêm cụ thể của vắc xin Shingrix (Bỉ) theo khuyến cáo như sau:

  • Đối với người lớn từ 50 tuổi trở lên: Mũi 1 là mũi tiêm lần đầu tiên và tiêm lặp lại mũi 2 sau ít nhất 2 tháng kể từ mũi 1;
  • Đối với bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên có nguy cơ mắc bệnh cao và người có hệ thống miễn dịch suy giảm do điều trị hoặc bệnh lý: Sau khi tiêm mũi đầu tiên, mũi thứ 2 được tiêm ít nhất 1 tháng kể từ mũi 1 được nghiên cứu có lợi cho bệnh nhân hơn.

Phản ứng sau tiêm vắc xin Shingrix

Các phản ứng sau khi tiêm vắc xin thường gặp đã được ghi nhận theo các nghiên cứu lâm sàng chẳng hạn như:

  • Đau, sưng đỏ, viêm tại chỗ tiêm;
  • Sốt, run rẩy, nhược cơ, mệt mỏi, đau đầu, các vấn đề về tiêu hóa,...

Tình trạng vắc xin Shingrix

Trung tâm Tiêm chủng Long Châu luôn tự hào là một trong những đơn vị tiên phong trong việc mang lại dịch vụ tiêm chủng chất lượng cao. Chúng tôi cam kết mang đến những loại vắc xin chính hãng từ các nhà sản xuất uy tín trên toàn cầu, đảm bảo an toàn và hiệu quả cho khách hàng.

Khi đến tiêm chủng tại Long Châu, khách hàng sẽ trải qua quy trình thăm khám sàng lọc kỹ lưỡng và nhận được sự tư vấn để giúp bạn chọn được gói vắc xin phù hợp nhất.

Để được tư vấn thêm thông tin, quý khách vui lòng liên hệ qua hotline 1800 6928 hoặc đăng ký tại website. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu luôn sẵn sàng hỗ trợ và đồng hành cùng bạn trong hành trình chăm sóc sức khỏe bản thân.

Vắc xin Shingrix (Bỉ) phòng ngừa bệnh Zona thần kinh 4
Trung tâm Tiêm chủng Long Châu luôn mang lại dịch vụ tiêm chủng chất lượng cao

Một số câu hỏi thường gặp

Đối tượng nào nên tiêm vắc xin Shingrix?

Vắc xin Shingrix được chỉ định cho người lớn từ 50 tuổi trở lên. Bên cạnh đó, những bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên có nguy cơ mắc bệnh Zona thần kinh cao hơn do hệ thống miễn dịch suy giảm do bệnh lý hoặc trong quá trình điều trị bệnh cũng là đối tượng được khuyến cáo tiêm vắc xin này.

Các tác dụng không mong muốn có thể gặp khi tiêm vắc xin Shingrix?

Đối với hầu hết các loại vắc xin, bao gồm cả vắc xin Shingrix, các phản ứng có thể gặp sau tiêm là:

  • Phản ứng tại chỗ: Đau, sưng đỏ, viêm tại vị trí tiêm;
  • Phản ứng toàn thân: Đau đầu, rối loạn tiêu hóa, sốt, mệt mỏi, run rẩy, yếu cơ,...

Lịch tiêm của vắc xin Shingrix như thế nào?

Thực hiện tiêm vắc xin Shingrix cần tuân thủ đúng thời gian tiêm và đúng phác đồ bao gồm 2 liều. Tiêm mũi 1 ngay lần tiêm đầu tiên và tiêm lặp lại mũi 2 sau ít nhất 2 tháng kể từ lần tiêm mũi 1 đối với người lớn từ 50 tuổi trở lên có miễn dịch bình thường. Khoảng cách giữa 2 mũi có thể rút ngắn hơn còn 1 tháng để đảm bảo hiệu quả phòng ngừa và điều trị cho một số đối tượng bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh cao và bệnh nhân có hệ thống miễn dịch suy giảm do bệnh lý, trong quá trình điều trị bệnh.

Vắc xin Shingrix (Bỉ) là một bước đột phá lớn trong phương thức trị liệu hiện đại nhờ công nghệ tái tổ hợp. Nâng cao nhận thức phòng ngừa bệnh cũng như vai trò của vắc xin là biện pháp tối ưu giúp tăng cường lá chắn miễn dịch cộng đồng từ đó hạn chế nguy cơ tái phát bệnh và giúp cho bệnh nhân có thể cải thiện sức khỏe của mình.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.