Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Vắc xin thủy đậu có mấy loại? Những điều cần lưu ý khi tiêm

Ngày 07/11/2023
Kích thước chữ

Vắc xin thủy đậu có mấy loại? Những đối tượng nào cần tiêm vắc xin thủy đậu và lịch tiêm của mỗi loại ra sao? Tham khảo bài viết sau đây để tìm hiểu chi tiết hơn nhé!

Thủy đậu là căn bệnh truyền nhiễm và dễ lây lan, có thể diễn tiến nặng dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng. Theo Bộ Y tế, bệnh thủy đậu có thể được phòng ngừa hiệu quả bằng cách tiêm vắc xin. Vậy vắc xin thủy đậu có mấy loại? Những đối tượng nào nên tiêm vắc xin thủy đậu? Hãy cùng tìm hiểu qua một số thông tin mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp trong bài viết này.

Cơ chế hoạt động của vắc xin thủy đậu

Trước khi tìm hiểu vắc xin thủy đậu có mấy loại, cần nắm được cơ chế hoạt động của loại vắc xin này. Trên thực tế, cơ thể sau khi bị bệnh thủy đậu sẽ tự tạo ra kháng thể tự nhiên để chống lại sự tấn công của virus. Vì vậy, người từng bị thủy đậu thường rất hiếm khi bị tái phát lại lần 2, ngay cả khi có tiếp xúc gần với nguồn lây bệnh.

Vắc xin thủy đậu có mấy loại? Những điều cần lưu ý khi tiêm 2
Tiêm vắc xin thủy đậu là biện pháp tạo miễn dịch chủ động cho cơ thể

Tiêm vắc xin thủy đậu là biện pháp để tạo miễn dịch cho cơ thể, còn gọi là tạo miễn dịch chủ động. Điều này có nghĩa là cơ thể sẽ tạo ra một lượng kháng thể nhất định để chống lại virus gây bệnh giống như sau khi nhiễm bệnh tự nhiên.

Về bản chất, vắc xin thủy đậu là một loại vắc xin sống giảm độc lực. Virus sau khi phân lập sẽ trải qua nhiều lần nuôi cấy trong tế bào của chuột thí nghiệm. Quá trình làm sẽ làm giảm độc tính của virus nhưng vẫn sẽ đảm bảo duy trì khả năng tạo ra kháng thể. Sau đó, virus biến đổi sẽ được xử lý thành dạng bột đông khô để sử dụng.

Vắc xin thủy đậu có mấy loại? Phác đồ tiêm chủng cụ thể của mỗi loại

Việc nắm rõ các loại vắc xin thủy đậu và phác đồ tiêm chủng của mỗi loại sẽ giúp mọi người chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe của mình. Vậy vắc xin thủy đậu có mấy loại? Hiện tại, có 3 loại vắc xin thủy đậu được sử dụng phổ biến, bao gồm:

Vắc xin thủy đậu Varicella (Hàn Quốc)

Vắc xin Varicella (Hàn Quốc) có lịch tiêm như sau:

  • Đối với trẻ em từ tròn 12 tháng tuổi đến 12 tuổi: Cần tiêm đủ 2 mũi. Mũi 1 có thể tiêm khi trẻ được tối thiểu 12 tháng tuổi. Mũi 2 cách tối thiểu 3 tháng hoặc nên tiêm vào giai đoạn trẻ từ 4 - 6 tuổi.
  • Đối với trẻ em từ 13 tuổi trở lên và người lớn: Cần tiêm 2 mũi. Mũi 1 tiêm khi đủ 13 tuổi trở lên. Mũi 2 nên tiêm cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.
  • Phụ nữ trước khi mang thai: Vắc xin không chỉ định. Vì vậy cần chủ động hoàn thành các mũi tiêm vắc xin thủy đậu trước thời điểm mang thai ít nhất 2 tháng.
Vắc xin thủy đậu có mấy loại? Những điều cần lưu ý khi tiêm 1
Varicella là một trong những loại vắc xin thủy đậu phổ biến hiện nay

Vắc xin thủy đậu Varivax (Mỹ)

Vắc xin Varivax (Mỹ) có lịch tiêm như sau:

  • Đối với trẻ em từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi: Nên tiêm mũi 1 khi trẻ tròn 12 tháng tuổi, mũi 2 cần cách mũi 1 ít nhất 3 tháng hoặc khi trẻ 4 - 6 tuổi.
  • Trẻ từ 13 tuổi trở lên và người trưởng thành: Cần tiêm 2 mũi, cách nhau 1 tháng. 
  • Phụ nữ trước khi mang thai: Vì vậy cần chủ động hoàn thành các mũi tiêm vắc xin thủy đậu trước thời điểm mang thai ít nhất 3 tháng.

Vắc xin thủy đậu Varilrix (Bỉ)

Vắc xin Varilrix (Bỉ) có lịch tiêm tương tự như vắc xin Varivax, tuy nhiên vắc xin này có thể sử dụng cho trẻ từ tròn 9 tháng tuổi, cụ thể như sau:

  • Đối với trẻ em từ 9 tháng tuổi đến 12 tuổi: Cần tiêm 2 mũi vắc xin. Mũi 1 tiêm khi trẻ đủ từ 9 tháng trở lên, mũi 2 cần tiêm cách mũi 1 ít nhất 3 tháng.
  • Đối với trẻ từ 13 tuổi trở lên và người trưởng thành: Cần tiêm 2 mũi vắc xin. Mũi 1 có thể tim khi trẻ vừa đủ 13 tuổi trở lên. Mũi thứ 2 nên cách mũi tiêm đầu tiên ít nhất 1 tháng.
  • Phụ nữ trước khi mang thai: Vì vậy cần chủ động hoàn thành các mũi tiêm vắc xin thủy đậu trước thời điểm mang thai ít nhất 3 tháng.

Những trường hợp nên tiêm phòng vắc xin thủy đậu

Theo khuyến cáo của Ủy ban Cố vấn về Thực hành Tiêm chủng Hoa Kỳ, tất cả những người khỏe mạnh (cả người lớn và trẻ em) chưa có miễn dịch với thủy đậu đều cần tiêm chủng vắc xin phòng bệnh. Theo Bộ Y tế (2016), vắc xin thủy đậu được chỉ định cho trẻ chưa mắc thủy đậu và người lớn chưa có kháng thể chống lại virus gây bệnh.

Trước đây, bệnh thủy đậu đã từng gây ra nhiều đợt dịch trong trường học, ký túc xá và doanh trại quân đội do đặc tính dễ lây lan. Sau khi vắc xin thủy đậu ra đời và được đưa vào sử dụng, tỷ lệ mắc bệnh trong dân số cũng giảm đi đáng kể. Các đợt dịch bùng phát gần như không còn xảy ra và bệnh chỉ xuất hiện lẻ tẻ trong cộng đồng. Đây là kết quả của miễn dịch cộng đồng được tạo ra thông qua việc tiêm vắc xin (hơn 90% dân số có đề kháng với bệnh thủy đậu).

Vắc xin thủy đậu có mấy loại? Những điều cần lưu ý khi tiêm 4
Vắc xin thủy đậu cho các trường hợp chưa có kháng thể với Herpes zoster

Những điều cần lưu ý trước khi tiêm vắc xin thủy đậu

Để các loại vắc xin thủy đậu phát huy được tối đa hiệu quả phòng bệnh, trước khi tiêm chủng cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

  • Cần chủ động tiêm vắc xin thủy đậu trước thời điểm dịch bệnh đạt đỉnh ít nhất 1 tháng để giúp cơ thể tạo ra kháng thể chống lại mầm bệnh.
  • Tuân theo lịch tiêm vắc xin bổ sung (mũi nhắc lại) nếu cần thiết để tăng cường khả năng bảo vệ cơ thể.
  • Không nên chủ quan với bệnh thủy đậu khi đang mang thai. Nếu mẹ mắc bệnh trong khoảng 20 tuần đầu của thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho thai nhi.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn có tiền sử dị ứng với thành phần vắc xin hoặc từng bị sốc phản vệ sau tiêm chủng.
  • Tránh tiêm vắc xin thủy đậu cho trẻ có vấn đề sức khỏe khiến hệ miễn dịch suy yếu, hoặc đang điều trị các bệnh nền như ung thư, hóa trị, bệnh lao, rối loạn đông máu...
  • Hoãn tiêm vắc xin nếu trẻ đang bị ho, sốt hoặc viêm nhiễm,... nên cho trẻ tiêm lại khi sức khỏe ổn định.
  • Sau tiêm vắc xin, tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh trong khoảng ít nhất 6 tuần.
  • Theo dõi tình trạng sức khỏe ít nhất 30 phút sau khi tiêm chủng để đảm bảo an toàn.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ tại vị trí tiêm và không nên bôi, chườm đắp bất kỳ loại thuốc nào lên vết tiêm.
  • Chọn trung tâm tiêm chủng uy tín để đảm bảo an toàn sức khỏe trong quá trình tiêm chủng.

Trên đây là bài viết tổng hợp về một số loại vắc xin thủy đậu được sử dụng phổ biến cũng như những điều cần lưu ý khi tiêm phòng để đảm bảo mang lại hiệu quả tốt nhất. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc giải đáp được cho câu hỏi vắc xin thủy đậu có mấy loại và có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

Hiện nay, Trung tâm Tiêm chủng Long Châu cung cấp các gói vắc xin phòng bệnh thủy đậu được nhập khẩu chính hãng, bao gồm: Vắc xin Varivax (Mỹ) giá 985.000 đồng và vắc xin Varilrix (Bỉ) giá 935.000 đồng (giá bán lẻ mang tính tham khảo, có thể sẽ thay đổi theo từng thời điểm). Mời bạn liên hệ trực tiếp với Tiêm chủng Long Châu qua hotline: 1800 6928 (miễn phí) để được tư vấn nhanh nhất về các gói vắc xin và hẹn đặt lịch tiêm phù hợp.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Bác sĩĐỗ Tuấn Tài

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, từng có thời gian công tác tại khoa Khám bệnh - Trung tâm Y tế quận Tân Phú Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện là bác sĩ tại Trung tâm tiêm chủng Long Châu.

Xem thêm thông tin