Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Virus là gì? Chúng có thể gây ra những bệnh gì?

Ngày 27/02/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Tuy có kích thước vô cùng nhỏ nhưng virus có thể gây ra những tác động rất lớn đối với con người chúng ta. Rất nhiều bệnh nguy hiểm, đe dọa tính mạng đều do virus gây ra. Do đó, việc chủ động phòng ngừa virus là điều tối quan trọng đối với mỗi người.

Virus là tác nhân gây bệnh đáng sợ và chúng ta chỉ có cách tiêm chủng mới phòng ngừa được virus cũng như giúp làm giảm mức độ tác động của chúng đối với sức khỏe. Điều đáng lo ngại là vẫn có một số bệnh do virus chưa có vắc xin phòng ngừa. Do đó, chúng ta luôn phải hết sức cảnh giác, chủ động ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, rửa tay sạch sẽ và thiết lập không gian sống hợp vệ sinh để hạn chế virus tấn công.

Virus là gì?

Virus, được đọc là "vi-rút" là những vi sinh vật có kích thước rất nhỏ, chỉ 50 - 300nm nhưng lại có sức ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với sức khỏe của loài người chúng ta. Năm 1892, Ivanovsky là người đã tìm ra virus đầu tiên nhưng phải đến năm 1940 khi y học phát triển hơn thì nhân loại mới có thể quan sát được thế giới của virus cũng như hình thể chúng qua lăng kính hiển vi điện tử.

Virus là gì? Chúng có thể gây ra những bệnh gì? 1
Virus là gì là thắc mắc của nhiều người

Virus, về cơ bản là các đại phân tử nucleoprotein, có vai trò giới hạn trong việc mang vật chất di truyền nên chúng cũng thiếu khả năng tự sinh sản độc lập hoặc tham gia vào các quá trình trao đổi chất.

Virus có nhiều hình dạng khác nhau, từ hình cầu (virus HIV, cúm), hình đa diện (virus Herpes, Adenovirus), đến các loại virus hình que/sợi/thể kháng ít gặp hơn. Chúng là chất xúc tác của dịch bệnh toàn cầu, nhanh chóng lan rộng ảnh hưởng một cách bất ngờ. Điển hình như đại dịch Ebola năm 2014, đại dịch cúm lợn năm 2009 hay gần đây nhất là đại dịch Covid-19 do virus Corona gây ra cho thấy tầm ảnh hưởng đáng kể của các loại virus này.​

Đặc tính của virus

Không giống vi khuẩn, virus không phải là tế bào sống nên chúng không thể tự sinh sản cũng như không có khả năng thực hiện các hoạt động sống. Thay vào đó, chúng sẽ dựa vào các tế bào sống ký sinh, sử dụng axit amin, năng lượng và enzyme từ vật chủ để tạo ra các thực thể virus.

Điều đáng sợ của virus đó chính là tốc độ nhân lên nhanh chóng, lan rộng ảnh hưởng của chúng. Virus cũng cực kỳ linh hoạt trong cách thức lây truyền, từ người sang người thông qua tiếp xúc gần gũi cho đến các con đường lây nhiễm tiềm ẩn như nguồn nước và thực phẩm bị ô nhiễm.

Virus là gì? Chúng có thể gây ra những bệnh gì? 2
Virus là vi sinh vật vô cùng nhỏ có thể trú ẩn qua vật chủ trung gian

Virus sẽ cư ngụ tạm thời trên các vật chủ trung gian để chờ thời cơ trước khi tấn công mục tiêu cuối cùng là con người hoặc động vật. Thời kỳ ủ bệnh được đánh giá là giai đoạn quan trọng, đánh dấu sự nhân lên thầm lặng của virus trong cơ thể. Khi số lượng virus phát triển ồ ạt, chúng sẽ tấn công vào các cơ quan và hệ thống miễn dịch. Lúc này cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể để phòng vệ và triệu chứng bệnh cũng sẽ xuất hiện.

Một số loại virus truyền nhiễm còn có thể làm thay đổi DNA của vật chủ, ảnh hưởng đến bộ gen hoàn toàn bằng cách di chuyển xung quanh nhiễm sắc thể, lây DNA đưa cho một tế bào/sinh vật khác. Sự tương tác này không chỉ biến đổi cấu trúc của chính loại virus đó mà còn tạo ra các loại virus mới, hoặc virus tiến hóa gây ảnh hưởng đến loài người trong tương lai.

Đó là lý do vì sao cho đến nay virus vẫn được đánh giá là tác nhân gây bệnh đáng sợ của loài người. Hiện nay các nhà khoa học vẫn đang làm việc miệt mài để tìm ra phương pháp điều trị triệt để virus gây bệnh.

Virus có thể gây ra những bệnh gì?

Sau khi bạn đã hiểu virus là gì cũng như những đặc tính của virus thì một trong những vấn đề cần quan tâm không kém đó là virus có thể gây ra những bệnh gì.

Khoa học đã chứng minh virus có khả năng gây ra rất nhiều căn bệnh khác nhau cho con người, từ bệnh viêm gan (A, B, C) đến bệnh đậu mùa nguy hiểm, bệnh cảm lạnh, cảm cúm. Bên cạnh đó, sởi, quai bị, bệnh zona, thủy đậu, Rubella, bệnh dại, bệnh bại liệt, Ebola, HIV, SARS, HPV gây ung thư, Covid-19 cũng đều do tác nhân virus gây ra.

Virus là gì? Chúng có thể gây ra những bệnh gì? 3
Rubella là một trong những bệnh được gây ra bởi virus

Để chống lại virus gây bệnh, việc tiêm chủng là không thể thiếu. Trên thực tế, tiêm phòng vắc xin (là virus giảm độc lực hoặc xác virus) có thể giúp chúng ta phòng ngừa một số loại virus cụ thể. Vắc xin vào cơ thể không có khả năng gây bệnh mà nhiệm vụ là giúp hệ miễn dịch cơ thể nhận ra và sản xuất kháng thể để chống lại virus. Kháng thể chống virus này sẽ tồn tại trong cơ thể một thời gian dài, nếu virus thực sự xâm nhập thì kháng thể có sẵn sẽ tiêu diệt tác nhân gây bệnh.

Tuy nhiên, hiện nay có một số bệnh do virus vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa. Điều này gây đe dọa tính mạng bệnh nhân nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Việc điều trị bệnh do virus gây ra còn gặp nhiều thách thức. Không giống như các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, một số bệnh do virus khi dùng kháng sinh không đạt được hiệu quả mong muốn. Nhiều trường hợp, việc điều trị thường xoay quanh các biện pháp hỗ trợ để giảm bớt các triệu chứng là chính.

Những việc cần làm để hạn chế sự lây nhiễm của virus

Để bảo vệ bản thân và người thân trước nguy cơ lây nhiễm virus, bạn hãy tham khảo áp dụng các biện pháp thiết yếu sau đây:

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng

Nền tảng của việc ngăn ngừa virus là đảm bảo cơ thể bạn nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết để hoạt động tối ưu. Áp dụng chế độ ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc và chất béo lành mạnh. Những thực phẩm này cung cấp các vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa thiết yếu giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn và hỗ trợ sức khỏe tổng thể.

Virus là gì? Chúng có thể gây ra những bệnh gì? 4
Bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng là cách phòng chống virus tốt nhất

Ưu tiên vệ sinh và an toàn thực phẩm

Ngoài việc ăn uống bổ dưỡng, thực hành vệ sinh thực phẩm đúng cách là rất quan trọng để ngăn ngừa các bệnh do thực phẩm và giảm nguy cơ lây truyền. Luôn để riêng thực phẩm sống và chín, vệ sinh bề mặt bếp thường xuyên và tuân thủ các biện pháp xử lý thực phẩm an toàn để giảm thiểu ô nhiễm.

Duy trì môi trường sống sạch sẽ

Thường xuyên vệ sinh và khử trùng các vật dụng và bề mặt trong gia đình là điều tối quan trọng để tạo ra một môi trường sống hợp vệ sinh.

Vệ sinh tay hiệu quả

Rửa tay bằng xà phòng kháng khuẩn hay nước rửa tay là một trong những biện pháp hiệu quả nhất bạn có thể thực hiện để ngăn chặn sự lây lan của virus. Tạo thói quen rửa tay thường xuyên trong ngày, đặc biệt là trước khi chuẩn bị hoặc tiêu thụ thực phẩm, sau khi đi vệ sinh và sau khi tiếp xúc với các bề mặt có khả năng bị ô nhiễm.

Đảm bảo tiêm chủng đầy đủ

Tiêm chủng là một công cụ mạnh mẽ trong cuộc chiến chống lại các bệnh truyền nhiễm. Hãy đảm bảo tất cả các thành viên trong gia đình đều được tiêm chủng đầy đủ, bao gồm cả vắc xin thủy đậu, sởi, uốn ván, viêm màng não, cúm và các bệnh có thể phòng ngừa khác. Tiêm chủng không chỉ bảo vệ cá nhân mà còn giúp ngăn ngừa sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng.

Virus là gì? Chúng có thể gây ra những bệnh gì? 5
Tiêm chủng là cách phòng chống bệnh truyền nhiễm một cách hiệu quả

Hy vọng những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn virus là gì, virus có khả năng gây ra bệnh gì cùng những cách phòng tránh hiệu quả. Trong cuộc chiến chống lại các bệnh do virus, hệ thống miễn dịch của cơ thể đóng vai trò quan trọng. Do đó, tốt nhất bạn nên chủ động phòng ngừa bằng cách tiêm vắc xin, ăn uống đầy đủ dưỡng chất cũng như kết hợp tập thể dục thường xuyên để tăng sức đề kháng cho cơ thể trước bệnh tật.

Xem thêm:

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm