Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Vaseline là loại mỹ phẩm khá quen thuộc với người Việt và thường được sử dụng với mục đích dưỡng ẩm. Nhiều chị em thắc mắc liệu tằng Vaseline có trị rạn da không? Thông tin từ bài viết dưới đây sẽ làm sáng tỏ vấn đề này.
Sản phẩm sáp dưỡng ẩm Vaseline với giá thành rẻ lại thân thiện với làn da đã trở thành bí kíp dưỡng ẩm của nhiều chị em trong mùa đông khô hanh. Nhưng ngoài dưỡng ẩm, phái đẹp còn truyền tai nhau công dụng trị rạn da của sản phẩm. Vậy thực hư điều này thế nào? Vaseline có trị rạn da không?
Rạn da là tình trạng trên da xuất hiện những sẹo ngang hoặc dọc, có xu hướng lõm hơn so với những vùng da bình thường. Rạn da hình thành khi bề mặt da bị kéo giãn nhanh, khiến cấu trúc collagen và elastin vốn có nhiệm vụ nâng đỡ và tạo độ đàn hồi cho da bị đứt gãy. Những vết rạn thường xuất hiện nhất ở các bị trí bụng, ngực, mông, đùi, bắp chân,… Tình trạng rạn da thường gặp nhất ở phụ nữ mang thai, thanh thiếu niên trong tuổi dậy thì và người bị tăng cân đột ngột.
Rạn da không gây đau đớn, đôi khi nó mang đến cảm giác ngứa. Rạn da cũng không cần điều trị. Các vết rạn có thể mờ dần và sáng màu dần theo thời gian. Nhưng chúng không bao giờ biến mất. Các vết rạn da có thể ngang hoặc dọc và chúng có hình dáng không giống nhau. Rạn da ban đầu khi mới xuất hiện có màu đỏ hồng của các mạch máu, sau đó chuyển sang thâm tím. Và rạn da lâu năm sẽ có màu trắng. Dù không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng chúng gây mất thẩm mỹ, khiến nhiều người mất đi cơ hội mặc những trang phục mà mình yêu thích.
Muốn biết Vaseline có trị rạn da không, trước hết chúng ta cần tìm hiểu Vaseline là gì? Đây là một tá dược được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực công nghiệp mỹ phẩm và dược phẩm. Vaseline có cấu tạo từ hỗn hợp các hidrocacbon no rắn, lỏng cùng một số ankan mạch vòng và các hydrocacbon thơm. Vaseline được tính chế từ dầu mỏ.
Các nhà sản xuất mỹ phẩm thường bổ sung chất này vào sản phẩm của mình vì những lợi ích đáng kể mà nó mang đến cho làn da như:
Ngoài những công dụng kể trên với làn da, Vaseline còn được ứng dụng trong chăm sóc tóc, móng hay lông mi nhờ công dụng:
Quay trở lại với câu hỏi Vaseline có trị rạn da không khiến nhiều chị em băn khoăn. Theo các chuyên gia da liễu, Vaseline không phải sản phẩm chuyên biệt dùng để trị rạn da. Rạn da là một dạng tổn thương da vĩnh viễn và được gây ra bởi sự đứt gãy cấu trúc collagen và elastine nên không dễ phục hồi. Ngay cả những loại kem trị rạn da chuyên dụng hoặc các phương pháp trị rạn bằng công nghệ cao cũng không thể khiến làn da phục hồi 100%.
Điều đó có nghĩa là Vaseline không thể trị rạn da. Tuy nhiên, sản phẩm này hoàn toàn có thể hỗ trợ thúc đẩy quá trình mờ vết rạn da. Theo thời gian, các vết rạn có thể sáng màu dần nhưng không biến mất hoàn toàn. Chăm sóc da bằng Vaseline sẽ giúp quá trình này diễn ra nhanh chóng hơn.
Không những vậy, khi sử dụng Vaseline chăm sóc da thường xuyên, da được cung cấp đủ độ ẩm nên khả năng đàn hồi tốt hơn. Điều này cũng giúp ngăn ngừa hình thành các vết rạn mới.
Vaseline có thể thúc đẩy quá trình phục hồi cấu trúc da tổn thương, giúp vùng da bị rạn sớm đều màu hơn so với vùng da xung quanh. Trong thành phần của Vaseline có chứa hàm lượng khá cao petroleum jelly. Đây là hoạt chất có khả năng kích thích sự tái tạo các tế bào da mới. Những tế bào này sẽ khắc phục phần nào hậu quả của việc cấu trúc collagen bị đứt gãy. Nhờ đó, khả năng đàn hồi của da sẽ được cải thiện.
Vaseline có trị rạn da không đến đây bạn đã có câu trả lời. Dù không phải mẹo trị rạn da mang lại hiệu quả cao, nhưng bạn hoàn toàn có thể dùng Vaseline để chăm sóc vùng da bị rạn. Việc này sẽ giúp da đẩy nhanh quá trình phục hồi và mờ dần vết rạn da. Một số cách bạn có thể áp dụng như:
Đây dường như là cách đơn giản nhất, tiết kiệm thời gian nhất và dễ dàng để bạn áp dụng hàng ngày. Thời điểm lý tưởng nhất để thoa Vaseline là buổi tối sau khi tắm và làm sạch da. Kem có thể lưu lại qua đêm trên da và rửa sạch vào sáng hôm sau. Khi thoa kem lên da, bạn nên kết hợp massage nhẹ nhàng khoảng 10 phút. Việc này sẽ giúp các thành phần có lợi trong kem thẩm thấu sâu hơn và mang lại hiệu quả cao hơn.
Với cách trị rạn da đơn giản này, bạn có thể thực hiện trước khi tắm. Đầu tiên, bạn trộn đường cát cùng Vaseline. Trong thành phần của đường có chứa nhiều acid glycolic. Nó có tác dụng giúp da sáng màu hơn, tẩy tế bào da chết. Hoạt động massage nhẹ nhàng trên da cũng giúp kích thích lưu thông máu dưới da. Nhờ đó, làn da sẽ khỏe mạnh, đàn hồi hơn và việc này sẽ hỗ trợ phục hồi da bị rạn.
Muối có tác dụng loại bỏ các tế bào da chết và giúp da sáng hơn. Muối giúp làm sạch sâu lỗ chân lông và làn da. Nhờ đó các dưỡng chất trong Vaseline có thể thẩm thấu vào da tốt hơn. Với cách làm này, bạn cần chuẩn bị 1 thìa cà phê muối tinh, trộn với 1 lượng Vaseline vừa đủ. Sau khi làm sạch vùng da bị rạn, bạn dùng hỗn hợp trên massage khoảng 5 phút, lưu lại trên da 10 phút rồi rửa sạch.
Tình trạng rạn nứt da thường xảy ra nhất với phụ nữ mang thai, thiếu niên ở tuổi trưởng thành, người tăng cân nhanh chóng. Các loại kem bôi trị rạn được sử dụng dự phòng sẽ giúp giảm nguy cơ bị rạn. Khi da đã bị rạn sẽ không thể phục hồi hoàn toàn 100%. Nhưng bạn có thể dùng Vaseline để thúc đẩy quá trình làm mờ sẹo.
Tuy nhiên, khi chăm sóc da rạn bằng Vaseline, bạn cần lưu ý:
Hy vọng với bài viết này bạn đã biết Vaseline có trị rạn da không. Vaseline có thể cung cấp độ ẩm, tăng cường khả năng đàn hồi cho da. Việc trị rạn da bằng Vaseline là giải pháp đơn giản và có thể mang đến kết quả khả quan. Tuy nhiên đây chỉ là phương pháp hỗ trợ, rất khó để xóa bỏ hoàn toàn các vết rạn. Nếu muốn phòng ngừa rạn da, bạn có thể sử dụng Vaseline từ sớm. Còn khi da đã bị rạn sâu, với kích hoạt trên diện rộng, tốt nhất bạn nên tìm đến bác sĩ da liễu để được tư vấn về cách xử lý phù hợp với từng tình trạng da.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.